Khi nào cơ quan Thi hành án dân sự đình chỉ việc THA?

Khi nào cơ quan Thi hành án dân sự đình chỉ việc THA?
(PLVN) - Trong công tác thi hành án dân sự (THADS), đình chỉ là việc cơ quan THADS ngừng hẳn việc thi hành bản án, quyết định dân sự khi có những căn cứ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn phát sinh một số vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định pháp luật về đình chỉ thi hành án (THA).

Khác với hoãn THA và tạm đình chỉ THA, khái niệm “đình chỉ THA” trong THADS được hiểu là việc cơ quan THADS mà cụ thể là Thủ trưởng cơ quan THADS bằng một quyết định cụ thể làm chấm dứt một quan hệ THA cụ thể. Hay nói cách khác là chấm dứt vai trò của chấp hành viên đối với THA đó khi có một trong những căn cứ do pháp luật quy định. Tuy nhiên, cần lưu ý trong một số trường hợp, việc đình chỉ THA chỉ làm chấm dứt một quan hệ pháp luật THA mà không làm thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ đã được ấn định trong bản án, quyết định.

Về cơ sở pháp lý, đình chỉ THA được quy định tại Điều 50 Luật THADS năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014). Theo đó, Thủ trưởng cơ quan THADS phải ra quyết định đình chỉ THA trong các trường hợp sau: Người phải THA chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế; Người được THA chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế; Đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được THA có văn bản yêu cầu cơ quan THADS không tiếp tục việc THA, trừ trường hợp việc đình chỉ THA ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba; Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ; Người phải THA là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác; Có quyết định miễn hoặc giảm một phần nghĩa vụ THA; Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải THA; Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã thành niên.

Như vậy, theo quy định tại Điều 50 Luật THADS thì việc ra quyết định đình chỉ THA khi có một trong các căn cứ đã được quy định là trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan THADS, nhưng có những vụ việc do chấp hành viên khác tổ chức thi hành thì vấn đề đặt ra là chấp hành viên đó phải có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với Thủ trưởng để ban hành quyết định đình chỉ THA đúng với thời hạn đã được quy định là 5 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ đình chỉ THA. Tuy nhiên, để việc tham mưu được hiệu quả và đúng quy định, đòi hỏi chấp hành viên phải làm tốt công tác xác minh một cách đầy đủ, kịp thời để nắm bắt được những thông tin cần thiết còn phải nắm rõ về trình tự, thủ tục xử lý các thông tin đó trước khi đề xuất Thủ trưởng đơn vị ra quyết định đình chỉ THA. 

Trên thực tiễn, cơ quan THADS đang gặp lúng túng trong việc có ra quyết định hay không khi người được thi hành hoặc các đương sự thỏa thuận việc rút đơn yêu cầu THA để tự THA hoặc yêu cầu văn phòng thừa phát lại tổ chức THA THA do pháp luật về THADS hiện hành bỏ chế định trả đơn yêu cầu THA. Cụ thể là trường hợp áp dụng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 Luật THADS thì đương nhiên kết thúc việc THA và có khả năng làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được THA bởi vì khoản 2 Điều 52 quy định việc THA đương nhiên kết thúc khi có quyết định đình chỉ THA. Còn trường hợp áp dụng quy định tại Điều 37 Luật THADS để thu hồi quyết định THA thì kết quả THA của cơ quan THADS trước đó mặc dù thực hiện đúng trình tự thủ tục THA nhưng không được công nhận. 

Để giải quyết vướng mắc trên, Tổng cục THADS cho rằng, trong khi chờ sửa các quy định pháp luật cho phù hợp thì khi người được THA rút đơn yêu cầu THA thì cơ quan THADS cần làm rõ nội dung yêu cầu của người được THA. Nếu họ yêu cầu đình chỉ THA thì cơ quan THADS mới thực hiện việc đình chỉ việc THA.  

Đọc thêm

Đoàn kiểm tra của Bộ Tư pháp làm việc tại Đồng Nai về công tác Bồi thường nhà nước

Đoàn kiểm tra của Bộ Tư pháp làm việc tại Đồng Nai về công tác Bồi thường nhà nước
(PLVN) -  Sáng 10/10, Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Tư pháp do ông Trần Việt Hưng – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Bồi thường nhà nước ( Bộ Tư pháp ) làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về công tác bồi thường nhà nước năm 2024. Tiếp và làm việc với đoàn có ông Phan Quang Tuấn – Phó Giám đốc sở Tư pháp và lãnh đạo sở, ban, ngành liên quan của tỉnh Đồng Nai .

Chân dung nữ sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội phát biểu tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Nữ sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội phát biểu tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
(PLVN) - Nữ sinh Nguyễn Chi Phương - sinh viên xuất sắc Trường Đại học Luật Hà Nội bày tỏ xúc động và tự hào khi được đại diện cho tuổi trẻ Thủ đô phát biểu tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) do  Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức vào ngày 10/10.

Bộ Tư pháp công bố Quyết định về công tác cán bộ

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trao Quyết định bổ nhiệm cho 02 đồng chí.
(PLVN) - Ngày 10/10, tại Hội nghị giao ban Lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã trao Quyết định nghỉ hưu đối với đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Chuyên viên cao cấp, nguyên Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ Bộ Tư pháp và Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp Vụ cho 02 đồng chí.

Talkshow: Luật sư góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Ekip thực hiện Chương trình tặng hoa cảm ơn các Luật sư tham gia Tọa đàm
(PLVN) - Nhân Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam 10/10, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc Tọa đàm cùng Th.S, Luật sư Đào Ngọc Lý, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội và Luật sư Nguyễn Đức Mạnh, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Bizlink về chuyện nghề của các luật sư cũng như yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động của Luật sư. 

Cùng lắng nghe, thấu hiểu, chung tay tháo gỡ các vấn đề pháp lý

Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương.
(PLVN) -Kết thúc Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương đã  nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ và sẽ cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch của Bộ Tư pháp, của Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật trung ương cũng như trong các định hướng xây dựng, hoàn thiện pháp luật thời gian tới.