Khi "lệnh ông" không bằng "cồng bà"

Trong các gia đình, việc lắng nghe ý kiến của cả hai vợ chồng là vô cùng quan trọng, thế nhưng nếu như đôi khi nếu “lệnh ông” không bằng “cồng bà” thì sẽ gây ra những tác hại khôn lường.
Trong các gia đình, việc lắng nghe ý kiến của cả hai vợ chồng là vô cùng quan trọng, thế nhưng nếu như đôi khi nếu “lệnh ông” không bằng “cồng bà” thì sẽ gây ra những tác hại khôn lường.

Từ bản.. “thỏa thuận ngầm”

Yêu nhau 3 năm Giang và Hạnh quyết định đi đế kết thúc có hậu bằng một đám cưới. Vì thuộc dạng xinh xắn, trẻ trung có nhiều người theo đuổi, lại ít hơn chồng gần 7 tuổi nên Hạnh lúc nào cũng được Giang chiều chuộng và nâng niu. Cô cũng tự cho mình quyền “được như thế” bởi ý thức được những thế mạnh của mình. Trước khi cưới nhau, Giang và Hạnh thống nhất một bản “thỏa thuận ngầm”: Trong gia đình, mọi việc đều phải bàn qua và xin phép vợ. Vợ là người quyết định “tối thượng” mọi việc miễn là không quá đáng.

Và bản thỏa thuận ngầm này được thực hiện nghiêm ngặt khi mọi việc trong nhà từ lớn đến nhỏ Hạnh đều cho mình quyền “ra tối hậu thư”. Khi mua sắm một vật dụng nào, hai vợ chồng cùng nhau chọn, nhưng lấy đồ nào là do Hạnh quyết định. Mọi khoản chi tiêu, kế hoạch dã ngoại, du lịch trong gia đình Hạnh đều lên ý tưởng cho chồng thực hiện. Những khi Giang đưa ra ý kiến trái ngược, cô đều gạt đi và nói “Em thích thế này, không bàn lại nữa, anh đã hứa sẽ nghe lời em trong mọi việc rồi mà”.

Mô tả ảnh.

Quen với việc được chồng chiều chuộng, tôn trọng ý kiến nên nhiều việc, dù biết thừa rằng chồng đúng, mình sai, Hạnh vẫn bảo thủ, giữ quan điểm cá nhân, khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình khiến Giang cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng vì lời hứa đã trót giao hẹn với vợ trước khi cưới.

Nếu làm căng thì y như là sẽ gặp phải những giọt nước mắt ngắn nước mắt dài “Xưa anh hứa với em thế nào mà giờ nuốt lời? Lấy nhau về rồi nên không cần chiều chuộng nữa phải không?” mà lặng im thì anh thấy mức độ đòi hỏi và yêu sách của vợ ngày càng tăng và anh sợ một ngày nào đó Hạnh sẽ không chỉ dừng lại ở những quyền quyết định “tối thượng” nữa mà sẽ tăng tiến hơn. Hàng xóm, bạn bè cũng bắt đầu trêu chọc rằng Giang là người đàn ông “sợ vợ” khi chẳng bao giờ anh tự quyết định việc gì cho riêng mình mà đều để vợ can thiệp.

Đến chồng hóa thành.. con rối?

Không giống Hạnh chỉ bó hẹp trong việc tự cho mình quyết định mọi việc trong nhà và bắt chồng phải chiều chuộng, Lam (chủ một cửa hàng đồ mỹ nghệ) thì luôn lấy “uy quyền” của mình để can thiệp vào mọi việc của chồng.

Vốn sắc sảo vì làm kinh tế từ sớm, lại lấy một người chồng làm hành chính nhà nước nên Lam luôn cảm thấy chồng không được năng động, nhạy bén như mọi người. Chính vì vậy nên Lam không chỉ giành quyền “Tối thượng” trong nhà mà cô còn can thiệp vào mọi việc của chồng. Từ việc ăn mặc, thời gian đi làm của Tuấn – chồng cô Lan đều “vẽ” ra yêu cầu chồng thực hiện.

Chưa hết, thấy cơ quan chồng đang cơ cấu chức trường phòng, dù chồng không mặn nồng gì với mấy việc chạy chọt lên chức nhưng Lam thì khác. Cô bắt chồng phải đi cùng mình đến nhà Giám đốc để “bàn chuyện”. Trong câu chuyện, phần Lam nói là chính còn Tuấn thì chỉ ậm ừ, phụ họa… Mọi việc đất cát, làm ăn, mang nhà đi đặt ngân hàng để lấy tiền làm ăn.. cô đều tự quyết định, mỗi lần Tuấn hỏi han thì cô đều gạt đi “anh có làm kinh tế đâu thì quan tâm đến mấy chuyện ấy làm gì?”. Ngay cả việc nuôi dạy con cái, khi thấy con gái thích học văn và đọc sách, Lam cấm tiệt và yêu cầu “không học mấy thứ ấy vì sau này chẳng kiếm ra nhiều tiền”.

Và những hậu quả..

Nhiều người vợ nghĩ rằng mình giỏi giang có thể quyết định thay chồng hoặc vì được chồng yêu chiều nên cho mình quyền “tối thượng” trong gia đình thì cuối cùng đều gánh phải những hậu quả nặng nề.

Giang vốn quá mệt mỏi với những yêu sách và những lần giận dỗi của vợ, anh đã nhiều lần bảo vợ thay đổi nhưng Hạnh không những không nghe mà mức độ còn tăng tiến hơn, chán nản, Giang thường xuyên lấy cớ đi công tác không về nhà để đỡ phải “làm theo ý vợ” khiến tổ ấm biến thành “tổ lạnh”. Và cái gì đến thì cũng đến, trong một lần nhậu nhẹt cùng đám bạn, anh đã gặp phải Huyền - một cô gái phục vụ quán ăn nên rất biết cách nghe lời và chiều chuộng nam giới. Gần Huyền, Giang cảm thấy đây mới chính là "người đàn bà đích thực" bởi cô luôn biết lắng nghe và phục vụ mình chứ không "làm mình làm mẩy" như Hạnh - vợ anh ở nhà.

Còn Tuấn thì dù hiền lành, nhưng lại cục, khi thấy vợ quá tự tung tự tác cho mình mọi quyền hành, không để ý đến chồng, anh đã nhiều lần cho vợ những cái “bạt tai” để “dạy dỗ”. Tất nhiên là Lam thì chẳng chịu thua, mỗi lần như vậy cô lại “bù lu bù loa” lên khiến hàng xóm và con cái là những người “chịu trận”. Đáng ngại hơn, khi thấy mẹ kiếm ra nhiều tiền nên hay "lên nước" với bố, Hương con gái hai người mỗi lần bị bố mắng thường chạy lại phía mẹ để có người "đỡ đầu", bênh vực. Cực chẳng đã, không chịu được cảnh làm "bù nhìn" trong nhà, Tuấn kiên quyết xin ly hôn để tìm hạnh phúc với người khác nhằm "làm một người trụ cột của gia đình đúng nghĩa".

Theo các chuyên gia tâm lý, trong gia đình, người vợ cần được tôn trọng và có tiếng nói nhất định, nhưng cũng không nên vì thế mà ý lại khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. Dù người đàn ông có như thế nào, nhưng khi lấy vợ về anh ta vẫn muốn có một người vợ theo đúng nghĩa: hiền lành dịu dàng và biết tôn trọng chồng. Vì vậy, chị em nên biết lấy điều này để tránh "già néo đứt dây".

Theo Eva

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.