Khi công nghệ gây tranh cãi tại World Cup 2022: Có làm giảm cảm xúc người xem?

Khi công nghệ gây tranh cãi tại World Cup 2022: Có làm giảm cảm xúc người xem?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tham vọng sử dụng những công nghệ mới vào giải đấu World Cup nhằm đảm bảo sự công bằng, minh bạch của FIFA dường như không thành công khi xuất hiện ngày càng nhiều những tranh cãi.

FIFA World Cup 2022 không chỉ khiến cả thế giới sửng sốt trước mức độ chịu chi của chủ nhà Qatar mà đây còn là kỳ World Cup mở ra kỷ nguyên công nghệ của nền bóng đá thế giới. Thế nhưng ‘hiện đại thì hại điện’ khi có quá nhiều tranh cãi xoay quanh các công nghệ mới được sử dụng tại World Cup 2022.

Dù mới chỉ đi được hơn 1/3 chặng đường khi vòng bảng World Cup 2022 vẫn chưa kết thúc nhưng số tranh cãi liên quan đến các quyết định của VAR đã khiến người hâm mộ bóng đá không phục.

(Ảnhh: AFCC).

(Ảnhh: AFCC).

Bản chất công nghệ VAR được sử dụng ở những tình huống như xác định lỗi bàn thắng, phạt trực tiếp (11m), các lỗi dẫn đến thẻ đỏ trực tiếp và giảm thiểu tối đa các quyết định sai lầm ấy và trọng tài có thể sửa chữa, thay đổi quyết định giúp trận đấu thêm công bằng.

Tính đến ngày thi đấu 30/11, chỉ riêng VAR đã có 16 quyết định liên quan trực tiếp vào các tình huống dẫn đến bàn thắng. Hơn nửa trong số đó đều không thuyết phục được số đông.

Tình huống thổi phạt đền gây tranh cãi khi VAR không can thiệp (Ảnh: Reuters).

Tình huống thổi phạt đền gây tranh cãi khi VAR không can thiệp (Ảnh: Reuters).

Trong đó quyết định thổi phạt đền ở trận Bồ Đào Nha thắng Ghana 3-2 là một trong những đề tài gây tranh cãi nhất. Đó là tình huống ngã kiếm phạt đền của Ronaldo trước Ghana ở loạt trận đầu tiên, khi CR7 chờ đợi đúng khoảnh khắc khiến đối thủ phạm lỗi.

Song, một số góc quay chỉ ra rằng trung vệ Mohammed Salisu của Ghana không có tác động đủ lớn để khiến Ronaldo ngã ra như thế. Vấn đề ở đây là VAR không can thiệp khi trọng tài thổi 11m. HLV Ghana, Otto Addo, tuyên bố: "Tôi không biết trọng tài VAR có làm việc tập trung không nữa".

Ngoài VAR, công nghệ bắt việt vị bán tự động của FIFA cũng bị cho là quá máy móc.

Đơn cử trong trận Argentina thua Saudi Arabia 1-2, chỉ trong hiệp 1 các cầu thủ "Albiceleste" đã bị thổi việt vị tới 7 lần, con số kỷ lục tại một kỳ World Cup, kèm theo đó là 3 bàn thắng bị từ chối.

Trong 3 pha bóng này, khán giả cho rằng tình huống Lautaro Martinez bị từ chối pha ghi bàn đầu tiên là quá khắt khe. Đường kẻ mỏng cho thấy ống tay áo của Lautaro chỉ vượt lên trên mũi giày cầu thủ Saudi Arabia một khoảng cách rất nhỏ. Cầu thủ sẽ khó giành lợi thế trong khoảng cách nhỏ như vậy.

Tình huống Lautaro Martinez bị từ chối pha ghi bàn.

Tình huống Lautaro Martinez bị từ chối pha ghi bàn.

Luật việt vị vốn được sinh ra để hạn chế việc cầu thủ đứng dưới đối thủ nhằm tạo lợi thế cho mình. Trong tình huống của Martinez, tiền đạo Argentina đã di chuyển cực kỳ khôn ngoan và hai chân đứng trên trung vệ Saudi Arabia. Nhưng đáng tiếc, FIFA áp luật việt vị tiêu chuẩn cùng công nghệ kẻ vạch 3D chuẩn xác từng pixel. Cầu thủ sẽ bị thổi lỗi việt vị khi lấn vạch kẻ việt vị dù chỉ là khoảng cách rất nhỏ.

Đọc thêm

Thể thao Việt Nam chuẩn bị cho SEA Games 33

Điền kinh tiếp tục là môn thể thao được kỳ vọng đem về nhiều HCV cho TTVN. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - “Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045” nêu rõ mục tiêu cụ thể đối với lĩnh vực thể thao thành tích cao là: “Duy trì trong tốp 3 tại các kỳ SEA Games và trong tốp 20 tại các kỳ ASIAD; trong đó phấn đấu đạt từ 5 đến 7 HCV tại các kỳ ASIAD, có huy chương tại các kỳ Olympic”.

Cư dân mạng nói gì về "bàn thắng đẹp mặt" và giải thưởng của cầu thủ Supachok?

Supachok bị chỉ trích khi ghi bàn thắng "xấu xí" vào lưới đội tuyển Việt Nam (Ảnh: FAT).

(PLVN) - Bàn thắng không "fair-play" của Supachok Đội tuyển Thái Lan vào lưới Việt Nam vừa giành giải thưởng Bàn thắng đẹp nhất trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024. Trớ trêu thay khi những lượt bình chọn cho bàn thắng này lại đến từ các cổ động viên của Đội tuyển Việt Nam.Giải thưởng này liệu có phải "sự tôn vinh" cho Supachok?

Sự lịch thiệp của Madam Pang

Bà Madam Pang động viên đội tuyển Thái Lan sau trận chung kết AFF Cup (Ảnh FAT)
(PLVN) - Bà Nualphan “Pang” Lamsam, còn được biết đến với biệt danh "Madam Pang" - Vị Chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Thái Lan (FAT) đã có những cư xử đẹp sau trận chung kết AFF Cup 2024.  Bà được nhận xét: "đẹp lịch sự từ cốt cách"

Xuân Son - nơi trái tim thuộc về

Xuân Son hôn lên màu áo đội tuyển quốc gia Việt Nam (Ảnh TXNĐ)
(PLVN) - Có những điều làm nên giá trị của con người không nằm ở nơi khởi đầu, mà ở nơi họ quyết định gửi gắm lý tưởng và sống hết mình. Sinh ra trên đất Brazil xa xôi, Xuân Son đã không để nơi sinh ra đóng khung số phận mình. Anh chọn Việt Nam - một mảnh đất không chỉ là nơi đến, mà còn là nơi thuộc về.

Chấn thương của Nguyễn Xuân Son - Người hùng có bị lãng quên?

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn chúc mừng tuyển thủ Nguyễn Xuân Son sau ca phẫu thuật thành công tốt đẹp. Ảnh: Trần Minh
(PLVN) - Tiền đạo Nguyễn Xuân Son của Đội tuyển Quốc gia Việt Nam đã gặp phải một chấn thương nặng trong trận đấu với Đội tuyển Thái Lan khiến anh sẽ phải nghỉ thi đấu trong thời gian dài. Giống như nhiều trường hợp tương tự trước đó, liệu rằng “Người hùng AFF Cup” Nguyễn Xuân Son có thể lấy lại phong độ ghi bàn hay sẽ sớm lụi tàn do hệ quả chấn thương để lại?

Tặng Huân chương Lao động cho tuyển Việt Nam và 6 cầu thủ

Thủ tướng trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho đội tuyển Việt Nam. (Ảnh: VGP).
Chủ tịch nước Lương Cường vừa ký quyết định trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho đội tuyển bóng đá nam quốc gia Việt Nam. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho hành trình chinh phục ngôi vương khu vực với kỷ lục 7 trận thắng, 1 trận hòa, ghi 21 bàn thắng - thành tích tốt nhất lịch sử giải đấu.