Khi “cái tôi” quá lớn

Đặt cái tôi của người nghệ sỹ quá cao, nhiều nghệ sỹ Nghệ thuật trình diễn Việt Nam (NTTD) đã tự cho mình cái quyền trình diễn tác phẩm trước công chúng mà bỏ qua khâu thẩm định tác phẩm của các nhà quản lý văn hóa.

Đặt cái tôi của người nghệ sỹ quá cao, nhiều nghệ sỹ Nghệ thuật trình diễn Việt Nam (NTTD) đã tự cho mình cái quyền trình diễn tác phẩm trước công chúng mà bỏ qua khâu thẩm định tác phẩm của các nhà quản lý văn hóa. Nhiều “cái mới” được các nghệ sỹ đưa vào tác phẩm đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Diễn “chui”
Dư luận xôn xao việc nghệ sỹ Lại Thị Diệu Hà đã gây sốc khi thực hiện tác phẩm “Bay lên” tại Nhà sàn Đức, ngõ 462 đường Bưởi. Chị đã lần lượt trút bỏ trang phục trên người cho đến khi nude hoàn toàn rồi đổ lên người một chất bám dính để từ đó những chiếc lông màu xanh bám dày đặc trên cơ thể như một chú chim màu xanh cất cánh bay lên. Chưa biết nội dung tác phẩm được công chúng đón nhận ra sao nhưng việc trình diễn của nghệ sỹ Lại Thị Diệu Hà không qua bước thẩm định tác phẩm đã cho thấy có những vấn đề phải bàn trong việc quản lý NTTD và sự phát triển của loại hình nghệ thuật này ở Việt Nam. Việc tự do công bố tác phẩm sẽ kéo theo những hệ lụy đáng lo ngại về chất lượng và mục đích của tác phẩm.
Mô tả ảnh.
Màn trình diễn gây sốc của nghệ sỹ Lại Thị Diệu Hà
Tìm hiều sâu xa về công tác quản lý NTTD Việt Nam đã cho thấy những lúng túng và khó khăn ngay từ khi loại hình nghệ thuật này được du nhập vào Việt Nam. Bởi xét ở nhiều góc độ, NTTD nửa thuộc mỹ thuật, nửa thuộc các hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Tình trạng này đã kéo dài một thời gian, sau đó, dưới sự phân công của lãnh đạo Bộ VH-TT&DL, việc quản lý các hoạt động của NTTD được giao cho Cục Nghệ thuật biểu diễn mà không phải là Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm. Tuy nhiên, tác phẩm NTTD thực hiện tại địa phương nào lại do Sở VH-TT&DL tỉnh đó cấp phép. Và theo đánh giá của nghệ sỹ Phạm Văn Trường, người từng đoạt giải nhất với tác phẩm “Những dấu hỏi” trong cuộc thi tìm kiếm tài năng NTTD do Quỹ văn hoá Đan Mạch tài trợ, thủ tục cấp phép của tác phẩm trình diễn khá đơn giản. Nghệ sỹ cần ghi hình lại màn biểu diễn trước khi thực hiện và gửi đến Sở VH-TT&DL để được thẩm định và cấp phép. Nhưng điều đáng nói, cho dù thủ tục không quá rườm rà nhưng các nghệ sỹ hầu hết đều rất ngại việc xin cấp phép. Từ đó, tình trạng trình diễn “chui” tại các studio riêng đã diễn ra.Cần có tiếng nói chung Lý giải cho điều trên, nghệ sỹ Đào Anh Khánh, một trong những người được coi như tiên phong cho NTTD tại Việt Nam cho rằng các nghệ sỹ và các nhà quản lý còn chưa tìm được tiếng nói chung, cái nhìn của những thẩm định  nghệ thuật còn quá khắt khe. Trong khi đó, việc thực hiện tác phẩm đối với nghệ sỹ cũng giống như những công việc khác trong xã hội, là một nhu cầu tự thân như ăn, mặc, ở. Nên khi không  nhận được sự đồng tình của người thẩm định thì tác phẩm sẽ được chuyển sang nhiều dạng từ chính thức sang bán chính thức hay tự phát.
Mô tả ảnh.
Nghệ thuật trình diễn tác động trực tiếp tới công chúng
Tuy nhiên, điều mà ai cũng hiểu rằng, việc tác phẩm chưa qua thẩm định mà biểu diễn trực tiếp trước công chúng quả là một điều nguy hiểm. Bởi nghệ thuật xưa nay luôn là một hình thức truyền tải những tâm tư, tình cảm của người nghệ sỹ đến trực tiếp khán giả. Vì thế, khi người nghệ sỹ quá đề cao “cái tôi” của mình thì công tác quản lý và định hướng sáng tác cần trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trao đổi với phóng viên  về việc quản lý các tác phẩm nghệ thuật trình diễn, ông Phạm Đình Thắng, Trưởng phòng Quản lý băng đĩa và biểu diễn, Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết: “Trong quy chế hoạt động nghệ thuật biểu diễn, NTTD không đuợc coi là một hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp. Những tác phẩm không qua khâu thẩm định và cấp phép tại Sở VH-TT&DL các địa phương đều vi phạm quy chế. Không ai có thể cấm được người cố tình vi phạm. Còn trong trường hợp nghệ sĩ biểu diễn không xin phép, khi sự việc bị phát hiện thì Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ có công văn gửi Sở VH-TT&DL địa phương nơi diễn ra hoạt động nghệ thuật trình diễn đó đề nghị làm rõ sự việc và giải quyết”.   Như vậy, cách làm “Tiền trảm hậu tấu” của các nghệ sỹ đương đại chỉ được các cơ quan chức năng vào cuộc khi sự việc bị phát hiện qua các kênh thông tin đại chúng, qua người dân.  Còn nếu không, nhiều tác phẩm không qua khâu kiểm duyệt về nội dung có ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục vẫn mặc nhiên được trình diễn trước công chúng tại các studio riêng. Vậy thì, để quản lý NTTD được hiệu quả hơn, rất cần sự tự giác và trách nhiệm của người nghệ sỹ. Sau đó, là sự tăng cường trách nhiệm quản lý văn hóa của thanh tra văn hóa cấp cơ sở và các nhà quản lý. Bên cạnh đó, còn là công tác tuyên truyền phổ biến các quy chế biểu diễn để cá nhân, tổ chức tuân thủ đúng quy định của Nhà nước và mục đích cuối cùng là để nghệ thuật mang đến cái đẹp cho công chúng.
Theo Phạm Thu Hương
ANTĐ

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.