Khi bạo lực học đường đến từ... thầy cô

Bạo lực học đường có thể đến từ các thầy, cô giáo. (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet )
Bạo lực học đường có thể đến từ các thầy, cô giáo. (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet )
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bạo lực học đường đang là vấn nạn ảnh hưởng đến cả tinh thần và thể chất của học sinh. Đáng buồn hơn là gần đây hiện tượng này lại đến từ một số thầy, cô giáo.

Chuyện buồn sau cánh cửa lớp

Trong Hội nghị với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em” tổ chức vào tháng 5/2023, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2023, chỉ tính riêng các cuộc gọi đến Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 liên quan đến bạo lực học đường đã tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thực tế, vào cuối tháng 9 vừa qua, tại một trường tiểu học ở Thanh Hóa, tấm hình vết lằn roi chi chít màu đỏ trên lưng của em học sinh tên Q, học lớp 4 khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Được biết, trong giờ học, em Q nghịch ngợm và không chịu làm bài tập về nhà nên bị cô giáo dùng roi tre đánh liên tiếp vào lưng.

Gần đây, tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội), một nữ sinh lớp 12 bị cô giáo vừa kéo lê trên hành lang lớp, vừa liên tục dọa nạt vì lý do “đặt khác bánh sinh nhật đã thống nhất từ trước với cô giáo”. Cụ thể, nữ sinh này là Bí thư của lớp, em được giao nhiệm vụ đặt bánh sinh nhật, nhưng chiếc bánh không đúng như đã bàn bạc với cô chủ nhiệm từ trước nên em bị phạt đứng ở cửa lớp và tự “giải quyết” chiếc bánh. Sau đó, nữ sinh đã quỳ xuống xin lỗi, nhưng cô giáo bắt em đứng lên. Do sức khỏe yếu, nữ sinh nằm ngã ra đất và bị cô giáo kéo dọc hành lang trước sự chứng kiến của nhiều học sinh khác trong trường.

Cũng trong tháng 9, một thầy giáo Tiếng Anh dạy cấp 3 tại huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã khiến cộng đồng sững sờ khi chỉ mặt học sinh để lăng mạ, sỉ nhục bằng những từ ngữ nặng nề. Thầy giáo này còn bóp cằm đe dọa nam sinh, khiến em cùng các học sinh khác trong lớp sợ hãi. Đáng chú ý là theo lời Hiệu trưởng của ngôi trường này, thầy giáo trên là một giáo viên vững chuyên môn, chưa bao giờ bị kỷ luật.

Chưa đầy một tháng sau khi niên học mới bắt đầu, hàng loạt video thầy, cô giáo bạo lực học sinh được quay lén lại, rồi phát tán trên mạng. Điều này cho thấy đằng sau cánh cửa lớp tưởng như an toàn đối với học sinh dường như còn có những câu chuyện đáng buồn.

Số liệu thống kê tại Hội nghị đánh giá về công tác phòng, chống bạo lực học đường tổ chức năm 2022, tổng hợp từ báo cáo của 49/63 tỉnh, thành phố cho thấy, trong 5 năm (từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2021 - 2022), tổng số vụ việc bạo lực học đường xảy ra là 2.624 vụ, với hơn 7000 đối tượng có liên quan. Năm học 2021 - 2022 có tổng số 386 vụ và hơn 1.000 đối tượng liên quan, số học sinh có nguy cơ liên quan đến bạo lực học đường lên đến 935 em.

Trong những năm gần đây, không ít học sinh bị đánh nhập viện, nhiều em tử vong do bị bạo lực học đường. Nhiều em bị đánh, bị đe dọa uy hiếp tinh thần nhưng không dám báo cáo với nhà trường, cũng không dám nói với gia đình, dẫn đến bị dồn ép tâm lý, có thể trầm cảm, uất ức mà thực hiện những hành vi dại dột như tự tử, bỏ nhà đi,… Vấn nạn bạo lực học đường đã và đang để lại nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm, sinh lý của học sinh ở mọi độ tuổi. Những em là nạn nhân của bạo lực học đường có thể mang theo tâm lý tự ti, sợ hãi suốt cuộc đời.

Trách nhiệm không của riêng ai

Hiện nay, đã có những bộ luật quy định về việc xử phạt hành vi bạo lực học đường. Cụ thể, Điều 9 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH quy định phải có biện pháp cô lập, khống chế kịp thời các đối tượng gây ra bạo lực học đường, không để đối tượng tiếp tục gây các hậu quả không mong muốn; Liên lạc, báo cáo ngay với cấp thẩm quyền để xử lý vụ việc theo quy định. Trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì thông báo kịp thời với chính quyền hoặc cơ quan chức năng để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật; Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của nạn nhân; Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế đối với nạn nhân; Thông báo kịp thời với gia đình nạn nhân để phối hợp xử lý.

Đối với trường hợp giáo viên đánh học sinh, theo Điều 6 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐ giáo viên đã vi phạm quy tắc ứng xử với người học. Nghị định 112/2020/NĐ-CP cũng quy định, với vi phạm này, giáo viên không bị đuổi việc, mà chỉ bị xử lý kỷ luật khiển trách. Trường hợp giáo viên đánh học sinh đã bị cảnh cáo rồi mà vẫn tái phạm thì sẽ bị buộc thôi việc hoặc lần đầu đánh học sinh nhưng gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì cũng sẽ bị buộc thôi việc. Đồng thời, trong quy định tại Điều 28 Nghị định 04/2021/NĐ-CP giáo viên sẽ phải nộp phạt từ 5 triệu đến 15 triệu đồng và xin lỗi công khai người bị hại.

Với các trường hợp hợp nặng hơn, nếu bạo lực học đường để lại những thương tích nặng nề, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (bổ sung và sửa đổi năm 2017) cho biết, với tội “Cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác”, tùy vào phần trăm tổn thương cơ thể nạn nhân, mà người gây ra sẽ phải thụ án tù giam từ 6 tháng cho đến 20 năm tù.

Mặc dù đã có các quy định để bảo vệ học sinh, giáo viên khỏi bạo lực học đường, nhưng thực tế, vấn nạn này vẫn đang diễn ra và ngày càng phức tạp hơn. Lý giải điều này, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) từng nhận định, trong thời gian vừa qua, dù đã đưa ra và thực hiện nhiều giải pháp phòng, chống bạo lực học đường nhưng công tác phòng, chống bạo lực học đường vẫn còn tồn tại, hạn chế nhất định. Như thiếu những quy định cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm của những người đứng đầu cơ sở quản lý, các cấp giáo dục.

Việc xử phạt hành vi bạo lực học đường chỉ dừng lại việc kỷ luật, khiển trách, đuổi học/đuổi việc các đối tượng, mà không đi vào các vấn đề cốt lõi. Đó chính là nhà trường đóng vai trò “then chốt”, quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện các nguy cơ xấu ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh. Ngoài ra, những vụ việc bạo lực học đường hiện nay chỉ thực sự được phát hiện và xử lý quyết liệt khi các các hình ảnh, video được phát tán rộng rãi.

Điều đó cho thấy, nhà trường một lần nữa cần phải rà soát, thiết lập lại kế hoạch để phòng ngừa và ứng phó với bắt nạt và bạo lực ở trường. Đồng thời, nhà trường phải thiết lập một hệ thống gửi khiếu nại về các hành vi liên quan đến bắt nạt và bạo lực; tạo điều kiện hỗ trợ tâm lý nạn nhân để tái hòa nhập lại môi trường học tập một cách an toàn.

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.