Khẩu vị thuộc về ai?

(PLO) - Trong thế giới luật pháp và tư pháp, việc bảo vệ thương hiệu, trí tuệ công nghiệp, bản quyền phát minh sáng chế trải qua thời gian cho tới nay đã trở thành tất yếu. Một trong những tiền đề cần thiết là xác định rõ ràng và cụ thể đối tượng được bảo hộ, đương nhiên ở đây phải theo những tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện được nhất trí và công nhận chung. Cho nên chuyện kiện tụng ở Hà Lan về khẩu vị là chuyện xưa nay chưa thấy.

Chuyện này liên quan đến hai loại pho mát của xứ Hà Lan tên là Heksenkaas và Witte Wievenkaas. Heksenkaas xuất hiện trước trên thị trường và được người tiêu dùng xác nhận là “rất độc đáo”, thậm chí cả đến mức “độc đáo nhất” hay “đặc sắc duy nhất”. Nhưng rồi loại pho mát thứ hai xuất hiện trên thị trường và cũng được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá tương tự.

Hãng Levola, chủ sở hữu của thương hiệu Heksenkaas, vì thế mới khởi kiện đối thủ cạnh tranh kia vi phạm quy định về bảo vệ sở hữu thương hiệu và bản quyền phát minh sáng chế, lập luận rằng hãng kia đã xâm hại nên mới có thể có được chất lượng tương tự.

Sản phẩm cụ thể khác nhau. Tên gọi cũng khác nhau cho dù cùng là pho mát. Người tiêu dùng cảm nhận khoái khẩu như nhau. Nhưng khẩu vị là cảm nhận thưởng thức của từng người chứ không phải là sản phẩm của nhà sản xuất nào đó. Nhà sản xuất làm ra sản phẩm và người tiêu dùng thẩm định nó có hợp với khẩu vị của mình hay không. Người bình thường chỉ với nhận thức bình thường thôi chắc sẽ cho rằng khẩu vị không thuộc về riêng ai. Việc hãng Levola nhận khẩu vị thuộc về mình không có gì là khó hiểu vì chỉ như thế mới có thể loại được đối thủ cạnh tranh kia ra khỏi thị trường.

Chuyện chỉ có vậy mà lên tới tận cấp xét xử cao nhất của châu Âu. Cấp này cũng cho rằng khẩu vị không phải là sản phẩm của sáng tạo mà chỉ là cảm nhận mà mỗi người có cảm nhận khác nhau nên không thể nói là ai đó cụ thể có bản quyền về khẩu vị. 

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.