Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long

(PLVN) - Hồ Tây - Tây Hồ là một mảnh hồn của Hà Nội, nơi ấy là biểu tượng, là ký ức làng lúa, làng hoa, bầy sâm cầm nhỏ, mặt gương Tây Hồ, quán cóc liêu xiêu một câu thơ… là khoảng trời mộng mơ, là thanh xuân của bao người đã đến, đã đi và ở lại với Thủ đô hơn ngàn năm tuổi.

Cuốn sách “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” là ấn phẩm đặc biệt chào mừng Đại lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Vượt qua điều mong chờ của một ấn phẩm kỷ niệm thông thường, cuốn sách 300 trang đã phản ánh toàn diện đúng như tên gọi Khát vọng Tây Hồ! Khát vọng ấy bắt nguồn bởi tình yêu không chỉ của mỗi “người trong cuộc” là cư dân, là chính quyền bên hồ Dâm Đàm mà còn của mỗi cây bút của các nhà báo Hà Nội và Trung ương viết về mảnh đất trầm tích văn hóa đang bứt phá mỗi ngày ấy!

Với những bài viết tiêu biểu được tuyển chọn từ cuộc thi “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long”, bạn đọc sẽ cảm nhận và có thêm nhiều kiến thức sâu sắc, có giá trị cao về lịch sử văn hóa của vùng đất và con người Tây Hồ. Các bài viết được tuyển chọn đã tái hiện các địa danh lâu đời của vùng đất Tây Hồ, như: Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Thụy Khuê, Xuân La, Phú Thượng, Bưởi, Nhật Tân; gắn với tên tuổi của các danh nhân văn hóa như Bà Huyện Thanh Quan, thi sĩ Đoàn Thị Điểm, nhà báo, nhà văn Phan Kế Bính...

Những trang viết lắng đọng cũng sẽ đưa độc giả đến với những di tích cổ xưa của Tây Hồ như: chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên, phủ Tây Hồ, đền Đồng Cổ, đền Voi Phục và hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa được bảo tồn, gìn giữ hàng trăm năm nay trong những ngôi làng trong phố.

Từ những trang viết giàu cảm xúc, độc giả cũng sẽ được ghé thăm di tích cách mạng kháng chiến Nhà bà Hai Vẽ, di tích Nhà cụ Nguyễn Thị An ở phường Phú Thượng hay tìm hiểu được những vẻ đẹp mới lạ, độc đáo của những làng nghề nổi tiếng của Tây Hồ như: làng đào Nhật Tân, quất cảnh Tây Hồ, làng nghề xôi Phú Thượng, nghề ướp trà sen Quảng An, làng giấy dó Yên Thái.

Cùng với những cổ xưa còn đó, các bài viết được tuyển chọn cũng đã khái quát một hình ảnh mới mẻ, hiện đại của Tây Hồ hôm nay với các khu đô thị mới khang trang; nhiều tuyến đường chính được mở rộng thênh thang, hiện đại; hạ tầng kinh tế, xã hội thay đổi rõ nét theo hướng hiện đại và đồng bộ. Các bài viết cũng đã đưa ra những kiến giải sâu sắc về việc kết hợp hài hòa các hoạt động văn hóa, du lịch và dịch vụ với việc phát huy, khai thác, bảo vệ mặt nước Hồ Tây nhằm từng bước đem lại hiệu quả cao và diện mạo mới cho vùng đất Tây Hồ.

Từ những bài viết mang đậm hơi thở cuộc sống, các tác giả bằng trí tuệ, tâm huyết và tình yêu với mảnh đất Tây Hồ cũng đã phản ánh kịp thời những đổi thay của Tây Hồ trong việc kịp thời nắm bắt, phát huy những lợi thế về tự nhiên và xã hội; chủ động phát triển công nghiệp văn hóa, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội… Từ đó, từng bước xây dựng quận Tây Hồ trở thành “vùng đất đáng sống”; là niềm mơ ước định cư của rất nhiều người trong và ngoài nước.

Ngoài ra, cuộc thi có sự tham gia của các bạn học sinh nhỏ tuổi tới các trí thức GS. Thật xúc động, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, 94 tuổi, người cao tuổi nhất cuộc thi là vị tướng đi qua ba cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ và chiến tranh biên giới vẫn đau đáu với sự phát triển công nghiệp văn hóa của mảnh đất Rồng bay…

Và cũng thật bất ngờ với tác phẩm đầy cảm xúc, một tản văn đẹp của bà Bùi Thị Lan Phương, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ với tất cả tình yêu, sự đắm say: “Từ rất lâu rồi, khi nghĩ về Hà Nội, mặc định trong tôi cái tên Hồ Tây đã là “nhà”, như thế cái chạm tay của tôi với Hà Nội mới thật sự trọn vẹn… Khát khao trong tôi trỗi dậy, ước vọng trong tôi bừng cháy, niềm tin trong tôi được thắp sáng về một Tây Hồ sẽ còn bước những bước tiến vượt bậc, sẽ được tô thắm hơn bởi vẻ đẹp hội tụ linh khí của Thủ đô, kinh đô Thăng Long ngàn năm tuổi.

Với vị thế mới, tầm vóc mới, Hồ Tây đã và đang là điểm nhấn du lịch Thủ đô bên cạnh du lịch phố cổ và du lịch sông Hồng. Với không gian lịch sử, văn hóa Hồ Tây chứa đựng bề dày di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, như một pho sử sống minh chứng cho một thời kì dựng nước và giữ nước trên vùng đất Thăng Long từ thời tiền sử đến sau này thì trong tương lai không xa, Hồ Tây sẽ trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn với du khách không chỉ trong và ngoài nước. Và với những người trẻ hay tâm hồn vẫn còn đang “trẻ” như tôi thì Hồ Tây càng ngày càng gần gũi và thân thương, là liều thuốc tâm hồn và cũng là nơi niềm vui không bao giờ kết thúc”...

Bà Trần Thị Thu Hường - UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo Quận ủy Tây Hồ chia sẻ trong bài viết khép lại cuốn sách: “Cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long 2024” đã tạo ra một diễn đàn có ý nghĩa để những người yêu mến con người và mảnh đất Tây Hồ có cơ hội đồng hành, hiến kế, chia sẻ để Tây Hồ sớm khắc phục khó khăn, mạnh mẽ vươn mình. Cuộc thi cũng đã đánh dấu việc lần đầu tiên có một giải báo chí cấp quận của Hà Nội chỉ trong 11 tháng phát động đã tiếp nhận hàng ngàn bài dự thi ở các thể loại, với nhiều bài viết công phu, thu được nhiều ý tưởng hiến kế tuyệt vời để Tây Hồ vươn mình khởi sắc trong tương lai”…

Trong thư chúc mừng gửi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ khi đã tổ chức thành công Cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội nhấn mạnh, trong tâm thức của mỗi người dân Hà Nội, vùng đất Tây Hồ được mệnh danh là mảnh đất “rồng thiêng hội tụ” với thế đất “long phượng trình tường, phượng hoàng ẩm thủy”, chứa đựng trầm tích văn hóa độc đáo, đa dạng và đặc sắc. Với vẻ đẹp riêng có của mình, Tây Hồ luôn là nguồn cảm hứng thi ca của bao thế hệ người Hà Nội.

Bí thư Thành ủy Hà Nội hoan nghênh Quận ủy Tây Hồ đã có sáng kiến tổ chức Cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” nhằm hưởng ứng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2024). Cuộc thi không chỉ thu hút được nhiều bài viết có chất lượng, với hình thức phong phú, mang hàm lượng khoa học và có giá trị nghiên cứu, tham khảo về lịch sử, văn hóa, con người của mảnh đất Tây Hồ, mà còn tạo ra diễn đàn sâu rộng để các cán bộ, đảng viên, chuyên gia, nhà khoa học, đặc biệt là đông đảo các tầng lớp nhân dân và những người yêu mến mảnh đất Tây Hồ, yêu mến Thủ đô Hà Nội có cơ hội được bày tỏ tình cảm, được đóng góp tâm huyết, trí tuệ để xây dựng, phát triển quận Tây Hồ nói riêng, Thủ đô Hà Nội nói chung.

Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài tin tưởng với truyền thống đoàn kết thống nhất và tinh thần quyết tâm, đổi mới, sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ sẽ nỗ lực vượt qua mọi thách thức, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ VI đã đề ra, thiết thực góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII.

Có thể nói rằng, cùng với việc tiếp tục phát huy những lợi thế sẵn có và những thành tựu đã đạt được, sự đoàn kết, đồng lòng trong Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ chính là nền tảng quan trọng để “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” sớm trở thành hiện thực, để âm hưởng Tây Hồ sẽ hòa mình cùng hào khí Thăng Long, đưa quận sớm trở thành trung tâm du lịch tiêu biểu của Thủ đô.

Đọc thêm

'Từ bỏ' để mở khóa thành công

'Từ bỏ' để mở khóa thành công
(PLVN) -  Ai cũng cho rằng một người thành công ở lĩnh vực nào đó là do họ đã kiên trì theo đuổi nó. Điều này luôn đúng khi ta nhìn lại quá trình phát triển đã qua của họ. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng, nếu kiên trì theo đuổi bạn sẽ đạt được thành công.

Món ngon Sài Gòn trong ký ức một nhà báo

Món ngon Sài Gòn trong ký ức một nhà báo
(PLVN) - Nhà báo Cù Mai Công đã từng là phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn cho các tòa báo: Khăn Quàng Đỏ, Mực Tím, Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cười, Tuổi Trẻ Online. Từ những hoạt động tích cực trong nghề báo, năm 2005, Cù Mai Công đã được bình chọn là một trong 30 Gương mặt trẻ của thành phố 30 năm tại Đại hội Thanh niên tiên tiến Thành phố Hồ Chí Minh. Là người rất yêu TP HCM, Cù Mai Công đã xuất bản: “Sài Gòn by night” 6 tập; “Sài Gòn một thuở: Dân Ông Tạ đó” 3 tập…

Kết thúc của chúng ta

Kết thúc của chúng ta
(PLVN) - Đây được xem là tác phẩm nổi bật nhất của Colleen Hoover, mà chính tác giả cũng thừa nhận rằng đây là “cuốn sách khó nhất tôi từng viết”. Xuất bản lần đầu năm 2016, đến năm 2019 “Kết thúc của chúng ta” đã bán được hơn một triệu bản, được dịch ra hơn hai mươi thứ tiếng.

Tự biết mình chính là khởi đầu của thiền

Tự biết mình chính là khởi đầu của thiền
(PLVN) - Ngày nay, thiền càng ngày càng trở nên phổ biến với vô số trường phái, hệ thống và phương pháp tiếp cận khác nhau. Vậy thiền thực chất là gì? Tại sao người ta nên thiền? Và thiền sẽ đưa bạn đến đâu?

“Viễn ca” - say đắm lãng mạn lẫn ngông cuồng phá cách

39 bài thơ của “Viễn ca” khiến người đọc cảm nhận được sự mới mẻ (ảnh P.V).
(PLVN) - Bằng liên tưởng và tưởng tượng, ở “Viễn ca”, nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh đã kết nối những sự vật, sự việc, tâm trạng đời thường mang tính chất cá nhân hóa với tất thảy những gì thuộc về phạm trù xa xôi, ảo diệu để làm nên thi ảnh lạ. “Viễn ca” - say đắm lãng mạn lẫn ngông cuồng phá cách

Giao dịch dân sự liên quan tới tài sản của vợ, chồng qua thực tiễn hành nghề công chứng

Giao dịch dân sự liên quan tới tài sản của vợ, chồng qua thực tiễn hành nghề công chứng
(PLVN) - Nhằm cung cấp cho bạn đọc những quy định của pháp luật thực định xoay quanh mối quan hệ tài sản giữa người vợ và người chồng cũng như một số vấn đề pháp lý mà công chứng viên cần quan tâm khi công chứng những văn bản liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến tài sản của vợ chồng, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn: “Giao dịch dân sự liên quan tới tài sản của vợ, chồng qua thực tiễn hành nghề công chứng”.

Bộ sách 'Ngàn năm sử Việt'

Bộ sách 'Ngàn năm sử Việt'
(PLVN) - Hướng tới năm học mới, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách văn học “Ngàn năm sử Việt” Mỗi tác phẩm là sự kết hợp nhuần nhị giữa kiến thức lịch sử sâu rộng, cảm xúc dồi dào, tưởng tượng phong phú của nhà văn, khơi gợi trí tò mò và tình yêu lịch sử dân tộc. Là một tác phẩm văn học độc lập, nhưng khi được tập hợp trong bộ “Ngàn năm sử Việt”, người đọc sẽ có một cái nhìn khá bao quát và tổng thể về lịch sử Việt Nam.

"Thế giới trong mắt tôi" - Cẩm nang quý báu để khám phá thế giới

TS. LS Đoàn Văn Bình - Chủ tịch Tập đoàn CEO - Tại buổi lễ ra mắt Thế giới trong mắt tôi.
(PLVN) - Cơ duyên đã cho tôi được cầm trên tay cuốn sách "Thế giới trong mắt tôi" của TS. LS Đoàn Văn Bình, Chủ tịch Tập đoàn CEO một trong những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản, du lịch và dịch vụ. Và nói như cách giới trẻ hay dùng bây giờ, tôi đã thực sự bị “cuốn” bởi hơn 500 trang của tác phẩm này.

Ba nghìn thế giới thơm

Dịch giả Nhật Chiêu và Ba nghìn thế giới thơm. (Ảnh: N.Nam)
(PLVN) - Nhật Bản là xứ sở của cái đẹp và như thế có nghĩa là xứ sở của thi ca, của ca đạo. Haiku trao tặng cho ta một niềm vui lặng lẽ, như một làn hương nhẹ bay đi. Trong thơ ca Nhật, làn hương biểu hiện cách thế kết nối các thi ảnh với nhau, một làn hương vô hình nhưng có thể sáng tạo ra biết bao ý nghĩa.

“Nhà & Người” tôn vinh vẻ đẹp của văn hóa Việt

Cuốn sách ẩn chứa nội dung, chỉ có nết người mới tạo ra được nếp nhà (ảnh T.D)
(PLVN) - Cuốn sách “Nhà & Người”, họa sỹ Lê Thiết Cương viết về kiến trúc, trang trí nhà cửa, phong cảnh vùng miền nhưng những chuyện ấy chỉ là cái vỏ, lõi của nó là chuyện người. Đất, nhà và người suy cho cùng là một, bởi chuyện gì trong đời cũng là chuyện người, chuyện gì thì cũng phải lấy những giá trị người làm căn bản…

Phân quyền và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở Việt Nam

Phân quyền và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở Việt Nam
(PLVN) - Để đáp ứng yêu cầu tìm hiểu và nghiên cứu của bạn đọc, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn chuyên khảo “Phân quyền và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thị Hạnh, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp.

Khi lịch sử đi vào tiểu thuyết

Bộ tiểu thuyết “Thiên địa phong trần” của Hà Thủy Nguyên. (Nguồn: Book Hunter & NXB Phụ Nữ Việt Nam, 2022).
(PLVN) - Trong những năm gần đây, tiểu thuyết lịch sử được nhiều cây bút trẻ đeo đuổi, đồng thời cũng đặt ra nhiều câu hỏi về ranh giới giữa hư cấu và lịch sử trong thể loại sáng tác này. Một trong số những tác giả trẻ có bề dày trong sáng tác tiểu thuyết lịch sử, nhà văn Hà Thủy Nguyên cho biết, rằng điểm hay của thể loại này chính là ranh giới mờ giữa thực và hư cấu này.

Những anh hùng trẻ tuổi

Những anh hùng trẻ tuổi
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu bộ sách "Những anh hùng trẻ tuổi".

Xứ tuyết

Xứ tuyết
(PLVN) - Nhắc tới văn học Nhật Bản đương đại bạn sẽ nghĩ ngay đến những cái tên như: Murakami Haruki (Rừng Na Uy, Biên niên ký chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển...), Banana Yoshimoto (Kitchen, Hồ…)… Vậy nếu muốn tìm về những giá trị Nhật Bản cổ xưa, nơi có những lễ hội như chặt trúc, bắt đom đóm… nơi có vẫn có những Geisha ca hát, nơi người ta chìm trong vẻ đẹp ước lệ của bốn mùa, ta phải đi lùi thời gian tìm đến Kawabata Yasunari, người đã đạt Nobel văn học năm 1968 với lời ca ngợi từ Viện Hàn lâm Thụy Điển: “Ông là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người’’.