Khát vọng phồn vinh từ vùng đất... 'ngủ quên'

Ảnh Thế Vĩnh
Ảnh Thế Vĩnh
(PLVN) - Mới đây, Hội đồng Chấp hành UNESCO đã chính thức công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng, mở ra cơ hội cho Cao Bằng trở thành điểm nhấn mới trong bản đồ di sản, du lịch của Việt Nam, là điều kiện để tỉnh tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới.

Khát vọng

Nhắc đến Cao Bằng, người ta thường biết đến đây là một vùng đất giàu tiềm năng, được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên rừng, khoáng sản phong phú.

Địa phương này hội tụ các thế mạnh về cả du lịch tự nhiên và nhân văn với những di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng, như: Khu di tích Pác Bó, khu rừng Trần Hưng Đạo, khu di tích lịch sử Đông Khê, thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, rừng Quốc gia Phia Oắc, Phia Đén, hồ Thăng Hen….

Với đường biên giới dài hơn 300 km giáp Trung Quốc, Cao Bằng hiện có 1 cửa khẩu Quốc tế, 3 cửa khẩu Quốc gia, 9 cặp cửa khẩu phụ và điểm thông quan, đây là lợi thế và thuận lợi để giao lưu, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa.

Mặc dù cách Thủ đô Hà Nội chưa đầy 300km, nhưng để đến Cao Bằng chỉ có một hệ thống giao thông duy nhất là đường bộ, với hai tuyến đường chính là Quốc lộ 3 và Quốc lộ 4D… với thời gian di chuyển lên tới 7 - 8 tiếng.

Tỉnh Cao Bằng vẫn được coi là “vùng đất ngủ” quên bấy lâu nay mà chưa một lần được đánh thức. Chính quyền và người dân mong muốn có một tuyến cao tốc lên Cao Bằng. Đây cũng là mong muốn tột độ của lãnh đạo tỉnh Cao Bằng qua các thời kỳ, ngày đêm nung nấu.

Từ năm 2016, tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tuyến đường dự kiến có chiều dài 144km, quy mô 4 làn xe với tổng mức đầu tư khoảng 47.520 tỉ đồng.

Ông Lại Xuân Môn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng cho biết: “Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh là quyết tâm, khát vọng của Đảng bộ, chính quyền, người dân tỉnh Cao Bằng. Tuyến đường cao tốc sẽ giúp địa phương xóa đói, giảm nghèo, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Hơn nữa, tuyến đường cao tốc sẽ giúp Cao Bằng tháo gỡ điểm nghẽn để đột phá phát triển kinh tế, đảm bảo phòng thủ quốc phòng…”.

Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng cũng cam kết sẽ có các chính sách hỗ trợ cho dự án, đảm bảo đúng quy định, trong trường hợp lưu lượng xe khó khăn, tỉnh sẽ nghiên cứu những phương án hỗ trợ khác, sẽ có những Nghị quyết cụ thể. Nhà đầu tư không phải lo rủi ro về tư duy nhiệm kỳ do thay đổi chính sách.

Chớp thời cơ, tháo nút thắt

Một tin vui cho người dân Cao Bằng vừa nhận được đó là Tập đoàn tư nhân Đèo Cả, là Tập đoàn có tiếng trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông đã tham gia nghiên cứu và đầu tư Dự án Cao tốc Trà Lĩnh - Đồng Đăng. 

Tuyến đường cao tốc thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đời sống chính trị-kinh tế và xãTuyến cao tốc khi đi vào hoạt động sẽ kết nối Cao Bằng với các trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội lớn và các tỉnh trong khu vực. Thiết lập tuyến vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc (Tây Nam Trung Quốc qua Bách Sắc (Quảng Tây) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) nối với Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng hướng ra biển thông qua cảng Hải Phòng và nối với đường Hồ Chí Minh, đường sắt xuyên Á thông đến các nước ASEAN.

Tập đoàn Đèo Cả đã kết hợp với Tư vấn nghiên cứu đề xuất điều chỉnh hướng tuyến Đồng Đăng - Trà Lĩnh kết nối với cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng rút ngắn 29km so với quy hoạch, giảm tổng chiều dài của Dự án từ 144km xuống còn 115km với 6 hầm xuyên qua núi, cầu cạn vượt thung lũng. Với phương án này, tổng mức đầu tư Dự án còn khoảng 20.938 tỷ đồng - giảm hơn 26.000 tỷ đồng so với nghiên cứu đề xuất trước đó. Cùng với đó là phương án phân kỳ đầu tư hợp lý.

Theo khảo sát đánh giá, tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh trong khoảng 10 năm đầu khai thác (2023 - 2032) sẽ đạt khoảng 5.000 - 10.000 xe/ngày đêm.

Trong năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Cao Bằng đạt 852 triệu USD. Tuy nhiên, đến năm 2018 đã tăng lên 2.380 triệu USD. Tăng trưởng về thu ngân sách cũng không ngừng tăng lên, từ 1.303 tỷ đồng năm 2016 đã tăng lên 1.550 tỷ đồng vào năm 2018.

Ngành du lịch và dịch vụ cũng được các cấp, ngành quan tâm và khai thác một cách hiệu quả. Năm 2018, số lượng khách du lịch đạt 1.200.000 lượt (tăng 26% so với năm 2017), doanh thu 360 tỷ đồng Tuyến cao tốc Trà Lĩnh - Đồng Đăng trong tương lai sẽ góp phần tạo tiền đề phát huy các lợi thế sẵn có của Cao Bằng, tăng thu ngân sách bền vững từ các lĩnh vực dịch vụ - du lịch, thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa, giải quyết vấn đề thu ngân sách hằng năm của tỉnh, giảm áp lực điều tiết các nguồn hỗ trợ từ Trung ương.

Ông Hoàng Xuân Ánh - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng
Ông Hoàng Xuân Ánh - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng

Ông Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết: Việc nghiên cứu xây dựng công trình giao thông sẽ là bước ngoặt rất lớn đối với tỉnh Cao Bằng. Hạ tầng giao thông từ lâu là cản trở lớn nhất đối sự phát triển kinh tế xã hội của Cao Bằng, bởi địa hình chia cắt, cách xa các trung tâm kinh tế lớn, chưa thuận tiện cho nhu cầu giao thông và lưu thông hàng hóa thương mại giữa các vùng. Cao Bằng xác định phát triển giao thông là bước đi quan trọng hiện nay. 

“Hạ tầng giao thông từ lâu là cản trở lớn nhất đối sự phát triển kinh tế xã hội của Cao Bằng, bởi địa hình chia cắt, cách xa các trung tâm kinh tế lớn, chưa thuận tiện cho nhu cầu giao thông và lưu thông hàng hóa thương mại giữa các vùng. Cao Bằng xác định phát triển giao thông là bước đi quan trọng trong việc phát triển giao thông, kinh tế địa phương.

Tuyến đường cao tốc thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đời sống chính trị-kinh tế và xã hội của các nhân dân các dân tộc tỉnh biên giới, đồng thời củng cố Quốc phòng - An ninh, giữ vững độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ Quốc gia” - Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh chia sẻ.

Đọc thêm

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu kiến tạo tương lai

Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, ngày 19/02/2025. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh đổi mới sáng tạo lan tỏa mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tư duy lập pháp truyền thống - vốn nặng tính phản ứng, đối phó với các vấn đề phát sinh - đang trở thành lực cản lớn nhất đối với sự phát triển. Đã đến lúc tư duy xây dựng pháp luật không chỉ chạy theo “vá lỗ hổng” thực tiễn mà cần chuyển sang kiến tạo tương lai.

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam sau 50 năm đất nước thống nhất vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tháng 4/2025 mới đây được xem là Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta. (Nguồn: TTXVN)
(PLVN) -  Ngày 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Kết tinh của sức mạnh văn hóa quân sự Việt Nam

Niềm vui giải phóng của người dân Sài Gòn ngày 30/4/1975. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, chấm dứt 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ và chính quyền ngụy Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, mở ra kỷ nguyên mới hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đại thắng mùa Xuân 1975 là kết quả của nhiều nhân tố tạo thành, trong đó có kết tinh sức mạnh văn hóa quân sự Việt Nam - sức mạnh của con người Việt Nam, trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam, đặc biệt là sức mạnh của một dân tộc biết đoàn kết đứng lên đấu tranh cho khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình 'Mùa xuân thống nhất'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình 'Mùa xuân thống nhất'
(PLVN) - Tối 29/4, Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng lãnh đạo các nước trên thế giới, các chính đảng và bạn bè quốc tế dự chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất” diễn ra tại Công viên Sáng tạo, TP Thủ Đức, TP HCM.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng Nhà nước dâng hoa tại Công viên Tượng đài Bác Hồ (Quận 1, Hồ Chí Minh). Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), chiều 29/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 29/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho rằng không có sự khác biệt vượt trội thì không thu hút được các nhà đầu tư. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Chiến thắng của một dân tộc 'biết ấp ủ khát vọng lớn'

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các anh hùng, dũng sĩ miền Nam ra thăm miền Bắc ngày 28/2/1969. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
(PLVN) - Phát biểu tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Bắc nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 15/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Lịch sử đã cho thấy, tương lai thuộc về những dân tộc biết ấp ủ khát vọng lớn và chung tay hành động vì lợi ích chung”.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Đảng trong mùa Xuân đại thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Đảng trong mùa Xuân đại thắng'
(PLVN) - Tối 28/4, Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đảng trong mùa Xuân đại thắng” diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Chương trình do Bộ Công an tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025).

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
Chiều 28/4, tại tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí đến Việt Nam dự Lễ khánh thành bến số 3 - Cảng Vũng Áng - một trong những công trình quan trọng kết nối kinh tế giữa hai nước và dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương
Tại hội đàm sáng 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru nhất trí làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế là trụ cột chính; xác định hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thành trụ cột mới của quan hệ song phương. Nhật Bản mong muốn triển khai 15 dự án trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng châu Á (AETI), Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC).