Khánh thành Nhà văn hóa cộng đồng đồng bào dân tộc Lô Lô tại Cao Bằng

(Ảnh: Ban tổ chức)
(Ảnh: Ban tổ chức)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhân ngày văn hoá các dân tộc Việt Nam 19/4, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với các đơn vị đã khánh thành Nhà văn hoá cộng đồng dân tộc Lô Lô và khởi công Ngôi nhà hạnh phúc tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.

Ông Nguyễn Kim Quy, Uỷ viên BTV Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam cho biết, chương trình “Những bước chân vì cộng đồng” là hoạt động ý nghĩa của tuổi trẻ góp phần tham gia xây dựng công trình Nhà văn hóa cộng đồng để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của 16 dân tộc thiểu số ít người tại Việt Nam.

Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc Lô Lô (Ảnh: Ban tổ chức)

Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc Lô Lô (Ảnh: Ban tổ chức)

Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc Lô Lô là công trình thứ 3 trong chuỗi 16 Nhà văn hóa cộng đồng tặng các dân tộc thiểu số rất ít người trên cả nước, do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp các đơn vị liên quan triển khai thời gian qua với sự hỗ trợ của Ngân hàng Sacombank.

“Nhà văn hoá cộng đồng được khánh thành và đưa vào sử dụng sẽ trở thành nơi đồng bào Lô Lô đến sinh hoạt, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và thắt chặt thêm tình đoàn kết. Đây cũng là địa điểm sưu tầm, lưu trữ, nghiên cứu, phát huy, quảng bá các di sản văn hóa dân tộc Lô Lô gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, theo ông Quy.

Nhân dịp này, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao 80 triệu đồng kinh phí xây dựng “Ngôi nhà hạnh phúc” tặng gia đình em Hà Văn Hoan, đồng thời cam kết đỡ đầu em tới năm 18 tuổi với mức hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng.

(Ảnh: Ban tổ chức)

(Ảnh: Ban tổ chức)

Em Hà Văn Hoan là học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi cả bố và mẹ. Hiện, em đang sống cùng chị gái trong một căn nhà gỗ đã xuống cấp nghiêm trọng, vô cùng nguy hiểm khi trời có mưa lũ tại xóm Nà Lùng (xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc). Dự kiến, “Ngôi nhà hạnh phúc” của 2 chị em Hà Văn Hoan sẽ có tổng diện tích 100 mét vuông với 3 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1 bếp.

Công trình “Nhà văn hóa cộng đồng” cho đồng bào dân tộc Lô Lô tại xóm Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc được xây dựng mới theo mẫu Nhà sàn 06 gian, nhịp nhà 2,15m, gian giữa 2,37m, hành lang quanh nhà 1,4m, chiều cao tầng 2,1m, tổng chiều cao công trình 5,26m; tổng diện tích sàn 156m².

Dân tộc Lô Lô là một dân tộc thiểu số đặc biệt ít người trong cộng đồng 54 dân tộc tại Việt Nam. Dân số dân tộc Lô Lô trong cả nước có 4.827 người được cư trú ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang; huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai và huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng. Trong đó, trên địa bàn huyện Bảo Lạc người dân tộc Lô Lô sinh sống tại các xã Kim Cúc, Hồng Trị và Cô Ba. Xã Hồng Trị có 5 xóm với 1590 người, riêng xóm Cốc Xả có 88 hộ, 447 người đang sinh sống.

Đọc thêm

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.