Khánh Hoà: Tiếp tục tham mưu nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Hoàng Giang)
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Chiều 9/8, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (NNPQXHCN) Việt Nam trong giai đoạn mới.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Đảng ta ban hành một Nghị quyết chuyên đề của Trung ương về xây dựng và hoàn thiện NNPQXHCN Việt Nam, với mục tiêu 5 quan điểm chỉ đạo, 8 đặc trưng của NNPQXHCN Việt Nam và 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.

Theo đó, Nghị quyết định hướng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện NNPQXHC Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân…

Ngày 12/5/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW. Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ xác định 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp mà Chính phủ và các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước từ Trung ương tới địa phương phải thực hiện để thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung, yêu cầu của Nghị quyết số 27-NQ/TW thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Hoàng Giang)
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Hoàng Giang)

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa đã báo cáo tình hình triển khai các nhiệm vụ được giao, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành Tư pháp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong việc triển khai Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương và Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ như: công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về NNPQXHCN Việt Nam trên địa bàn tỉnh; việc tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật trên địa bàn tỉnh; đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Tư pháp, xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả thuộc phạm vi trách nhiệm của sở, ngành Tư pháp; đổi mới công tác và nâng cao hiệu quả công tác bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp…

Đặc biệt, từ thực tiễn công tác của mình, nhiều cán bộ tư pháp ở Khánh Hòa đã chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các Nghị quyết kể trên; đồng thời đề xuất, kiến nghị hướng khắc phục. Các thành viên trong Đoàn công tác cũng đã trao đổi, tìm hiểu thêm những vấn đề còn chưa rõ.

Qua theo dõi và nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận, thay mặt Đoàn công tác, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc nhấn mạnh:

Thứ nhất, công tác tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ở tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều đổi mới theo hướng chủ động, bám sát nhiệm vụ trọng tâm, kịp thời cụ thể hóa các định hướng lãnh đạo, chỉ đạo mới của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và của Bộ Tư pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được nêu trong Nghị quyết số 77/NQ-CP.

Lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa trao đổi tại buổi làm việc. (Ảnh: Hoàng Giang)
Lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa trao đổi tại buổi làm việc. (Ảnh: Hoàng Giang)

Thứ hai, với vai trò đầu mối tổ chức triển khai Nghị quyết số 77/NQ-CP, Sở Tư pháp đã phát huy tích cực trong việc chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ được phân công, nhất là việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về NNPQXHCN Việt Nam cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật trên địa bàn tỉnh để đưa pháp luật vào cuộc sống, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mặc về thể chế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Thứ ba, Sở Tư pháp đã chủ động đổi mới tổ chức và hoạt động của sở, ngành Tư pháp. Thứ trưởng đánh giá cao về một số giải pháp chỉ đạo, điều hành mới đã mang lại hiệu quả trong công tác cải cách hành chính, phục vụ nhân dân của ngành Tư pháp Khánh Hòa.

Thứ tư, việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp của Sở Tư pháp trong thời gian qua đã thực sự góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho đời sống xã hội và phát triển kinh tế, hôi nhập quốc tế tại địa phương.

Thứ năm, Thứ trưởng đánh giá cao các mô hình, giải pháp đã và đang được sở, ngành Tư pháp Khánh Hòa triển khai. Các mô hình này thực sự đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của sở, ngành Tư pháp, qua đó mang lại niềm tin của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương.

Thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc đề nghị lãnh đạo ngành Tư pháp Khánh Hòa quan tâm, thực hiện tốt một số nội dung.

Cụ thể, có kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân về NNPQXHCN và yêu cầu, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện NNPQXHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo ngành Tư pháp Khánh Hòa. (Ảnh: Hoàng Giang)
Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo ngành Tư pháp Khánh Hòa. (Ảnh: Hoàng Giang)

Tiếp tục cải tiến, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, giúp người dân thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn; tham mưu các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành hiến pháp và pháp luật trên địa bàn tỉnh; tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường kiêm tra, kịp thời phát hiện, đề xuất xử lý theo quy định đối với những văn bản quy phạm, quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn.

Công tác tổ chức bộ máy, cán bộ tổ chức bộ cần được quan tâm chú trọng, cùng với đó gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả; xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức thi hành pháp luật; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, áp dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao; coi trọng đúng mức công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật, bảo đảm thượng tôn hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan, tổ chức và người dân.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và trợ giúp pháp lý phục vụ nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; nâng cao năng lực của hệ thống dịch vụ pháp lý, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý để người dân, doanh nghiệp dễ tiếp cận pháp luật, quản trị rủi ro và bảo đảm an toàn pháp lý.

Chủ động tham mưu giúp HĐND, UBND tỉnh hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động tư pháp thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; theo dõi và kịp thời hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu triển khai thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 12/5/2023 của Chính phủ.

Một số mô hình, giải pháp đang được ngành Tư pháp Khánh Hòa triển khai và mang lại lợi ích thiết thực cho công dân như: Giải pháp rút ngắn thời gian giải quyết đối với thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp; Hỗ trợ người dân nộp hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến; Bố trí đội ngũ công chức, viên chức và người lao động thường xuyên tham gia hỗ trợ bộ phận một cửa trong công tác hướng dẫn, khuyến khích người dân tham gia nộp hồ sơ trực tuyến; Phối hợp với ngành giáo dục tại địa phương nhằm đưa các nội dung về hiến pháp và NNPQXHCN Việt Nam vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Đọc thêm

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Đồng Nai: “Đồng Nai là điển hình của công tác PBGDPL”

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Đồng Nai: “Đồng Nai là điển hình của công tác PBGDPL”
(PLVN) - Tiếp tục chương trình làm việc của Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) Trung ương, chiều 12/9/2024, Đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Đồng Nai do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương làm trưởng đoàn.

Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương làm việc với huyện Thống Nhất (Đồng Nai)

Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương làm việc với huyện Thống Nhất (Đồng Nai)
(PLVN) - Sáng 12/9/2024, Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương do ông Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp, làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Cùng đi có đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…

Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Cần đảm bảo tính khả thi, đi vào cuộc sống

TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục PBGDPL, Phó trưởng Ban soạn thảo Đề án phát biểu khai mạc hội thảo
(PLVN) -  Chiều 11/09, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý về dự thảo “ Đề án chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025-2030 ” do TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật , Bộ Tư pháp , Phó Trưởng ban Ban soạn thảo Đề án và ô ng Phạm Quang Hiếu, Quyền Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp đồng chủ trì Hội thảo.

TP Hồ Chí Minh: Nhiều mô hình hiệu quả trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật

Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp Lê Vệ Quốc phát biểu chỉ đạo tọa đàm
(PLVN) -  Sáng ngày 11/9, tại Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi Tọa đàm Trao đổi, nắm bắt thông tin về việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và tình hình thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022; số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Tư pháp tổ chức.

Khánh Hòa tập huấn kỹ năng chuyên sâu về xử phạt vi phạm hành chính

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Ngày 11/9, Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng chuyên sâu về xử phạt vi phạm hành chính nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, công chức và các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ở địa phương.

Trẻ em là xương sống trong hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới

Trẻ em là xương sống trong hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới

(PLVN) - Đây là nhận định của Tiến sĩ Samuel J. Juett - Điều phối viên chương trình tư pháp và thi hành pháp luật, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại buổi tập huấn "Tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới" do Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF tổ chức sáng nay, 30/8.

Để chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khả thi và đi vào thực tiễn

Để chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khả thi và đi vào thực tiễn
(PLVN) - Ngày 27/8, tại Đà Nẵng, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý về dự thảo Đề án “Chuyển đổi số trong công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025- 2030” với sự tham gia của các chuyên gia và lãnh đạo Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng cùng các tỉnh Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Bình, Bình Định…

Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn Đà Nẵng

Quang cảnh tọa đàm

(PLVN) -  Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của Đà Nẵng, chiều 27/8, Sở Tư pháp thành phố phối hợp với Cục Phổ biến giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức toạ đàm về tình hình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tình hình thực hiện các quyết định của Thủ tướng chính phủ số: 407/QĐ-TTG ngày 30/3/2022; số 977 QĐ-TTG ngày 11/8/2022 tại thành phố Đà Nẵng.

Sở Tư pháp Bạc Liêu họp mặt kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Ngành Tư pháp

Sở Tư pháp Bạc Liêu họp mặt kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Ngành Tư pháp
(PLVN) - Mỗi năm, cứ vào tháng 8, lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Tư pháp Bạc Liêu lại có dịp cùng nhau ôn lại quá trình xây dựng và trưởng thành, phát huy những truyền thống vẻ vang, quý báu, khẳng định niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Sở Tư pháp Vĩnh Phúc tăng cường phối hợp với các cơ quan triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu thành phần cấu tạo nên chỉ số Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự

Một Hội nghị tập huấn do Sở Tư pháp Vĩnh Phúc tổ chức
(PLVN) - Nhằm phấn đấu cải thiện chỉ số thành phần PCI để đạt được mục tiêu tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tư pháp Vĩnh Phúc đã tăng cường phối hợp với các cơ quan triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu thành phần cấu tạo nên chỉ số Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.