Khánh Hòa phấn đấu trở thành trung tâm phát triển công nghệ sinh học hàng đầu khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên

Khánh Hòa trở thành một trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học về lĩnh vực y dược (ảnh minh họa).
Khánh Hòa trở thành một trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học về lĩnh vực y dược (ảnh minh họa).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tầm nhìn đến năm 2045, Khánh Hòa trở thành một trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học về lĩnh vực y dược, công nghệ sinh học biển trong khu vực các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên.

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành kế hoạch số 10419/KH-UBND thực hiện chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36 ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Theo đó, mục tiêu tổng quát của kế hoạch là xây dựng Khánh Hòa trở thành một trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học về lĩnh vực y dược, công nghệ sinh học biển trong khu vực các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên; đưa ngành công nghệ sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đóng góp tích cực vào GRDP của tỉnh.

Mục tiêu cụ thể, đến năm 2030, Khánh Hòa xây dựng và thực hiện hiệu quả một số cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc đẩy mạnh phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ sinh học, nhất là chính sách thu hút các doanh nghiệp khoa học, công nghệ nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm công nghệ sinh học phục vụ sản xuất, đời sống. Từ đó, đưa tỉnh Khánh Hòa trở thành một trong những địa phương của khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên phát triển mạnh về ứng dụng công nghệ sinh học, phục vụ phát triển kinh tế biển.

Khánh Hòa cũng hỗ trợ từ 5 - 10 doanh nghiệp khoa học, công nghệ nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực công nghệ sinh học vào thực tiễn sản xuất để tạo ra sản phẩm thuộc một số lĩnh vực thế mạnh của tỉnh như: hóa dược, nông nghiệp thủy sản, sản xuất giống, vắc xin thủy sản, các hoạt chất sinh học từ biển, các chế phẩm sinh học trong nông nghiệp, yến sào… đáp ứng đủ điều kiện sản xuất và hướng đến khả năng xuất khẩu.

Đồng thời, địa phương này phát triển và thu hút nhân lực khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học có chất lượng cao, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tài chính đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; thu hút khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, hợp tác công - tư trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ sinh học thế hệ mới từ biển.

Tầm nhìn đến năm 2045, Khánh Hòa trở thành trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học hàng đầu trong khu vực; hoạt động hiệu quả, phát triển nhanh các trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, sản xuất và dịch vụ thông minh trong các lĩnh vực có ứng dụng công nghệ sinh học.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.