Khẩn trương triển khai các nhiệm vụ cấp bách ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét

0:00 / 0:00
0:00
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có Công điện số 5398/BTNMT-TCKTTV yêu cầu các đơn vị trực thuộc khẩn trương triển khai các nhiệm vụ cấp bách để ứng phó với tình hình mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét.
Trận lũ quét khiến Quốc lộ 12 đoạn qua địa phận xã Mường Pồn, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) bị ảnh hưởng. Ảnh minh họa: Trung Kiên/TTXVN

Trận lũ quét khiến Quốc lộ 12 đoạn qua địa phận xã Mường Pồn, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) bị ảnh hưởng. Ảnh minh họa: Trung Kiên/TTXVN

Công điện nêu rõ: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 78/CĐ-TTg ngày 11/8/2024 về việc tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét tại khu vực miền Bắc, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Tổng cục Khí tượng Thủy văn tổ chức tăng cường quan trắc, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, dự báo, cảnh báo sớm tình hình thiên tai; cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin về thiên tai theo quy định tại Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp.

Tổng cục Khí tượng Thủy văn cung cấp kịp thời các thông tin dự báo, cảnh báo tác động chi tiết đến các khu vực chịu ảnh hưởng, các công trình dân sinh, kinh tế xã hội trên địa bàn các tỉnh cho cơ quan chỉ huy phòng, chống thiên tai cũng như nhân dân phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai; phối hợp với các đơn vị truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cập nhật đầy đủ các thông tin về tình hình thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các quy trình vận hành liên hồ chứa; đồng thời phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn để chia sẻ dữ liệu về vận hành hồ chứa, phục vụ công tác phòng chống thiên tai.

Cục Địa chất Việt Nam theo dõi sát sao các hiện tượng tai biến địa chất tại khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai, cùng với Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra cảnh báo sạt lở đất kịp thời cho các cơ quan, đơn vị và người dân.

Cục Viễn thám quốc gia phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn theo dõi và cung cấp ảnh viễn thám hỗ trợ công tác phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai.

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường phối hợp với các đơn vị, địa phương theo dõi tình hình ô nhiễm môi trường tại các khu vực xảy ra thiên tai; hỗ trợ chính quyền địa phương đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm sau thiên tai.

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thực hiện quy định về việc phối hợp cung cấp thông tin dự báo thời tiết, bão, mưa lớn, lũ quét, ngập lụt; Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản theo dõi, đánh giá và phối hợp dự báo, phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá, từ đó đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại kịp thời.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 12-15/8, khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 50-100mm, có nơi trên 200mm.

Chuyên gia khí tượng lưu ý, trong đợt mưa này, lượng mưa lớn thường xảy ra tập trung vào sáng, chiều tối và đêm, trên phạm vi hẹp (ở không gian cấp tỉnh) với cường suất lớn nên khả năng rất cao gây lũ quét, sạt lở đất, ngập úng tại các khu vực trũng, thấp, đặc biệt trên khu vực các tỉnh vùng núi. Vì vậy người dân cần đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh; riêng khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ đề phòng lũ quét và sạt lở đất; thường xuyên theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo trên website của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia tại địa chỉ nchmf.gov.vn, các Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, thành phố và khu vực. Đồng thời, cập nhật thường xuyên thông tin dự báo khí tượng thủy văn mới nhất trên các phương tiện truyền thông đại chúng chính thống của Trung ương và địa phương để chủ động ứng phó.

Chính quyền và các đơn vị chức năng cần cung cấp nhanh, kịp thời thông tin dự báo thiên tai cho người dân, vận động, tuyên truyền cũng như thực hiện lệnh cấm tuyệt đối người dân hoạt động tại các khu vực có nguy cơ rủi ro cao dễ xảy ra dông, lốc, sét, mưa đá... Người dân cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn công tác ứng phó, phòng tránh thiên tai của chính quyền địa phương.

Đọc thêm

Những vụ hỏa hoạn gây rúng động Hà Nội

Hiện trường vụ cháy chung cư mini trên phố Khương Hạ.
(PLVN) - Những năm gần đây, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra một số vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của người dân, gây ám ảnh trong cộng đồng.

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 18 và ngày 19/12, không khí lạnh tiếp tục tăng cường yếu xuống phía Nam, gây gió mạnh trên các vùng biển. Trên đất liền, khu vực miền Bắc duy trì hình thái thời tiết đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng.

Công an khuyến cáo biện pháp phòng cháy, nổ khi thắp hương tại nhà

Lực lượng PCCC nhắc nhở và hướng dẫn người dân các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng.
(PLVN) - Trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua xảy ra nhiều vụ cháy mà nguyên nhân là do chập điện bóng đèn trên bàn thờ hoặc do khi thắp hương thờ cúng. Do đó,  Công an thành phố khuyến cáo một số biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng tại gia đình.

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.