Khám phá sức mạnh quân sự của Iran (kỳ 3)

Không quân và hải quân Iran chỉ được đánh giá mức trung bình trong khu vực vùng vịnh

Nếu lục quân Iran được cho là lớn nhất trong khu vực vùng vịnh thì không quân và hải quân chỉ được đánh giá ở mức “trung bình”.

Không quân Iran

Không quân Iran có một lực lượng tương đối vững chắc, nhưng trang bị đã già cỗi, hao mòn nhiều và khả năng hoàn thành nhiệm vụ có giới hạn. Lực lượng không quân Iran có 52000 người, trong đó có 37000 quân nhân trong không quân Iran và 15000 người trong phòng không. Hiện họ có khoảng 300 chiến đấu cơ còn hoạt động tốt.

Tiêm kích hạng nặng F-4.
Tiêm kích hạng nặng F-4.

Các loại máy bay mà Iran sử dụng đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Mĩ, Nga, Pháp, Trung Quốc. Trong đó chia ra 50-60% nguồn cung từ Pháp và Mĩ, 20-30% từ Nga còn lại là từ Trung Quốc.

Tiêm kích hạng nhẹ F-5.
Tiêm kích hạng nhẹ F-5.
Chiến đấu cơ cánh cụp cánh xòe "mèo Tom" F-14.
Chiến đấu cơ cánh cụp cánh xòe "mèo Tom" F-14.

Theo thống kê của IISS, không quân có tất cả 14 phi đội chiến đấu cơ, bao gồm: 4 phi đội tiêm kích hạng nặng F-4D/E (55-65 chiếc), 4 phi đội tiêm kích hạng nhẹ F-5E/FII (55-65 chiếc), 1 phi đội cường kích Su-24MK (27-30 chiếc), 2 phi đội tiêm kích hạng nhẹ F-5B (20-25 chiếc), 2 phi đội tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 (25-30 chiếc), 1 phi đội tiêm kích hạng nhẹ F-7M (25-35 chiếc) và khoảng 60 chiếc cường kích hạng nặng cánh cụp cánh xòe F-14.

Tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 của Iran do Liên Xô sản xuất.
Tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 của Iran do Liên Xô sản xuất.
Máy bay huấn luyện chiến đấu FT-7 và tiêm kích hạng nhẹ F-7.
Máy bay huấn luyện chiến đấu FT-7 và tiêm kích hạng nhẹ F-7.

Không quân Iran còn biên chế một vài đơn vị trinh sát trang bị các loại máy bay RF-4F (3-8 chiếc), 5 chiếc tuần thám biển C-130H MP và 1 chiếc trinh sát/thám báo RC-130.

Máy bay vận tải chiến thuật C-130.
Máy bay vận tải chiến thuật C-130.

Về đơn vị không quân vận tải, Iran có 5 phi đội máy bay vận tải trang bị các loại máy bay: 4 chiếc boeing 747F, 1 chiếc Boeing 727, 18 chiếc C-130E/H, 3 chiếc Commander 690, 10 chiếc F-27, 1 chiếc Falcon 20A, 14 chiếc Xian Y-7.

Trực thăng vận tải CH-47 Chinook.
Trực thăng vận tải CH-47 Chinook.

Phi đội trực thăng gồm: 2 chiếc AB-206A, 27-30 chiếc Bell 214C, 2 chiếc CH-47 Chinook, 30 trực thăng Mil Mi-17, Shabaviz 206-1 (do Iran tự sản xuất).

Sát thủ diệt tăng "bọ cạp" Su-25.
Sát thủ diệt tăng "bọ cạp" Su-25.

Ngoài ra, Iran còn thu giữ được 7 chiếc cường kích Sukhoi Su-25K và 24 chiếc Mirage F1 của không quân Iraq. Đây là số máy bay mà các phi công Iraq đã lái sang Iran tránh không quân Mỹ và đồng minh trong cuộc chiến tranh vùng vịnh 1991. Theo một số nguồn tin không chính thức, Iran sở hữu số lượng nhỏ máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3 do Nga sản xuất.

Không quân Iran cũng có tham vọng tự chế tạo được chiến đấu cơ nội địa. Họ đã từng ký thỏa thuận với phía Nga về việc chuyển giao công nghệ sản xuất MiG-29 ở Iran, tuy nhiên sau đó vì nhiều lý do đã đổ vỡ.

Chiến đấu cơ phản lực nội đại Azarakhsh.
Chiến đấu cơ phản lực nội địa Azarakhsh.

Dựa trên những máy bay có trong không quân, cái kỹ sư Iran phát triển thành công chiến đấu cơ phản lực đầu tiên của Iran mang tên Azarakhsh. Chính thức được giới thiệu năm 1997, chiến đấu cơ Azarakhsh có ngoại hình tương tự tiêm kích hạng F-5 (Mỹ sản xuất).

Tiêm kích thế hệ thứ 2 của Iran "tia sét" Saeqeh.
Tiêm kích thế hệ thứ 2 của Iran "tia sét" Saeqeh.

Giữa năm 2004, Iran tiếp tục trình làng mẫu chiến đấu cơ Saeqeh (thần sấm) tự phát triển. Theo các quan chức cấp cao Iran tuyên bố Saeqeh có tính năng tương đương chiến đấu cơ hiện đại F/A-18 của không quân Mỹ. Mặc dù vậy, Saeqeh vẫn mang ngoại hình tương tự F-5 và chỉ có điểm khác biệt rất rõ ở phần đuôi máy bay. Cũng theo phương tiện thông tin của Iran thì Saeqeh có tầm bay lên tới 3.000km, trang bị các loại vũ khí tên lửa, bom thực hiện các nhiệm tấn công quân địch.

Lực lượng phòng không Iran

Iran đang duy trì lực lượng phòng không đông đảo lên tới 12.000 người, được trang bị một số hệ thống phòng không tầm thấp, tầm trung và tầm xa do Mỹ, Trung Quốc và Nga sản xuất.

Binh lính Iran diễn tập bắn thử tên lửa đất đối không vác vai.
Binh lính Iran diễn tập bắn thử tên lửa đất đối không vác vai.

Về phòng không tầm thấp, Iran vũ trang khoảng 2.000 pháo phòng không tầm ngắn, tên lửa đất đối không tầm ngắn vác vai SA-7, HN-5, SA-14 và RBS-70 cùng các tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp tự hành FM-80 (Trung Quốc “nhái” tên lửa Crotale).

Tên lửa đất đối không SA-2 trên bệ phóng.
Tên lửa đất đối không SA-2 trên bệ phóng.

Về phòng không tầm cao, Iran trang bị một vài hệ thống tên lửa phòng không chủ yếu như: MIM-23 Hawk, SA-2 hoặc HQ-2J (Trung Quốc “nhái” SA-2 của Liên Xô), SA-5 và SA-6.

Đạn tên lửa đất đối không tầm xa SA-5.
Đạn tên lửa đất đối không tầm xa SA-5.

Trong đó, SA-5 là hệ thống phòng không tốt nhất mà Iran có được. SA-5 do Liên Xô phát triển vào những năm 1960, thiết kế dể đánh chặn máy bay đối phương ở tầm cực xa và độ cao lớn. Tên lửa của hệ thống SA-5 có tầm bắn tối đa 300 km và độ cao bay lên tới 40.000 mét, tốc độ hành trình 2.500 m/s. SA-5 được triển khai bảo vệ các thành phố, cơ sở dầu mỏ quan trọng và thủ đô Tehran.

Hải quân Iran

Theo thống kê từ CISI, tính tới thời điểm năm 2006 hải quân Iran có 18.000 quân nhân phục vụ. Các căn cứ hải quân chính nằm ở Bandar-e Abbas, Busher, Kharg Island, Bander-e Anzelli, Chah Bahar, Bander-e Mahshar và Bander-e Khomeini.

Các tàu chiến biên chế trong hải quân Iran đa phần là các loại tàu cỡ nhỏ, trang bị hạn chế, cũ kỹ.

Khu trục hạm hạng nhẹ Vosper Mark 5.
Khu trục hạm hạng nhẹ Vosper Mark 5.

Ba chiến hạm chủ lực của hải quân Iran đều thuộc lớp tàu Vosper Mark 5 được chuyển giao dưới thời vua Shah (trước Cách mạng Hồi giáo Iran 1979). Vosper Mark 5 là lớp tàu khu trục hạng nhẹ, có lượng choán nước 1.100 tấn, thủy thủ đoàn 125-146 người.

Tên lửa diệt hạm C-802 phóng từ đất liền.
Tên lửa diệt hạm C-802 phóng từ đất liền.

Hỏa lực diệt hạm mạnh nhất của tàu là năm tên lửa đối hạm Sea Killer dẫn đường bằng sóng vô tuyến, tầm bắn tối đa 25km. Nhiều khả năng, hiện nay Iran đã thay thế Sea Killer bằng tên lửa diệt hạm C-802 (tầm bắn 120km). Vũ khí phụ của tàu gồm pháo hạm 114mm, pháo phòng không 35mm và 20mm, ngư lôi và cối 81mm cùng hỏa lực cối săn ngầm nhưng hạn chế rất nhiều và đã quá lạc hậu.

Iran có bốn tàu thuộc lớp Vosper Mark 5 gồm Alvand, Alborz, Sabalan và Sahand. Nhưng chỉ còn ba chiếc hoạt động, riêng Sahand đã bị không quân hải quân Mỹ đánh chìm tháng 4/1988.

Iran còn có hai hộ tống hạm PF-103 (lớp Bayandor) do Mỹ cung cấp năm 1966. PF-103 có lượng choán nước 900 tấn, trang bị pháo hạm 76mm và pháo phòng không. Loại tàu này không có radar kiểm soát hỏa lực hiện đại, tên lửa diệt hạm, tên lửa phòng không nên khả năng tác chiến chống tàu rất hạn chế. PF-103 chỉ thích hợp vai trò tuần tra ven biển.

Một kiểu tàu tấn công tốc độ cao trang bị hỏa tiễn diệt hạm của Iran.
Một kiểu tàu tấn công tốc độ cao trang bị hỏa tiễn diệt hạm của Iran.

Nếu như lực lượng tàu chiến cỡ lớn Iran có rất ít, thì tàu tấn công cỡ nhỏ mà Iran sở hữu rất lớn. Họ có khoảng 10 tàu tấn công tốc độ cao lớp Thondor (Trung Quốc chế tạo) lắp radar định vị và tím kiếm hiện đại, trang bị bốn tên lửa diệt hạm C-801 hoặc C-802, nhưng thiếu tên lửa phòng không.

Pháp cũng từng chuyển giao 10 tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Kaman, có lượng choán nước 275 tấn, trang bị một pháo hạm 76mm và bốn tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, nhưng có thể loại tên lửa này đã không còn hoạt động. Có ít nhất năm chiếc Kaman đã cải tiến thành công sử dụng 2-4 tên lửa C-801/C-802.

Cuối cùng, đội tàu chiến đấu của Iran là tàu cỡ nhỏ trang bị hỏa lực pháo như: 3 tàu lớp Chaho (Triều Tiên sản xuất) có lượng choán nước 82 tấn, lắp radar tìm kiếm và trang bị pháo phòng không 23mm và pháo phản lực phóng loạt BM-21 cỡ 122mm; 2 tàu lớp Kavian có lượng choán nước 148 tấn trang bị pháo 40mm và 20mm và 3 tàu lớp Parvin PGM-71 cỡ 98 tấn trang bị pháo 40mm và 20mm. Và nhiều loại tàu nhỏ khác.

Tàu ngầm tấn công chạy động cơ diesel lớp Kilo (kiểu 877).
Tàu ngầm tấn công chạy động cơ diesel lớp Kilo (kiểu 877).

Trong kho tàu ngầm của Iran thì “đáng giá” nhất là ba tàu ngầm tấn công lớp Kilo (kiểu 877). Đây là một trong những tàu ngầm tốt nhất thế giới với khả năng phát ra ít tiếng ồn khi hoạt động giúp lẩn trốn cũng như bất ngờ tấn công đối phương.

Kilo (kiểu 877) có lượng choán nước dưới mặt biển là 3.000 tấn và trên mặt biển 2.325 tấn. Kilo dài 72,6 mét, rộng 9,9 mét. Số lượng thủy thủ đoàn 52 người. Mỗi tàu Kilo được thiết kế với 6 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm, tàu mang 18 ngư lôi có điều khiển hoặc 24 thủy lôi. Kilo cũng trang bị tên lửa phòng không SA-N-5. Có nguồn tin cho rằng, Iran tự hiện đại hóa Kilo (kiểu 877) trang bị tên lửa diệt hạm YJ-1 hoặc Novatar Alfa.

Đội tàu đổ bộ của Iran gồm tàu có kích cỡ lớn như lớp Hengam (lượng choán nước 2.940 tấn) chở được 6 xe tăng, 227 lính; lớp Hormuz (cỡ 2.000 tấn) chở 9 tăng và 140 lính và tàu đổ bộ cỡ nhỏ khác (100 – 200 tấn). Lực lượng lính thủy đánh bộ cũng khí tài hỗ trợ của Iran không được đánh giá cao trong khu vực vùng vịnh.

Trực thăng rải mìn (thủy lôi) RH-53.
Trực thăng rải mìn (thủy lôi) RH-53.

Mặc dù, gặp rất nhiều khó khăn nhưng Iran cố gắng tổ chức không quân của hải quân trang bị: 3 máy bay tuần thám biển P-3F Orion (mang được tên lửa chống hạm AGM-84), 10 trực thăng săn ngầm Sikorsky SH-3D, 3 trực thăng rải mìn RH-53D, 7 trực thăng Agusta-Bell AB-212, trực thăng AH-1J (cải tiến lắp tên lửa diệt hạm AS-12) và tuần thám biển và rải mìn C-130.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.