Khám phá những phong tục thú vị nhất hành tinh

(PLO) - Tại nhiều nơi trên thế giới, nghi lễ, phong tục tập quán là cái riêng thể hiện tín ngưỡng, nét văn hóa đặc sắc của nơi đó. Ngoài ra, chính nét riêng đó cũng khiến cho bạn đọc cảm thấy vô cùng thú vị, mới lạ và đôi khi có phần ghê rợn. 

Ăn tro cốt để tưởng nhớ người đã khuất

Bộ lạc Yanomami là một trong những bộ lạc nguyên thủy, sống sâu trong rừng nhiệt đới Amazon và hầu như không có bất kỳ liên hệ gì với thế giới bên ngoài. Bộ lạc này có một tục lệ ma chay vô cùng man rợ, đó là ăn tro cốt người chết. Người chết sẽ được đưa lên giàn hỏa táng ở một khu vực hẻo lánh cách xa ngôi làng và thiêu cho đến khi thành tro. Sau khi hỏa thiêu xong, những phần còn lại của thân xác chưa thể cháy hết, họ đem bỏ vào một cái cối lớn và nghiền nát xương cốt thành bột, đựng trong quả bầu khô và cất giữ trong nhà. 

Một năm sau, khi đến ngày giỗ của người quá cố, họ sẽ mang số tro cốt này ra và chế biến thành nhiều món ăn, trong đó chủ yếu là với chuối. Tất cả dân làng cũng như người thân đều phải ăn, bởi họ tin rằng, chỉ có ăn tro cốt của người đã chết thì linh hồn của họ mới được cứu rỗi. Còn đối với những người thân trong gia đình, họ ăn tro của người đã khuất với mong muốn linh hồn của người chết có thể nhập vào cơ thể của họ, cho họ sức mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần để có thể chống chọi lại những tai họa mà khu rừng tạo ra. Nếu họ không thực hiện nghi thức này, linh hồn của người chết sẽ mãi mặc kẹt giữa giữa thế giới của người sống và thế giới của người chết.

Bộ lạc hoang dã Yanomami
Bộ lạc hoang dã Yanomami

Tây Tạng: Ngủ với 20 người đàn ông mới được lấy chồng

Đối với nhiều nền văn hóa khác nhau thế giới, giữ gìn trinh tiết cho đêm tân hôn với người chồng là việc được nhiều cô gái đề cao và coi trọng. Nhưng phong tục cưới hỏi của người Tây Tạng thì hoàn toàn ngược lại, một cô gái sẽ phải tìm kiếm và “quan hệ” với 20 người đàn ông. Đây là tiêu chuẩn tối thiểu để cô gái được phép lấy chồng. 

Theo truyền thống, người Tạng rất kính trọng gia đình, do đó các cuộc hôn nhân do cha mẹ xếp đặt. Người Tây Tạng có quan niệm rằng, nếu người đàn ông lấy phải cô gái còn trinh làm vợ là điều không tốt, mang lại vận xui và chết chóc đến gia đình. Cô gái chỉ được ngưỡng mộ và khẳng định được giá trị của mình khi trao thân đủ cho 20 người. Nhưng đối với người phụ nữ ở Tây Tạng, quan hệ với 20 người đàn ông trước khi cưới quả là một việc vô cùng khó khăn, bởi trong điều kiện dân cư thưa thớt, các cô gái rất vất vả để tìm kiếm được một người đàn ông để thực hành việc này. Thường, mẹ cô gái và cô sẽ phải mất nhiều ngày đi ra các đường mòn trên núi để tìm kiếm đàn ông. Khi kết thúc, cô gái cố xin người tình mới một vật gì đó như: chiếc gương nhỏ, đôi khuyên, hay vòng tay rẻ tiền để chứng minh cho các vị già làng nghiêm khắc rằng “chuyện ấy” đã diễn ra không dưới 20 lần.

Cô dâu trong ngày cưới của người Tây Tạng
Cô dâu trong ngày cưới của người Tây Tạng

Buồn cười chuyện phụ nữ cưỡng hiếp đàn ông

Trobriand được biết đến là một hòn đảo tình yêu thuộc đất nước Papua New Guinea. Trên mảnh đất xinh đẹp này tình dục là vấn đề vô cùng cởi mở và dễ dãi, người dân trên đảo không hề có bất cứ điều cấm kỵ nào, một cô gái có thể thoải mái “ân ái” thậm chí cưỡng hiếp đàn ông nhằm xác thực ai sẽ trở thành người chồng tốt đối với họ. 

Đối với người dân ở đảo, khoai lang là nguồn thực phẩm chính và họ thường tổ chức Lễ hội Khoai Lang vào tháng 8 hàng năm. Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như loại khoai lang trên đảo này lại chứa một chất kích thích đặc biệt làm tăng ham muốn của phụ nữ, nhưng đàn ông thì hầu như không có hoặc ít tác dụng. Trong thời điểm diễn ra lễ hội, người vui mừng và sung sướng nhất có lẽ là những người phụ nữ, họ có thể thỏa mãn cơn khát tình của mình và tìm ra được tình yêu của cuộc đời mình. Nhưng thật hài hước, đàn ông của xử sở thần tiên này thì lại coi đây là khoảng thời gian địa ngục, mang lại cho họ nhiều rắc rối nhất.  Dù là ngày hay đêm, những người đàn ông luôn gặp nguy hiểm khi anh ta đi ra ngoài 1 mình bởi vì họ có thể bị các chị em “phục kích”.  Tuy vậy, ngay cả một nhóm đàn ông đi với nhau vẫn bị các chị em phục kích và phải đầu hàng trước sự táo bạo của phái nữ. Thông thường, khoảng 30 phụ nữ sẽ tạo thành một nhóm, rình đàn ông đi qua và bắt họ, dù đồng ý hay không thì người đàn ông vẫn phải tuân theo và phải “lên giường” với những người phụ nữ đó. 

Những người phụ nữ xinh đẹp của hòn đảo Trobriand, Papua New Guinea
Những người phụ nữ xinh đẹp của hòn đảo Trobriand, Papua New Guinea

Bộ lạc kỳ lạ: Cầu xin được đánh để thể hiện tình yêu

Bộ tộc Hamar, nằm ở thung lũng Omo phía Nam Ethiopia yên bình và hầu như không tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài. Bộ tộc Hamar được biết đến là nơi tôn trọng những nghi thức văn hóa và nghi lễ, trong đó bao gồm nghi thức đánh đập phụ nữ trong ngày lễ “nhảy bò”. Để chứng minh sự trưởng thành của mình, những chàng trai trẻ tuổi trong làng phải nhảy trên lưng đàn bò và làm sao để không bị ngã xuống. Song song với sự kiện này là sự dũng cảm của những cô gái, để cổ vũ tinh thần cho nam giới, họ sẽ phải đưa lưng ra để bị đánh. 

Nghi lễ nhảy bò đòi hỏi sự khéo léo và dẻo dai của người con trai, họ phải nhảy thế nào để không bị trượt ngã khi nhảy qua 15 con bò đã bị bôi trơn bằng phân, và được xếp thành hàng. Việc này sẽ lặp đi lặp lại 4 lần. Nếu chàng trai nào bị mù hoặc què thì họ sẽ được người khác giúp đỡ để vượt qua thử thách. Người chiến thắng sẽ được công nhận là một Maza- tức là người đàn ông trưởng thành và có quyền lấy vợ. Nhưng trái lại, người thất bại trước nghi thức này thì sẽ bị người dân trong bộ tộc coi thường. 

Khi người con trai thực hiện nghi thức khó khăn này thì sẽ có những người phụ nữ sánh vai cùng anh ta. Họ sẽ nhảy múa và hát hò một cách nhiệt tình và hào hứng nhất để cổ vũ người tham gia nghi lễ. Ngoài ra, những người phụ nữ này còn giơ lưng ra để hứng chịu những đòn roi. Tuy rất đau đớn, nhưng những cô gái này không hề hé một lời kêu đau mà ngược lại, họ khiêu khích những Maza đánh mạnh hơn nữa và thậm chí là tranh nhau để được đánh. Đối với bộ tộc Hamar, đó là cách mà các cô gái được bộ tộc ghi nhận để thể hiện tình yêu của mình, khẳng định mình đã lớn và có thể kết hôn trong buổi lễ trưởng thành. Đối với những cô gái của bộ tộc này, những vết thẹo trên lưng là một niềm vui, niềm tự hào chứ hoàn toàn không phải là sự đau khổ. Chúng thể hiện sự mạnh mẽ, kiên cường cũng như tình cảm và sự hiến dâng của người con gái đối với người con trai trong bộ tộc. 

Những vết thẹo trên lưng người phụ nữ của Bộ tộc Hamar
Những vết thẹo trên lưng người phụ nữ của Bộ tộc Hamar

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.