Khám phá nghề muối ngàn năm thăng trầm ở Tây Phi

Lạc đà là phương tiện chủ yếu vận chuyển muối qua sa mạc Sahara.
Lạc đà là phương tiện chủ yếu vận chuyển muối qua sa mạc Sahara.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Muối là một khoáng chất rất quan trọng đối với người dân Tây Phi kể từ thời cổ đại, thậm chí có thể được dùng để đổi vàng hay nô lệ. Do địa hình thiên nhiên ít mỏ khoảng sản tự nhiên, nguồn khoáng chất này được cung cấp chủ yếu thông qua những cuộc du hành của những thương nhân muối qua sa mạc Sahara rộng lớn.

Trong quyển II bộ sách “Lịch sử đại cương Châu Phi”, các nhà nghiên cứu của tổ chức UNESCO đã nhấn mạnh tầm quan trọng của muối đối với người châu Phi cổ đại: “Muối là một khoáng chất có nhu cầu rất lớn, đặc biệt trong thời kỳ đầu của chế độ sống dựa trên nông nghiệp. Những người săn bắt và hái lượm thức ăn có thể hấp thụ được một lượng lớn muối ăn từ động vật họ săn được và thực vật tươi.

Tuy nhiên, muối trở thành một chất phụ gia cần thiết khi thực phẩm tươi không thể duy trì được ở những nơi có khí hậu khô nóng, việc tiết mồ hôi của con người cũng làm thất thoát một lượng muối lớn. Đặc biệt, muối trở nên cực kỳ đáng mơ ước trong các xã hội có chế độ ăn khắt khe”.

Buôn bán muối phát đạt từ thời cổ đại

Những con đường giao thương muối giữa các quốc gia Tây Phi đã được hình thành, quy tụ về buôn bán tại các “trung tâm” thương mại lớn từ thời cổ đại đến thời Trung cổ như Koumbi Saleh (thuộc Đế quốc Ghana từ năm 300 đến khoảng năm 1100), Niani (thuộc nước Guinea hiện nay) và Timbuktu (thuộc quốc gia Mali). Phương tiện vận chuyển chủ yếu là lạc đà băng qua sa mạc hoặc bằng thuyền dọc theo các con sông lớn như Niger và Senegal. Muối thường được đóng thành phiến để dễ vận chuyển trên đường đi. Mỗi con lạc đà có thể mang theo bốn hoặc năm phiến muối.

Muối thời bấy giờ quý đến mức có thể được sử dụng để đổi lấy các loại hàng hoá khác như ngà voi, da động vật sống, đồng, sắt, ngũ cốc,… thậm chí là vàng ở một số vùng của Tây Phi. Mặt khác, cách chia trác phổ biến nhất giữa những người khai thác muối và chủ sở hữu lạc đà là với mỗi bốn tấm được vận chuyển đến Timbuktu, một tấm dành cho những người khai thác và ba tấm còn lại được trả cho chủ sở hữu lạc đà.

Khi việc buôn bán trở nên ngày càng phát đạt, những đoàn thương mại lớn đối mặt với nguy cơ bị tấn công bởi những nhóm thổ phỉ và những tên cướp. Do đó, họ phải tăng cường thêm các vệ sĩ, trai tráng khoẻ mạnh để bảo vệ được hàng hoá, ngăn ngừa hiểm nguy có thể xảy trên những hành trình dài.

Đơn cử, một trong những hành trình chở muối lớn nhất vào thời Trung cổ là những đoàn lữ hành gồm 40.000 con lạc đà chở muối từ Taoudenni – một trung tâm khai thác muối ở vùng sa mạc phía bắc Mali – đến thành phố Timbuktu nằm ở rìa nam của sa mạc Sahara, cách sông Niger 20km về phía bắc. Cuộc hành trình ước tính dài 435 dặm (gần 700km) kéo dài suốt một tháng.

Các chuyến lữ hành đối mặt với nhiều hiểm nguy trước những tên cướp.Các chuyến lữ hành đối mặt với nhiều hiểm nguy trước những tên cướp.

Nói thêm về Taoudenni – thủ phủ của Vùng Taoudénit – là nơi có rất nhiều mỏ muối nằm trên nền các hồ muối cổ xưa. Tại đây, muối được đào bằng từ lòng hồ muối cổ, được các thợ muối cắt thành phiến và vận chuyển bằng xe tải hoặc lạc đà đến Timbuktu. Vào cuối những năm 1960, dưới chế độ của Moussa Traoré, một nhà tù đã được xây dựng tại địa điểm này và các tù nhân bị buộc phải làm việc trong hầm mỏ. Nhà tù đã bị đóng cửa vào năm 1988.

Các thương nhân đổi muối lấy các các mặt hàng như da, vải bông và vàng ở thành phố Timbuktu và tiếp tục đi lên phía bắc về phía sông Niger – con sông lớn thứ 3 của châu Phi, chỉ sau sông Nile và sông Congo – để giao thương với các thương nhân đến từ khắp nơi, trong đó có các thương nhân châu Âu. Những người nô lệ cũng bị vận chuyển trên con đường này và thậm chí có lúc bị buôn bán để lấy muối. Các sản phẩm như kẹo cao su và tiêu melegueta ở Tây Phi từng là “cơn sốt” tại châu Âu thời Phục hưng.

Thăng trầm “cố đô muối” Timbuktu ở Tây Phi

Theo nhiều tài liệu sử học ghi lại, trong các điểm trung chuyển quan trọng của con đường giao thương muối xuyên Sahara, thành phố Timbuktu là điểm cuối cùng phía nam của tuyến thương mại qua Sahara đến phía tây của Địa Trung Hải. Timbuktu bắt đầu được tộc người di cư Tuareg xây dựng vào năm 1100 sau Công nguyên. Sau đó đến cuối thế kỷ 13, được sát nhập vào Đế chế Mali. Trong thời gian sở hữu Timbuktu, những vị vua Mali đã cho xây dựng những đền thờ hồi giáo lớn (vẫn còn đến ngày nay) và một khu dân cư dành cho hoàng tộc.

Trong quá khứ, thành phố Timbuktu đã từng được coi là trung tâm kiến thức của thế giới hồi giáo, đã từng rất phồn thịnh và giàu có. Để diễn tả điều này, một nhà thơ Ả Rập cổ sống tại Tây Phi đã viết: “Muối đến từ phương Bắc, vàng đến từ phương Nam còn tri thức đến từ Timbuktu”. Trong thế kỷ 14, Timbuktu chính là một điểm quan trọng trên con đường buôn vàng – nô lệ – muối xuyên Sahara. Trong thời gian này, Timbuktu rất nhộn nhịp với sự có mặt của nhiều thương gia Ả rập, Do Thái đến từ nhiều phương, bao gồm cả người châu Âu.

Tuy nhiên, về sau này, con đường giao thương này dần mất đi, thành phố Timbuktu cũng không còn giữ được vị trí đầu mối quan trọng của mình và bị suy yếu theo. Timbuktu chính thức đánh mất mình vào năm 1591 khi người Ma Rốc xâm chiếm thành phố này. Theo chính sách của người Ma Rốc, tất cả các học giả đều bị giết hoặc đưa về Ma Rốc để ngăn ngừa mầm mống chống đối chính quyền mới. Các cuộc tranh giành, nội chiến đã diễn ra để giành lấy Timbuktu kéo dài mãi đến năm 1893 khi thực dân Pháp chính thức bước vào châu Phi.

Tuy nhiên, thực dân Pháp đã giữ nguyên hiện trạng điêu tàn và cô lập của Timbuktu mà không xây đường xe lửa đến Timbuktu, giúp phát triển kinh tế nơi này như họ đã làm với những nơi khác. Đến năm 1960, Timbuktu trở thành một phần của nước Cộng hoà Mali độc lập. Năm 1988, thành phố được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Muối ở Taoudenni được cắt thành phiến để dễ vận chuyển.Muối ở Taoudenni được cắt thành phiến để dễ vận chuyển.

Dù rằng quá khứ huy hoàng của thành phố Timbuktu đã hầu như bị lãng quên trong nhiều thế kỷ, có một giá trị vẫn luôn được duy trì kể từ thời Trung cổ đến ngày nay. Đó là các đoàn lạc đà vẫn tiếp tục vận chuyển số lượng hàng hoá lớn, trong đó có các phiến muối từ các mỏ muối ở Taoudenni xuyên qua sa mạc Sahara đến các vùng Tây Phi và Trung Phi.

Vào thế kỷ 20, các nhà sử học ghi nhận một số đoàn lữ hành lạc đà giữa Taoudenni và Timbuktu vẫn còn hoạt động trên sa mạc Sahara. Muối được vận chuyển trong hai đoàn lữ hành lớn, một lần rời Timbuktu vào đầu tháng 11 và một lần khác rời Timbuktu vào cuối tháng 3. Nhà nhân chủng học người Mỹ Horace Miner đã dành 7 tháng ở thành phố cổ này vào năm 1939-1940 để chứng kiến điều này. Ông ghi chép lại, đoàn lữ hành mùa đông gồm hơn 4.000 con lạc đà vận chuyển tổng sản lượng lên tới 35.000 phiến muối.

Vào khoảng năm 2007–2008, tại Taoudenni vẫn ghi nhận có khoảng 350 đội các thợ mỏ, với tổng số thợ lên khoảng 1000 người vẫn đang làm việc. Những người thợ này sống trong những túp lều tạm bợ được xây dựng từ những khối muối kém chất lượng. Thời gian làm việc của họ tại các mỏ muối kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 để tránh những tháng nóng nhất trong năm.

Dù vẫn được duy trì đến ngày nay nhưng có thể thấy, nghề buôn muối tại Tây Phi đã không còn phát đạt như trước. Cuộc sống của những diêm dân thường khắc nghiệt trong khi các vụ thương lái muối truyền thống cũng ngày càng ít dần đi.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.