Khám phá kiến trúc làm nhà trình tường cổ xưa của người Dao

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Từ lâu, đồng bào Dao Tiền ở xã Thành Công, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã tồn tại nhiều phong tục tập quán, những giá trị văn hóa, tín ngưỡng vô cùng phong phú. Trong đó, kỹ thuật làm nhà của người dân nơi đây rất điêu luyện với những ngôi nhà trình tường độc đáo, giữ nguyên vẹn bản sắc dân tộc của cha ông để lại. 

Nhà trình tường của người Dao Tiền ở xóm Bản Chang, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) là ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng đất nện dày mà không có bất cứ cột hay cọc nào làm trụ. Xóm có gần 50 hộ dân, 100% đều là dân tộc Dao Tiền, sinh sống chủ yếu ở men sườn đồi núi cao với nghề trồng trúc sào, dong riềng, ngô, chăn nuôi gia cầm và gia súc nhỏ lẻ. Hầu hết, bà con nơi đây vẫn giữ gìn, bảo tồn nguyên vẹn kiến trúc nhà trình tường từ xa xưa truyền lại.

Theo ông Bàn Hữu Ngọc, Trưởng xóm Bản Chang, xã Thành Công cho biết: “Ở đây khí hậu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ thấp hơn các nơi khác rất nhiều, vậy nên các cụ ngày xưa đã nghĩ đến việc làm một ngôi nhà vừa là nhà ở vừa như hang để chống được sương mù, cái lạnh cắt da của mùa đông trên núi, vào mùa hè mát mẻ, lại có thể chống được kẻ gian, thú dữ. Vì lẽ đó, ngôi nhà trình tường đã xuất hiện và tồn tại cho đến bây giờ.

Để làm được một ngôi nhà trình tường vững chắc thì phải tỉ mẩn từ khâu làm móng nhà. Thông thường, móng nhà được đào sâu khoảng 1 mét rồi kè bằng đá kết hợp với chất kết dính là đất trộn nhuyễn lên cao hơn mặt sân khoảng 40 - 60 cm. Còn vật liệu chính để làm tường nhà là đất sét, đất cao lanh hay đất thịt dưới chân núi đá vôi, có nhiều ở huyện Nguyên Bình.

Làm móng xong đến công đoạn đắp đất thành tường, trước tiên phải làm chiếc khuôn bằng gỗ rồi cào đất núi đã chọn vào thúng, sàng đổ vào khuôn gỗ ván, cầm chày gỗ thay nhau giã đến khi đất kết dính với nhau, tháo khuôn ra không rơi mới được. Khi xong tầng lượt thứ nhất, lại tiếp tục tháo khuôn gỗ đặt tiếp lượt tầng thứ hai, mỗi lượt tầng ván khuôn cao 50 - 70 cm. Đất giã và nện càng nhuyễn và chặt thì sau này tường sẽ không bị nứt và giữ được lâu bền. Tường đất của ngôi nhà thường cao 5 - 6 lượt tầng ván khuôn, thậm chí có gia đình làm cao 7 - 8 tầng khuôn.

Trình xong tường xung quanh, lấy gỗ làm khung nhà bên trong tường. Bên trong nhà sẽ là hệ thống cột gỗ để phân chia các phòng. Bên ngoài tường mài nhẵn, giã đất mịn, trơn và quét lớp vôi tạo nên màu trắng trang nhã cho ngôi nhà. Mái nhà được lợp ngói âm dương. Cạnh nhà là tường rào đá cao nửa người, chủ yếu để phân tách đất nhà với vùng đất đồi nương phía bên ngoài. Nhà trình tường được xây bao bọc kín đáo không giống nhà sàn hay nhà dựng bằng gỗ, vào mùa hè ở bên trong rất mát mẻ vì có hệ thống thông gió, cách nhiệt còn mùa đông lại rất ấm áp”.

Với sự khéo léo, điêu luyện của đôi tay cùng sức mạnh của người Dao Tiền, những bức tường bằng đất chắc chắn, vững chãi, phẳng phiu, dù trải qua nhiều biến cố, thời gian nhưng chất lượng tường rất bảo đảm an toàn. Nét độc đáo trong kiến trúc ngôi nhà trình tường của người Dao Tiền ở Bản Chang là được xây theo một khuôn mẫu thống nhất, dù to hay nhỏ đều phải có ba gian, hai cửa gồm: Một cửa chính giữa nhà và một cửa phụ ở đầu hồi nhà bên trái, hoặc bên phải để ra chuồng trâu, chuồng lợn phía sau. Ngoài ra, còn làm thêm 2 cửa sổ ở bên trái, bên phải lối ra vào và 1 cửa sổ ở gian bếp.

Ba gian nhà được sắp xếp: Gian bên trái dùng để đặt buồng ngủ của gia chủ; gian bên phải là buồng ngủ của con cái; gian giữa thường rộng hơn hai gian bên và là gian để bàn thờ tổ tiên, bày bàn ghế tiếp khách, một số gia đình đặt thêm 1 - 2 giường dành cho khách. Bên trong nhà còn làm thêm một bức tường phụ cũng bằng đất nện chạy song song với tường chính. Do đó, dù đã trải qua hơn 50 - 70 năm nhưng những ngôi nhà trình tường nơi đây vẫn giữ được khá nguyên bản.

“Nhìn bề ngoài, kiến trúc ngôi nhà trình tường rất đơn giản nhưng khi làm thì lại hết sức công phu, tốn nhiều thời gian. Vào khoảng những năm 50, 60 của thế kỷ trước, việc làm nhà trình tường gần như hoàn toàn thủ công bằng sức người do giao thông, phương tiện, kỹ thuật còn khó khăn, lạc hậu. Người dân ở đây rất đoàn kết, mỗi dịp ai đó làm nhà thì cả dòng họ, các anh em, làng xóm lại cùng nhau bàn bạc, chuẩn bị vật liệu, giúp sức xây dựng những ngôi nhà liền kề, chung tường nhà với nhau”, ông Bàn Hữu Sen ở xóm Bản Chang chia sẻ.

Tuy nhiên, những năm gần đây, người dân có xu hướng xây dựng những ngôi nhà cấp bốn bằng gạch đá và những ngôi nhà trình tường đang dần bị mai một. Để bảo tồn, giữ gìn và phát huy những ngôi nhà trình tường này, các cơ quan chức năng cần tuyên truyền cho người dân ý thức bảo tồn vốn quý của cha ông để lại; hạn chế nâng cấp, tu sửa làm thay đổi kết cấu nguyên bản của ngôi nhà; tích cực giới thiệu, quảng bá du lịch về cuộc sống của đồng bào dân tộc Dao tiền để tuyến du lịch Phia Đén – Phia Oắc, xã Thành Công trở thành một điểm dừng chân lý tưởng cho khách tham quan. 

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.