Khám phá hậu trường phim "Đào, phở và piano"

Đào, phở và piano là một trong hai phim nằm trong kế hoạch phát hành, phổ biến thí điểm một số phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL).
Đào, phở và piano là một trong hai phim nằm trong kế hoạch phát hành, phổ biến thí điểm một số phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - "Đào, phở và piano" là tác phẩm của đạo diễn Phi Tiến Sơn tái hiện Hà Nội 60 ngày đêm khói lửa. Hậu trường cảnh chiến đấu và phim trường "đổ nát chưa từng có" trong phim khiến nhiều khán giả quan tâm.

"Đào, phở và piano là phim Nhà nước nằm trong kế hoạch phát hành, phổ biến thí điểm một số phim sản xuất sử dụng ngân sách Nhà nước do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành.

Sau gần hai tuần ra rạp, "Đào, phở và piano" ghi nhận mức doanh thu 1 tỷ đồng (theo số liệu của Box Office Việt Nam - đơn vị thống kê độc lập) dù suất chiếu hạn chế. Phim tạo ra cơn sốt "săn vé" với khán giả Hà Nội và mới đây là TPHCM khi Beta Cinemas và Cinestar công bố phát hành phim.

Phim bấm máy từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023, trong thời tiết khắc nghiệt ở vùng miền núi phía Bắc. Ê-kíp thường xuyên quay vào buổi đêm, khi nhiệt độ giảm sâu. Vào một số cảnh lúc ban ngày, khi thời tiết nắng nóng, diễn viên lại phải mặc áo chần bông, áo len để khớp bối cảnh của cuộc chiến vào mùa đông.

Trong quá trình quay phim, đạo diễn Phi Tiến Sơn sử dụng nhiều cảnh quay thật, kết hợp một số cảnh quay trên nền phông xanh (được dựng thêm hiệu ứng kỹ xảo sau đó). Các cảnh quay cháy, nổ được thực hiện theo tiêu chuẩn, có giám sát viên, đảm bảo an toàn cho cả ê-kíp.

Đạo diễn Phi Tiến Sơn (phải) chỉ đạo trên phim trường

Đạo diễn Phi Tiến Sơn (phải) chỉ đạo trên phim trường

Các diễn viên tham gia phim có nhiều pha hành động. Ban đầu, ê-kíp muốn dùng cascadeur (diễn viên đóng thế). Tuy nhiên, Doãn Quốc Đam (vai Dân) nhận thấy ở các cảnh ngã, diễn viên đóng thế chỉ thực hiện động tác ngã, không diễn xuất, biểu cảm, khiến nhân vật thiếu "hồn", vì thế anh xin tự thực hiện. Khi quay cảnh nhân vật ngã từ trên mái ngói xuống, cơ thể anh có nhiều vết xước, có chỗ chảy máu, do gạch ngói đâm vào người.

Nhân vật của Doãn Quốc Đam được hóa trang máu me trong một cảnh phim

Nhân vật của Doãn Quốc Đam được hóa trang máu me trong một cảnh phim

Nữ chính Cao Thùy Linh đảm nhận vai cô tiểu thư Hà thành tên Hương trong phim, cũng có một cảnh hành động. Khi cầm bom ba càng lao vào xe tăng của quân địch ở cuối phim, cô được ê-kíp hỗ trợ bằng cách treo người trên dây cáp.

Nữ chính Cao Thùy Linh trong cảnh cầm bom ba càng lao vào xe tăng của quân địch ở cuối phim

Nữ chính Cao Thùy Linh trong cảnh cầm bom ba càng lao vào xe tăng của quân địch ở cuối phim

NSND Trung Hiếu trên phim trường "Đào, phở và piano" thực hiện một cảnh quay. Sau nhiều năm rời xa điện ảnh, nam diễn viên trở lại với vai cha xứ.

NSND Trung Hiếu trên phim trường
NSND Trung Hiếu trên phim trường

NSND Trần Lực đảm nhận vai họa sĩ già tài năng.

NSND Trần Lực trong hậu trường phim "Đào, phở và piano"

NSND Trần Lực trong hậu trường phim "Đào, phở và piano"

Theo chia sẻ của họa sĩ Vũ Việt Hưng - phụ trách thiết kế mỹ thuật, ê-kíp đã nghiên cứu, chọn cảnh thực tế tại Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Sơn Tây (Hà Nội). Đó đều là những nơi mà trước đây Pháp từng xây dựng, có những con phố cổ như bối cảnh đòi hỏi. Tuy nhiên, do những nơi này đã ít nhiều chịu tác động của những yếu tố hiện đại nên đoàn phim chuyển sang phục dựng bối cảnh.

Hình ảnh phim trường "đổ nát chưa từng có" tái hiện Hà Nội năm 1946-1947 trong phim "Đào, phở và piano".

Hình ảnh phim trường "đổ nát chưa từng có" tái hiện Hà Nội năm 1946-1947 trong phim "Đào, phở và piano".

Đoàn làm phim phục dựng khu phố cổ dài 120m, đường và vỉa hè lên tới 15m chiều rộng, hai dãy nhà san sát hai bên được hình thành từ phác thảo, dựng sa bàn cho tới dựng bối cảnh. Không gian này giúp cho đoàn làm phim có những cảnh toàn, cảnh quay từ trên cao không vướng các công trình hiện đại.

Một khu phố cổ Hà Nội hoang tàn, đổ nát dài 120m, đường và vỉa hè rộng tới 15m đã được dựng lại tại phim trường ở gần hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc) - nơi Trung Đoàn E24 từng đóng quân.

Một khu phố cổ Hà Nội hoang tàn, đổ nát dài 120m, đường và vỉa hè rộng tới 15m đã được dựng lại tại phim trường ở gần hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc) - nơi Trung Đoàn E24 từng đóng quân.

Họa sĩ Hưng cho biết thêm, trong phim anh dùng nhiều vật dụng gia đình, tủ, giường, nồi đất, hoành phi câu đối trong cảnh người dân dựng tường rào chiến lũy. Các loại xe chiến đấu, súng được mô phỏng từ mẫu ngoài đời, có tham khảo hiện vật từ Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Anh khẳng định việc xây dựng cảnh cho phim là một thách thức rất lớn. Bởi khung cảnh phim xảy ra cách đây 80 năm trước và để tìm được bối cảnh cho phim trong thời điểm này là không thể.

Họa sĩ cho biết để xây dựng được bối cảnh phố cổ Hà Nội năm 1946 với tỉ lệ 1:1 đáp ứng được với nguyên mẫu lịch sử anh và các đồng nghiệp đã mất nhiều thời gian nghiên cứu, phác thảo vẽ tay và dựng thành bản 3D.

“Trong điện ảnh dựng bối cảnh là khâu quan trọng nhất tạo ra hiệu ứng tạo ra chất liệu tạo ra không gian. Xây dựng mới sau đó đập phá tạo hiệu quả cũ, rêu mốc, khói bụi. Chúng tôi mất nhiều công sức và thời gian để dựng cảnh”, họa sĩ Vũ Viết Hưng chia sẻ.

Với một bộ phim lịch sử và đề tài chiến tranh lại có kinh phí hạn hẹp, ê-kíp sáng tác phải bàn bạc thảo luận kỹ càng để xây dựng bối cảnh. Những ngôi nhà, những mảng tường, con ngõ... phải được tính toán kỹ lưỡng để không gây lãng phí.

“Chúng tôi phải làm mọi thứ trong giới hạn của nguồn vốn với chất lượng tốt nhất. Thiết kế bối cảnh trong phim lịch sử, nhất là đối với Đào, phở piano là khâu phức tạp nhất. Chúng tôi phải làm từ con số không và phải làm sao thế nào để khán giả nhìn thấy đời sống của nhân vật một cách chân thật nhất. Thời gian có hạn buộc chúng tôi phải đẩy nhanh tốc độ để đáp ứng tiến độ đã đề ra”, anh Hưng nêu.

Trong phim chiến tranh những quả nổ, những đám cháy được gọi là hiệu ứng đặc biệt. Những hiệu ứng này có ê-kíp riêng để thực hiện. Toàn bộ ê-kíp phải luôn chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ những bình chữa cháy để đảm bảo an toàn cho diễn viên trong bối cảnh quay.

Một số hình ảnh hậu trường khác

Một số hình ảnh hậu trường khác

Video hậu trường

Hình ảnh và video: CTCP Phim truyện 1.

Đọc thêm

Hùng tráng những khúc ca khải hoàn

Chương trình Đất nước trọn niềm vui tại Thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Hồng Nhung)
(PLVN) - Các tuyệt phẩm khải hoàn, bản tráng ca rộn ràng niềm vui mở hội mà người dân Việt Nam rất đỗi yêu thích được vang lên khắp các tỉnh, thành vào những dịp kỷ niệm các ngày chiến thắng oanh liệt, vĩ đại của dân tộc. Các chiến công thần kỳ của quân và dân ta khiến các nhạc sĩ tràn đầy niềm xúc cảm sáng tác những tuyệt phẩm bất hủ.

Đi tìm Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024

Nhiều hoa khôi, á khôi tham gia cuộc thi (ảnh H. Linh).
(PLVN) - Cuộc thi "Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024" được tổ chức nhằm mục đích tìm kiếm gương mặt Đại sứ du lịch hội tụ nhan sắc, trí tuệ, tài năng và bản lĩnh xứng với danh hiệu Hoa hậu Du lịch Việt Nam, góp phần quảng bá sâu rộng đến bạn bè quốc tế hình ảnh một Việt Nam hiện đại, năng động và không ngừng phát triển cùng với những cảnh quan du lịch tuyệt đẹp được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.
(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.