Khám phá di sản, di tích về đêm ở Hà Nội

Nhà Tiền đường trên sân Thái học biến thành một màn hình khổng lồ giúp khách khám phá những giá trị trong đạo học của người Việt. (Ảnh: Hương Sen)
Nhà Tiền đường trên sân Thái học biến thành một màn hình khổng lồ giúp khách khám phá những giá trị trong đạo học của người Việt. (Ảnh: Hương Sen)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khám phá di sản, di tích về đêm tạo sự lôi cuốn đặc biệt với du khách. Rất đông du khách đã tham gia trải nghiệm tour độc đáo với cách truyền tải được khơi gợi một cách khéo léo, đậm truyền thống, văn hóa vốn có và hướng về cội nguồn dân tộc. Hệ thống đèn trang trí chiếu sáng tạo sự lung linh, huyền ảo, tô thêm vẻ đẹp cho khu di sản, di tích.

Đặc sắc tour đêm “Tinh hoa đạo học”

Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa ra mắt chương trình “Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám” với tên gọi “Tinh hoa đạo học” tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ngay khi bước qua cổng chính (Văn Miếu Môn), khách tham quan sẽ được chìm đắm vào một khúc dạo đầu nhẹ nhàng và thư thái của sắc màu và âm thanh trong khu Nhập đạo.

Dọc trên trục đường chính từ cổng Văn Miếu đến cổng Đại Trung, bốn từ “Tinh hoa đạo học” được xếp thành hàng dọc khiến cho người xem dễ liên tưởng con đường này như một vế đối được trình bày theo phương nằm ngang chứ không phải trên các cột tường như vẫn thường bắt gặp tại các di tích kiến trúc truyền thống, đồng thời cũng thể hiện một thông điệp rằng trục đường chính dẫn vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính là con đường dẫn đến tinh hoa đạo học của người Việt.

Hai bên trục đường chính trong khu Nhập đạo, hình ảnh bốn bức phù điêu “Tứ linh huấn tử” (Lão Long huấn tử, Kỳ Lân huấn tử, Lão Quy huấn tử và Phượng Hoàng huấn tử) lồng vào khung đỡ hình mái nhà theo kiến trúc truyền thống gợi lên hình ảnh những người cha đang dạy con dưới những mái nhà yên ấm. Những chỉ dẫn của cha dành cho con về cách sống, về cách ứng xử theo mỗi bước con trưởng thành chính là một trong những yếu tố hình thành nên gia đạo, mang đến cho con những bài học đầu tiên theo đúng tinh thần “người cha chính là người thầy đầu tiên của đứa trẻ”. Đây chính là một trong những nét đặc thù lần đầu tiên được giới thiệu đến khách tham quan tại khu di tích này.

Bước qua cổng Đại Trung, điều bất ngờ đầu tiên sẽ đón chờ khách tham quan chính là một luồng sáng từ ô cửa sổ Sao Khuê trên công trình có tính biểu tượng Khuê Văn Các chiếu thẳng về đỉnh mái của cổng Đại Trung, làm nổi bật hình ảnh đôi cá chép chầu bình móc. Luồng sáng này cũng biến Khuê Văn Các trở thành một ngọn hải đăng thực thụ - ngọn hải đăng của tri thức và trí tuệ.

Tại khu Thành đạt, khách tham quan sẽ bắt gặp tổ hợp hình ảnh thể hiện bốn giai đoạn trong quá trình phấn đấu trưởng thành và đỗ đạt của các nho sinh. Từ nét chữ đầu tiên khi những cậu bé còn để tóc trái đào phải nằm ra để tập viết cho đến khi đạt được trình độ có thể ngồi đọc sách Thánh hiền và lên đường về kinh ứng thí để rồi đến khi đỗ đạt được ban ngựa vinh quy bái tổ, mỗi tư thế của nho sinh qua từng giai đoạn như gợi lại quá trình tiến hoá của loài người, nhưng trong trường hợp này là “sự tiến hoá” về trí tuệ và tri thức.

Ở khu Vườn bia Tiến sĩ, khách tham quan sẽ được tìm hiểu về những nội dung cơ bản trên mỗi tấm bia Tiến sĩ với sự hỗ trợ của công nghệ trình chiếu mapping tiên tiến. Hai tấm bia được khởi dựng đầu tiên đặt tại hai toà đình bia hai bên giếng Thiên Quang sẽ trở thành những màn hình ấn tượng với nội dung không chỉ đơn thuần là danh sách các nhà khoa bảng Việt Nam trong suốt gần bốn thế kỷ trải qua các triều Lê - Mạc và Lê Trung hưng.

Nhiều thông tin thú vị khác sẽ được giới thiệu đến người xem như số lượng thí sinh qua mỗi kỳ thi, các dạng bài thi, các chức quan tham gia một kỳ thi hay các ân điển mà các vị tiến sĩ tân khoa nhận được cùng nhiều thông tin thú vị khác. Nhờ công nghệ trình chiếu mapping, các tấm bia đá như được “lột xác” trở thành những cuốn sách thực thụ, những minh chứng sống động cho quan niệm mỗi tấm bia là một pho sử đá về đạo học của người Việt.

Không gian tiếp theo trong hành trình Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính là khu Đại thành hay còn gọi là khu Bái đường. Nội dung chính được giới thiệu tại khu vực này chính là không gian trưng bày Quốc Tử Giám - ngôi trường đầu tiên của nền quốc học Việt Nam.

Toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển của cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước trong suốt gần 800 năm dưới thời phong kiến được thể hiện với phong cách thiết kế mang hơi thở đương đại, song vẫn in đậm dấu ấn của các giá trị truyền thống đã rèn đúc nên hàng ngàn danh nhân cho đất Việt. Tại sân Bái đường, khách tham quan sẽ được trải nghiệm sản phẩm công nghệ kính thực tế ảo, mới lạ và thú vị.

Điểm chạm cảm xúc cuối cùng của chương trình “Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám” mang lại cảm giác thăng hoa nhất, chính là trình chiếu mapping 3D theo chủ đề “Tinh hoa đạo học”. Toàn bộ mặt tiền của nhà Tiền đường trên sân Thái học sẽ biến thành một màn hình khổng lồ giúp cho khách tham quan khám phá những giá trị tinh túy nhất trong đạo học của người Việt.

Tiến sĩ Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết, trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh các hoạt động sáng tạo, khuyến khích xây dựng những sản phẩm phục vụ công nghiệp văn hóa tại Thủ đô, trên nền tảng giá trị di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Ban tổ chức xây dựng sản phẩm văn hóa du lịch, sản phẩm công nghiệp văn hóa, sáng tạo, ứng dụng công nghệ hiện đại, có sự kết nối giữa khoa học, nghệ thuật và công nghệ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng và du khách.

Độc đáo trải nghiệm đêm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. (Ảnh: Bảo An)

Độc đáo trải nghiệm đêm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. (Ảnh: Bảo An)

Xúc động tinh thần cách mạng tại “Đêm thiêng liêng”

Ban quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức ra mắt tour du lịch đêm mới với chủ đề “Đêm thiêng liêng 3: Lửa thanh xuân”. Chương trình trải nghiệm kết hợp giữa tham quan di tích với nhiều hoạt cảnh, tái hiện chân thực cuộc sống khắc nghiệt trong Nhà tù Hỏa Lò. Chương trình vừa tạo sức hút cho du lịch; vừa góp phần giúp mọi người hiểu thêm tinh thần cách mạng của những chiến sĩ năm xưa.

Nhà tù Hỏa Lò do thực dân Pháp xây dựng, trong thời gian dài đây là nơi giam cầm những chí sĩ yêu nước và nhiều chiến sĩ Cộng sản. Đây cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc đấu tranh, là trường học cách mạng; đồng thời, là nơi chứng kiến nhiều tấm gương hy sinh anh dũng.

Chương trình trải nghiệm “Đêm thiêng liêng 3: Lửa thanh xuân” kết hợp giữa tham quan di tích với nhiều hoạt cảnh, tái hiện chân thực cuộc sống khắc nghiệt trong Nhà tù Hỏa Lò. Với sự tinh tế trong cách thiết kế các hoạt cảnh, những tình tiết đời sống khắc nghiệt trong Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã được tái hiện chân thực, từ đó làm nổi bật hình ảnh những nhân vật ưu tú của dân tộc. Dù bị bỏ đói, bị hành hạ, đánh đập tàn nhẫn và thậm chí đối mặt với cái chết, những chiến sĩ bị địch bắt giam cầm năm xưa vẫn giữ vững niềm tin, lạc quan và khí tiết kiên trung đến phút cuối cùng của cuộc đời.

Trải nghiệm vào hành trình này, khách tham quan được xem nhiều hoạt cảnh ấn tượng như đồng chí Nguyễn Hoàng Tôn kiêu hãnh đón nhận cái chết bằng máy chém trước cổng chính Nhà tù Hỏa Lò vào năm 1931, “Biến nhà tù thành trường học cách mạng”, “Vượt ngục năm 1945” và câu chuyện đồng chí Nguyễn Đức Cảnh gặp mẹ lần cuối trước khi chịu án tử hình. Ngoài ra, câu chuyện về đồng chí Đặng Xuân Khu (Trường Chinh sau này) kiên cường đấu tranh trong ngục tối... là những tấm gương kiên trung đáng ngưỡng mộ.

Các hoạt cảnh được dàn dựng chân thực, góp phần làm nổi bật hình tượng những người con ưu tú của dân tộc dù bị bỏ đói, hành hạ, đánh đập dã man, thậm chí đối mặt với cái chết vẫn lạc quan, giữ vững khí tiết kiên trung đến giây phút cuối cùng.

Tham gia trải nghiệm, khách du lịch còn nhập vai tù chính trị, để trải nghiệm sự ngột ngạt, u tối trong các phòng giam, xà lim; trải nghiệm sự gian nan, nguy hiểm khi chui cống ngầm vượt ngục... Từ đó, cảm nhận rõ nét tinh thần vượt lên gian khổ, ngọn lửa đấu tranh bền bỉ trong chốn lao tù khắc nghiệt. Chặng cuối của hành trình là lễ tri ân các anh hùng liệt sĩ trong không gian thiêng liêng tại Đài tưởng niệm.

Tour “Đêm thiêng liêng 3: Lửa thanh xuân” không đơn thuần là một sản phẩm du lịch. Đây là lời tri ân đối với những đóng góp, sự hy sinh to lớn của các chiến sỹ yêu nước, cách mạng trẻ tuổi, từng bị thực dân Pháp bắt giam trong Nhà tù Hỏa Lò. Chương trình tạo thêm sản phẩm cho du lịch đêm Hà Nội, vừa góp phần giúp mọi người hiểu thêm tinh thần cách mạng của những chiến sĩ cộng sản năm xưa.

Thông qua tour, khách tham quan không chỉ hiểu giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt mà còn cảm nhận được những giá trị nền tảng của đạo học Việt Nam và những câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Những tour trải nghiệm đêm này đã gây ấn tượng mạnh mẽ và trở thành tour du lịch đêm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới thăm Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Kiến trúc Hà Nội trong 'dòng chảy'công nghiệp văn hóa

Toàn cảnh Hà Nội xưa. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Với bề dày lịch sử nghìn năm văn hiến, Hà Nội sở hữu hệ thống di tích, công trình kiến trúc - nghệ thuật độc đáo, có thể trở thành những không gian sáng tạo, được kỳ vọng hòa cùng sự phát triển công nghiệp văn hóa, Thành phố sáng tạo.

Kỹ năng tuyệt vời của người An Nam xây cầu 'Paul Doumer'

Kỹ năng tuyệt vời của người An Nam xây cầu 'Paul Doumer'
(PLVN) - Cây cầu Long Biên là một điểm nhấn của Hà Nội mà ai ghé Thủ đô đều tới đó một lần. Đã 2 thế kỷ trôi qua, cây cầu đã chứng kiến biến đổi lịch sử của nước nhà từ Pháp thuộc, đến độc lập, đến chiến tranh với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ… Ngược dòng lịch sử để chúng ta tìm hiểu câu chuyện người thợ Việt Nam xây dựng cây cầu mang tên “Paul Doumer”, nay là cầu Long Biên.

Thế hệ trẻ tự hào đưa bản sắc văn hóa dân tộc vươn xa

Thế hệ trẻ tự hào đưa bản sắc văn hóa dân tộc vươn xa
(PLVN) - Trong dòng chảy của xã hội hiện đại, nhiều bạn trẻ đang miệt mài góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới. Đây chính là minh chứng cho thấy thế hệ trẻ Việt Nam đang từng bước khẳng định vai trò của mình là thế hệ tiếp theo trong hành trình bảo tồn và quảng bá giá trị văn hóa dân tộc.

Hà Nội và di sản kiến trúc thời bao cấp thương nhớ

Khu tập thể ở đường Trần Quý Cáp, Hà Nội. (Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Di sản kiến trúc thời bao cấp cần được bảo tồn và phát huy giá trị như thế nào? Liệu chúng có khả năng đóng góp cho định hướng phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội hay không? Là câu hỏi trăn trở của giới kiến trúc sư, các nhà văn hóa thương nhớ về một thời kỳ gian khó của đất nước...

Có một Hà Nội phố

Chợ Hàng Bè khu vực ngã ba Hàng Bè - Gia Ngư năm 1992. (Ảnh: Henk Stakelbeek)
(PLVN) - Hà Nội phố với mái ngói lô nhô, những căn nhà ống 36 phố phường luôn là một phần tâm hồn của cư dân không chỉ Hà Nội. Chẳng thế, câu cửa miệng của người Hà Nội khi rảnh là hẹn nhau “lên phố”, là khu phố cổ bên hồ Hoàn Kiếm...

Hơn 300 nghệ sĩ hội tụ, sẵn sàng cho đêm khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
(PLVN) - Tối 29/3 (tức mùng 1/3 Âm lịch) sẽ diễn ra khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 với chủ đề "Âm vang nguồn cội" tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là sự kiện mở màn, đồng thời là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức trong nhiều ngày trước Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

Sắp diễn ra Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Cà Mau

Sắp diễn ra Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Cà Mau
(PLVN) - Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân sẽ diễn ra từ ngày 1 - 3/4 (nhằm mùng 4/3 – 6/3 âm lịch năm 2025), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh.

Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ trở thành 'lễ hội kiểu mẫu'

Rước kiệu truyền thống - nghi lễ quan trọng mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. (Ảnh: Vũ Tuân)
(PLVN) - Năm 2025, tỉnh Phú Thọ đặt mục tiêu tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ thành “lễ hội kiểu mẫu” tạo điều kiện cho đồng bào, du khách về dâng hương bái Tổ và trải nghiệm các hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc.

Độc đáo mảnh đất hai vua mang đậm 'hồn' Bắc Bộ

Mông Phụ đón khách bằng một chiếc cổng cổ ẩn mình dưới cổ thụ xòe tán rộng, kế bên là rặng duối lâu năm tuổi.
(PLVN) - Trải qua bao thăng trầm của thời gian, sự biến thiên của lịch sử, làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) vẫn giữ được nguyên vẹn nét đẹp văn hóa đặc trưng về lối sống của người dân Đồng bằng Bắc Bộ xưa với cây đa, bến nước, sân đình, nhà cổ, chùa miếu linh thiêng cùng kiến trúc nhà cổ niên đại hàng trăm năm...

Chi Lăng - nơi lưu giữ những chiến công chói lọi

Ải Chi Lăng. (Ảnh: DLLS)
(PLVN) - Chi Lăng (Lạng Sơn) là vùng đất giàu truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với những chiến công hiển hách của cha ông ta trong suốt lịch sử dựng nước, giữ nước. Với quy mô đồ sộ, địa thế hiểm trở, Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành bảo vệ Thăng Long trước những cuộc thảo phạt của quân xâm lược phương Bắc. Các trận chiến ở Ải Chi Lăng thể hiện tài thao lược, trí tuệ của cha ông ta trong công cuộc bảo vệ đất nước.

Khai hội Đền Bà Triệu năm 2025

Toàn cảnh lễ khai hội Đền Bà Triệu năm 2025.
(PLVN) - Sáng 21/3, tức ngày 22/2 năm Ất Tỵ, tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025; kỷ niệm 1.777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.