Khám phá Chuisky – Cung đường đẹp nhất nước Nga

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đường Chuisky là con đường lâu đời nhất nối trung tâm vùng Siberia với châu Á. Con đường này có tổng chiều dài gần 1000 km, bắt đầu từ Novosibirsk và kết thúc ở biên giới Nga với Mông Cổ. Năm 2014, tạp chí National Geographic công bố bình chọn Top 10 con đường đẹp nhất thế giới và Chuisky được xếp ở vị trí thứ 5 trong danh sách này.

Nhiều người hẳn sẽ thốt lên kinh ngạc khi xem những bức ảnh đẹp như tranh vẽ được chụp trên cung đường này vào những ngày Thu vừa qua. Nhiều người khác có lẽ sẽ lên kế hoạch tự thực hiện chuyến khám phá vẻ đẹp Chuisky vào một thời điểm nào đó.

“Con đường tơ lụa” của vùng đất Vàng

Trong những ngày Thu tháng Mười, chúng tôi đến thăm Altai – nước cộng hòa tự trị thuộc Liên bang Nga, có biên giới giáp với Mông Cổ, Kazakhstan và Trung Quốc. Đưa chúng tôi đi khám phá cung đường Chuisky, anh Vadic (lái xe người địa phương) giải thích từ Altai – theo tiếng địa phương có nghĩa là Vàng.

Tên gọi này được hình thành theo hai nghĩa, một là vùng đất này xưa kia có rất nhiều mỏ vàng và mùa thu vàng tuyệt đẹp ở đây. Anh Vadic nói: “Người Altai xưa và nay không thích vàng và đồ trang sức từ vàng, những mỏ vàng lớn nhất được phát hiện và khai thác vào thời Liên Xô. Đến nay gần như đã cạn kiệt. Nhưng mùa thu vàng thì vẫn còn tràn ngập trên con đường Chuisky cho tới tận biên giới Mông Cổ”.

Bức tranh mùa thu vàng Altai ở hai bên đường Chuisky. Ảnh: Trần Hiếu – PV TTXVN tại Nga

Cây cầu treo đi bộ Aiskyi bắc qua sông Katun được xây dựng từ năm 1979, là địa điểm để du khách ngắm cảnh đẹp hai bên bờ sông.

Theo những tư liệu lịch sử, đường Chuisky lịch sử là một phần của con đường hiện đại từ Biysk (vùng Altai) qua thủ phủ Gorno-Altaisk của nước cộng hòa tự trị Altai đến biên giới với Mông Cổ. Quãng đường này có chiều dài khoảng 630 km với đa số là đèo dốc cua tay áo.

Việc hình thành con đường này xuất phát từ sự trao đổi hàng hóa giữa vùng Siberia của Nga và Mông Cổ vào đầu thế kỷ 19. Nhưng khi đó, đường Chuisky còn rất sơ khai, chỉ có thể dùng ngựa hoặc lạc đà để đi lại và chở hàng. Nhiều người dân địa phương vẫn ví von Chuisky là “con đường tơ lụa” của Altai và vùng đất Siberia rộng lớn.

Hồ Manzherok một trong những thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Gorno-Altai.

Đến thời Liên Xô, chính quyền Moskva coi trọng giao thương và bang giao với Mông Cổ nên đường Chuisky được nâng cấp nhiều lần. Năm 1922, Ban Chấp hàng Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ra nghị quyết về việc xây dựng đường Chuisky thành đường quốc lộ cho các phương tiện xe cơ giới. Đến năm 1935, tuyến đường này được hoàn thành và đưa vào hoạt động.

Khám phá cung đường vàng

Lái xe dọc theo đường Chuisky giống như băng qua toàn bộ nước Nga. Tạp chí National Geographic đã bắt đầu bằng những từ như vậy để mô tả về Chuisky khi công bố danh sách 10 tuyến đường đẹp nhất hành tinh. Con đường bắt đầu ở Biysk, với những khu rừng thông và bạch dương bao quanh những ngôi làng. Một trong những ngôi làng đó là nơi sinh ra nhà văn Vasily Shukshin, người đã để lại cho hậu thế những tác phẩm kiệt xuất như tuyển tập truyện “Dân làng,” các phim truyện “Từng sống một gã trai như thế”, “Bên hồ”, “Kim ngân quả đỏ”, “Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc”.

  • Khám phá Chuisky – Cung đường đẹp nhất nước Nga ảnh 4

    Bức tranh mùa thu vàng Altai ở hai bên đường Chuisky

  • Khám phá Chuisky – Cung đường đẹp nhất nước Nga ảnh 5

    Đường Chuisky được bình chọn là một trong những con đường đẹp nhất thế giới

  • Khám phá Chuisky – Cung đường đẹp nhất nước Nga ảnh 6

    Những khúc cua ngoằn ngèo vượt qua đèo Chike-Taman. Ảnh: Trần Hiếu – PV TTXVN tại Nga

Đi qua khoảng 100km, bạn sẽ đến Gorno-Altaisk – thủ phủ của nước cộng hòa Altai. Đi tiếp trên cung đường này, bạn sẽ được chứng kiến màu nước xanh ngọc bích chỉ có vào mùa thu của sông Katun, hai bờ sông là những hẻm núi đá cao dựng đứng. Đường Chuisky chạy qua những thung lũng thông xanh và thông đỏ đang vào độ chín của sắc vàng.

Thông đỏ là một sản vật quý của Altai. Loại cây này chỉ sống ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt, gỗ cây cứng chắc hơn cả gỗ lim của rừng nhiệt đới, thường được người dân địa phương sử dụng để làm cột trụ nhà. Hạt thông đỏ được khai thác để xuất khẩu, trong khi dầu cây thông đỏ là một loại dược liệu quý có nhiều công dụng chữa bệnh.

  • Khám phá Chuisky – Cung đường đẹp nhất nước Nga ảnh 8

    Thịt cừu Ongudai nổi tiếng ở vùng Siberia và được xuất đi nhiều thành phố lớn khác của Nga.

  • Khám phá Chuisky – Cung đường đẹp nhất nước Nga ảnh 9

  • Khám phá Chuisky – Cung đường đẹp nhất nước Nga ảnh 10

  • Khám phá Chuisky – Cung đường đẹp nhất nước Nga ảnh 11

    Ngựa được nuôi để cung cấp cho các hộ dân chăn cừu hoặc hươu bán hoang dã.

  • Khám phá Chuisky – Cung đường đẹp nhất nước Nga ảnh 12

    Chăn nuôi gia súc mang lại nguồn thu chủ yếu cho người dân du mục Altai.

Khi nhìn thấy thông đỏ có nghĩa là bạn đã đi vào một vùng đất khác của Taiga. Đó là địa hình Taiga vùng núi cao. Ở đây không còn những cánh rừng bạt ngàn cây cối, mà chỉ còn những mỏm núi với vài hàng cây thông đỏ kiên trì bám trụ bất chấp sự khốc liệt của khí hậu và thời gian. Trên cung đường Chuisky bạn có thể rẽ vào tham quan hồ Teletskoye, núi Belukha, thảo nguyên Kurai dưới chân sườn núi Severo-Chuiskiy, nơi hội tụ những hòn đảo nhỏ cuối cùng của rừng taiga.

Vượt qua con đèo Severo-Chuiskiy, bạn nhìn thấy một vùng rộng lớn của thảo nguyên Ongudai, nơi ngự trị của những người du mục Altai. Vùng này phát triển nghề chăn nuôi gia súc lớn, là nơi cung cấp thịt bò, cừu, dê, ngựa cho cả vùng Siberia và nhiều thành phố lớn ở Nga. Lái xe qua đây, bạn phải chú ý tập trung và tay lái bởi luôn có sự xuất hiện bất ngờ của những chú bò trên đường. “Nhưng bò thì vẫn chưa phải là nguy hiểm nhất vì nó di chuyển chậm và có thể phán đoán được. Chúng tôi sợ nhất là ngựa. Nó có thể bất thình lình nhảy lên hoặc quay đầu chạy theo hướng không thể đoán trước được” – anh lái xe Vadic của chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm sương máu khi di chuyển trên cung đường này.

  • Khám phá Chuisky – Cung đường đẹp nhất nước Nga ảnh 13

  • Khám phá Chuisky – Cung đường đẹp nhất nước Nga ảnh 14

  • Khám phá Chuisky – Cung đường đẹp nhất nước Nga ảnh 15

  • Khám phá Chuisky – Cung đường đẹp nhất nước Nga ảnh 16

    Khu du lịch nghỉ dưỡng tại Altai.

Từ Ongudai, bạn đi hơn 250 km nữa là đến Kosh-Agach, huyện biên giới giáp với Mông Cổ. Đoạn đường này được hình thành vào năm 1903. Ban đầu nó là một đường mòn trên núi được các thương nhân sử dụng và khách hành hương đi bộ đến khu vực có những cây thiêng ở thượng nguồn sông Katun để hành lễ.

Phần lớn người du mục Altai theo tín ngưỡng trắng, họ tôn thờ mẹ Thiên nhiên, coi núi non, sông nước và cây cây cối là linh thiêng. Người dân theo tín ngưỡng này thường buộc những sợi vải lên cành cây cổ thụ hoặc cây ở những nơi có khe nước suối chảy ra để bày tỏ sự tôn kính với thiên nhiên.

  • Khám phá Chuisky – Cung đường đẹp nhất nước Nga ảnh 17

  • Khám phá Chuisky – Cung đường đẹp nhất nước Nga ảnh 18

    Vùng Altai ở phía Nam Siberia có nhiều nét văn hóa đặc trưng và bí ẩn.

  • Khám phá Chuisky – Cung đường đẹp nhất nước Nga ảnh 19

  • Khám phá Chuisky – Cung đường đẹp nhất nước Nga ảnh 20

Chuyến khám phá cung đường Chuisky của chúng tôi dừng lại ở đèo Chike-Taman khi trời đã xế chiều. Từ đỉnh đèo Chike-Taman chúng tôi phóng tầm mắt bao quát cả một vùng thung lũng rộng lớn và tận hưởng những làn gió mát lành áp vào da mặt và ngắm nhìn cảnh hoàng hôn đang buông xuống những hàng thông đỏ. Anh Vadic nói, muốn khám phá hết cung đường này phải đi một tuần. Trên cung đường này có đầy đủ các cơ sở dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống, nạp nhiên liệu và dừng nghỉ trên đường.

Năm nay, Altai đã trở thành một điểm thu hút hàng triệu người du lịch. Đây là một kỷ lục độc đáo trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Phát triển du lịch đã và đang là một trong những ưu tiên của cộng hòa Altai. Trong tương lai, các khu nghỉ dưỡng chất lượng cao sẽ được xây dựng tại đây và sân bay địa phương sẽ được nâng cấp thành sân bay quốc tế để đón khách từ nhiều quốc gia tới tham quan và nghỉ dưỡng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.

Ẩm thực xứ Lạng níu chân du khách

Các món nướng ở phố đi bộ Kỳ Lừa hấp dẫn du khách. (Ảnh trong bài: Thùy Dương)
(PLVN) - Đến với Lạng Sơn, du khách không chỉ được ngắm nhìn cảnh sắc non xanh hùng vĩ, nên thơ, với các danh lam thắng cảnh đẹp mà còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản, đong đầy hương vị núi rừng Đông Bắc dung dị mà tinh tế.

Những phản ứng 'bất ngờ' của khách nước ngoài lần đầu thưởng thức chả rươi

Món chả rươi thường ăn kèm với bún, nước chấm, đôi khi thêm chả cốm và nem. (Nguồn: SCM)
(PLVN) - Đặc sản của Hà Nội nói riêng hay ẩm thực Việt Nam nói chung vô cùng đa dạng, phong phú và độc đáo. Đặc biệt, những món ăn đường phố chắc chắn có thể làm bất ngờ và hài lòng những thực khách khó tính nhất. Trong đó phải kể đến món chả rươi, mặc dù có hình thù khiến nhiều người sợ hãi, nhưng hương vị tuyệt vời sau khi nếm thử luôn làm thực khách bất ngờ.