Khai trương Bộ phận một cửa- mới chỉ là phần khởi đầu của công việc

Các đại biểu cắt băng Khai trương Bộ phận một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.
Các đại biểu cắt băng Khai trương Bộ phận một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.
(PLVN) - Chiều nay (17/6), tại Trụ sở Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã chủ trì buổi Lễ khai trương Bộ phận một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại Bộ này.

Báo cáo tại Lễ khai trương, ông Vũ Đăng Minh, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, đây là nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, đồng thời nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động điều hành của Bộ Nội vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân, đảm bảo công khai, minh bạch, từng bước đơn giản hóa các TTHC; đáp ứng các yêu cầu giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân một cách tốt nhất về chất lượng và thời gian.

Trong thời gian qua, Văn phòng Bộ phối hợp với đơn vị thiết kế và đơn vị cung ứng dịch vụ (Viettel) khảo sát, cài đặt phần mềm hệ thống thông tin Một cửa điện tử tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ; bố trí bộ phận một cửa với đầy đủ trang thiết bị theo quy định, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu giao dịch về TTHC của người dân và tổ chức..

“Đến thời điểm này, Bộ Nội vụ đã xây dựng và công bố 235 thTTHC thuộc các lĩnh vực công chức, viên chức; tổ chức, biên chế; tổ chức phi chính phủ; chính quyền địa phương; công tác thanh niên; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng. Trong đó có 112 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết cấp Trung ương; 71 thủ tục do cấp tỉnh giải quyết; 37 thủ tục do cấp huyện giải quyết; 15 thủ tục do cấp xã giải quyết. Hiện  Bộ Nội vụ là Bộ thứ ba trong các bộ, ngành Trung ương tổ chức khai trương và đưa bộ phận một cửa đi vào hoạt động”- ông Minh cho hay.

Cho rằng việc hoàn thành, đưa Bộ phận một cửa đi vào hoạt động mới chỉ là phần khởi đầu của công việc, do vậy để việc triển khai có hiệu quả, giảm các thủ tục phiền hà cho người dân, tổ chức trong giải quyết các TTHC thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đề nghị thủ trưởng các đơn vị thuộc thuộc Bộ xác định rõ phạm vi, nội dung, quy trình xử lý các thủ tục cần thực hiện. Đồng thời phải nắm rõ tổng số TTHC cấp Trung ương tại Bộ Nội vụ và các đơn vị trực thuộc Bộ; các quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC, từ khâu tiếp nhận, chuyển hồ sơ, giải quyết và trả kết quả; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc giải quyết thủ tục hành chính với tổ chức và công dân.

Cùng với đó, cần tiếp tục nghiên cứu, hiện đại hóa trang thiết bị và hoạt động của bộ phận một cửa; ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm dịch vụ công trực tuyến các TTHC thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành Nội vụ, giảm tối đa việc đi lại, giao dịch của người dân, tổ chức.

Theo đó, kể từ ngày hôm nay (17/6), tất cả các TTHC đã được công bố trong danh mục nêu trên phải được tiếp nhận tại Bộ phận một cửa mới bảo đảm đúng quy trình để làm cơ sở để giải quyết theo quy định của pháp luật và của Bộ Nội vụ. “Mỗi cán bộ, công chức, viên chức coi đây khâu đột phá của Bộ, là thước đo sự hài lòng của tổ chức, công dân đối với Bộ Nội vụ, từ đó, có ý thức, trách nhiệm hơn trong quá trình giải quyết các TTHC liên quan”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng lưu ý, hoạt động của Bộ phận một cửa tại Bộ Nội vụ trong thời gian tới còn nhiều yêu câu đặt ra, cần phải hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người dân, tổ chức trong giải quyết các TTHC. Vì thế, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Bộ Nội vụ nêu cao ý thức trách nhiệm, tích cực nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cho Lãnh đạo Bộ, tạo bước đột phá trong cải cách hành chính và cải cách TTHC thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, vì một nền hành chính chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả./. 

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Đọc thêm

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.