Khai thác tiềm năng, thế mạnh từ du lịch biển, đảo

Một góc đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị.
Một góc đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Du lịch biển, đảo ngày càng trở thành xu hướng và động lực mới, với nhiều tiềm năng ở Quảng Trị. Để thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, tỉnh Quảng Trị sẽ chủ động rà soát, bổ sung quy hoạch, các chính sách về kinh tế biển theo hướng liên kết, phát triển bền vững.

Giàu tiềm năng

Quảng Trị có 75km chiều dài bờ biển trải dài trên 12 xã, thị trấn giáp biển và 4 xã có cửa lạch từ huyện Vĩnh Linh đến huyện Hải Lăng; ngư trường rộng gần 8.400 km2, trữ lượng hải sản khoảng 60.000 tấn/năm; là nơi tập trung nhiều loại hải sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao; có huyện đảo Cồn Cỏ cách đất liền khoảng 30 km, diện tích 2,2 km2, với hệ sinh thái đa dạng, có nhiều rạn san hô quý hiếm, là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển.

Đặc biệt, dọc bờ biển của tỉnh có nhiều vùng kín gió thuận lợi cho phát triển cảng, xây dựng khu sửa chữa, neo đậu tàu thuyền; có nhiều bãi tắm đẹp, danh lam thắng cảnh là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái biển; có nhiều tài nguyên khoáng sản như khí tự nhiên, titan, cát trắng... tiềm năng để phát triển các ngành công nghiệp về năng lượng, sản xuất thủy tinh, pha lê. Vì vậy, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện việc quy hoạch các khu, điểm du lịch tiêu biểu và triển khai chi tiết tại các địa phương để khai thác hết tiềm năng, lợi thế biển.

Ngoài ra, để thu hút các nguồn lực phát triển du lịch, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều chính sách ưu đãi các nhà đầu tư thực hiện các dự án về phát triển thương mại - dịch vụ, du lịch biển; tăng cường xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng ven biển, kết hợp với việc quảng bá các hoạt động dịch vụ du lịch, tắm biển, nghỉ dưỡng tại các bãi tắm cộng đồng và các cụm, điểm du lịch.

Ngoài 2 khu vực trọng điểm phát triển là Cửa Việt, Cửa Tùng, hiện nay ở khu vực ven biển các xã Triệu An, Triệu Vân (huyện Triệu Phong) và Hải An, Hải Dương (huyện Hải Lăng) cũng đang hình thành các vùng kinh tế biển.

Đặc biệt, khi hình thành cảng nước sâu Mỹ Thủy và Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng thì khu vực ven biển từ Triệu Phong đến Hải Lăng được kỳ vọng là đô thị trung tâm Khu kinh tế Đông Nam của tỉnh Quảng Trị, từ đó hình thành hành lang kinh tế biển đa lĩnh vực, đa ngành nghề từ du lịch nghỉ dưỡng, khai thác, chế biến thủy hải sản, công nghiệp điện khí, dịch vụ logistics và cảng biển…

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng, với vị thế nằm ở tuyến đầu của Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) và ở cuối quốc lộ 9, cảng Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị được xem là "điểm nhấn" nhằm thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển. Ngoài Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị còn có Cửa Tùng, được xem là "nữ hoàng bãi tắm", đảo Cồn Cỏ dồi dào tiềm năng để phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch biển, đảo.

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển, sớm đưa tỉnh Quảng Trị mạnh về biển, giàu lên từ biển, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện nay tỉnh tập trung quy hoạch không gian biển để tổ chức lại lãnh thổ kinh tế biển. Trong định hướng quy hoạch xây dựng khu vực ven biển Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, lấy thị trấn Cửa Việt làm trung tâm phát triển dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng, di tích lịch sử, văn hóa.

Quảng Trị đang tập trung kêu gọi và huy động nguồn lực đầu tư phát triển tuyến đường ven biển.

Quảng Trị đang tập trung kêu gọi và huy động nguồn lực đầu tư phát triển tuyến đường ven biển.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang tập trung kêu gọi và huy động nguồn lực đầu tư phát triển tuyến đường ven biển để nối kết thành chuỗi đô thị ven biển được xem là khâu "đột phá" trong nỗ lực liên kết vùng, phá thế cô lập về kinh tế giữa các vùng, địa phương, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đa dạng với quy mô lớn, góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh biển, đảo.

Phát huy lợi thế từ biển, đảo

Tỉnh Quảng Trị hiện có một cảng vận tải hàng hóa (cảng Cửa Việt); 2 cảng cá và 3 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá gồm: Cảng cá Cửa Tùng, cảng cá kết hợp khu neo đậu tránh trú bão Nam Cửa Việt, cảng cá kết hợp khu neo đậu tránh trú bão Bắc Cửa Việt, khu neo đậu tránh trú bão đảo Cồn Cỏ. Các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão đang được đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng.

Trong những năm qua, tỉnh đã khai thác kinh tế biển có hiệu quả, trong đó có phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát triển đồng bộ cả khai thác, nuôi trồng và dịch vụ thủy sản; chú trọng phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ.

Tàu vỏ thép đánh bắt xa bờ của ngư dân Quảng Trị.

Tàu vỏ thép đánh bắt xa bờ của ngư dân Quảng Trị.

Các địa phương ven biển đã từng bước chuyển đổi ngành nghề cho ngư dân, tập trung chế biến thủy hải sản, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, góp phần đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, từng bước giải quyết việc làm ở địa phương.

Để kinh tế biển trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển toàn diện, các địa phương ven biển cần có chương trình, kế hoạch hành động kịp thời, hiệu quả, trong đó tập trung thực hiện các giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị.

Để thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, tỉnh sẽ chủ động rà soát, bổ sung quy hoạch, các chính sách về kinh tế biển theo hướng liên kết, phát triển bền vững. Tạo điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực và chuyển giao tri thức về biển; bổ sung quy hoạch các đô thị ven biển.

Đồng thời phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí biển đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong nước và quốc tế. Phục hồi sinh thái rừng ven biển, đan xen phát triển bất động sản đô thị du lịch biển, kết hợp với dịch vụ môi trường. Phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho các sản phẩm vùng biển Quảng Trị.

Tập trung phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển sẽ tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế Quảng Trị phát triển cân đối, toàn diện, bền vững.

Đọc thêm

Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa

Các đại biểu tham gia thảo luận: Chung tay phát triển du lịch xanh Đà Lạt từ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa địa phương.
(PLVN) - Ngày 18/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) phối hợp với báo Tuổi trẻ tổ chức hội thảo “Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học và văn hóa địa phương”.

Tàu siêu tốc xuyên Đại Tây Dương từ New York đến London chỉ trong gần 1 giờ

Tàu siêu tốc xuyên Đại Tây Dương từ New York đến London chỉ trong 1 giờ (Ảnh: NDTV)
(PLVN) - Ý tưởng táo bạo về một đường hầm xuyên Đại Tây Dương kết nối New York và London đang trở lại, hứa hẹn rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai thành phố xuống còn chưa đầy một giờ. Dự án không chỉ mở ra kỷ nguyên mới cho giao thông liên lục địa mà còn mang đến giải pháp thân thiện với môi trường so với hàng không truyền thống.

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt
(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.