Khai phá tiềm năng ­nông nghiệp hữu cơ vùng núi phía Bắc - Bài 1: Những người tiên phong

Trần Văn Hiếu (bìa phải) đưa khách hàng lớn thăm và khảo sát vùng nguyên liệu. (Ảnh: Ngô Kim)
Trần Văn Hiếu (bìa phải) đưa khách hàng lớn thăm và khảo sát vùng nguyên liệu. (Ảnh: Ngô Kim)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - 10 năm sau ngày thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, ngày 29/8/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ. Đó là kim chỉ nam để các địa phương, nhất là các tỉnh vùng núi phía Bắc ban hành các nghị quyết từ tỉnh đến huyện về phát triển vùng nguyên liệu hữu cơ, xây dựng chuỗi giá trị, tạo điều kiện để doanh nghiệp vào đầu tư...

Từ đó, nhiều vùng nguyên liệu hữu cơ hình thành, sản phẩm hữu cơ của người Việt lần lượt đến được các thị trường khó tính nhất thế giới. Người nông dân vùng núi không chỉ xóa được đói, giảm được nghèo mà còn có cơ hội làm giàu trên chính quê hương mình - nơi vốn là những vùng đất khô, đất khát.

Hai người trẻ đã có 10 năm thanh xuân ý nghĩa nhất khi quyết định lên núi, tìm đến từng hộ gia đình thuyết phục người nông dân vùng cao “làm cùng mình”, để cùng xây dựng được những vùng nguyên liệu hữu cơ, tạo ra những sản phẩm đạt được những chứng nhận “khó nhằn” nhất thế giới.

Lựa chọn việc khó

Nguyễn Thị Huyền - Tổng Giám đốc Công ty CP Quế hồi Việt Nam (Vinasamex) và Trần Văn Hiếu - Giám đốc Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp và Tư vấn môi trường (Dace) đều đang có những công việc ổn định với mức lương mơ ước ở Hà Nội khi mới ngoài 20 tuổi. Nhưng như một định mệnh, họ đều tìm cách… lên núi và nung nấu trong mình những dự định - mà khi chia sẻ với người thân, bạn bè thời điểm bấy giờ, câu bình luận mà họ nhận được thường là “điên rồi”.

Huyền “bén duyên” với quế hồi từ năm 2010 khi mới 21 tuổi. Cô đã từng “trắng tay” với quế hồi trong năm đầu tiên gắn bó. Nhưng như bị cây quế “hút hồn”, năm 2012, Huyền cùng cộng sự chính thức thành lập Vinasamex và năm 2013 thì quyết định chuyển hướng “theo thị trường cao cấp và xây dựng chuỗi giá trị”. Quyết định này là một sự thay đổi hoàn toàn chiến lược kinh doanh và là một sự lựa chọn vô cùng khó khăn. Bởi trước đó, Vinasamex đã có thương hiệu khi bán sang thị trường Ấn Độ và bán rất dễ dàng với những container mang trọng lượng hàng tấn.

“Rất nhiều người nói tôi bị điên, nhất là những người cùng ngành nghề kinh doanh. Họ bảo xuất khẩu đi Ấn Độ đang có thương hiệu như thế, khách hàng khen như vậy lại tự nhiên ngừng bán, đi “vẽ trò làm hữu cơ”, đào tạo người nông dân” - Huyền kể lại. Chưa kể, thời điểm ấy, khái niệm hữu cơ còn quá mới mẻ ở Việt Nam, tài liệu cũng không có sẵn. Những tiêu chí mà khách hàng gửi để tham khảo Huyền vẫn chưa hiểu hết, vẫn chưa mường tượng được “đó là những thứ gì”.

Trần Văn Hiếu (SN 1986) lại gặp thuận lợi hơn khi xuất thân vốn là một kỹ sư nông nghiệp, học chuyên ngành phát triển vùng trồng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cộng thêm việc sau khi ra trường Hiếu tham gia làm việc cho các dự án của nước ngoài tại khu vực miền núi.

Trong thời gian này (2009 - 2013), Hiếu nhận thấy các tỉnh vùng núi phía Bắc có nhiều lợi thế phát triển các sản phẩm đặc hữu có chất lượng tốt. Thời điểm đó nhóm dự án của Hiếu bắt đầu phát triển loại cây gia vị và gừng được lựa chọn để thử nghiệm đầu tiên. Mang thành quả đi phân tích, đánh giá chất lượng và tìm kiếm thị trường cho gừng, Hiếu không ngờ lại được thị trường Trung Đông đánh giá rất cao. Hiếu quyết tâm nghỉ công việc ở các dự án thuộc các tổ chức phi chính phủ, thành lập Dace ngay trong năm 2013 để có thể đi một con đường của riêng mình.

Chặng đường dài thuyết phục người nông dân

Đưa được hàng nghìn hộ nông dân vùng cao vào chuỗi sản xuất quế hữu cơ là khởi đầu thành công của Nguyễn Thị Huyền. (Ảnh: Hải Yến)

Đưa được hàng nghìn hộ nông dân vùng cao vào chuỗi sản xuất quế hữu cơ là khởi đầu thành công của Nguyễn Thị Huyền. (Ảnh: Hải Yến)

Lựa chọn phát triển vùng nguyên liệu hữu cơ đầu tiên ở Hà Quảng (Cao Bằng) với diện tích ít ỏi 5ha, dù đã ít nhiều gắn bó với những người dân tộc sống trên vùng đất này trong vài năm nhưng Hiếu cũng không ngờ, thuyết phục người nông dân “làm cùng mình, theo cách của mình” lại khó khăn đến thế.

Ban đầu người dân không đồng ý làm dù chính quyền địa phương cũng lên tiếng ủng hộ hướng đi của Dace. Thậm chí, Hiếu đã mời cả một số hộ dân đã đồng ý canh tác theo hướng hữu cơ nói chuyện với các gia đình nhưng cũng không thuyết phục được. “Chỉ đến khi “uống rượu say sưa cùng họ, dốc bầu tâm sự cùng họ” thì mới có thêm một vài hộ đồng ý nhưng cũng là tín hiệu đáng mừng rồi vì từ đây mình đã có thể từng bước đồng hành với người nông dân” - Hiếu kể lại.

Bước ngoặt của Hiếu và Dace đến vào cuối năm 2015 - khi Dace bắt đầu thu mua, bao tiêu toàn bộ sản phẩm gừng của các hộ đã đồng ý thử nghiệm. Thời gian thu mua kéo dài gần 1 tháng. Ngày 27 Tết, chứng kiến bà con ở các vùng sâu khu vực giáp biên không bán được gừng, không có tiền để chuẩn bị Tết, Dace quyết định thu mua hết gừng cho họ với giá mua bằng với giá gừng hữu cơ. Tiếng lành vang xa, bà con kéo nhau ra ven đường để bán gừng cho Dace. Công ty đã phải đổi một chiếc xe tải to hơn, đi dọc vùng ven giáp biên để thu mua gừng cho bà con.

“Chỉ đến khi “uống rượu say sưa cùng họ, dốc bầu tâm sự cùng họ” thì mới có thêm một vài hộ đồng ý làm cùng nhưng cũng là tín hiệu đáng mừng rồi vì từ đây mình đã có thể từng bước đồng hành với người nông dân” - Giám đốc Dace Trần Văn Hiếu.

Hiếu chia sẻ: “Lúc ấy thực sự chỉ nghĩ rất thương bà con. Mỗi nhà chỉ có vài bao gừng thôi nhưng cũng là cả gia tài của họ. Nếu mình không mua thì họ không biết bán cho ai và để lâu cũng sẽ hỏng”. Đó cũng là lúc mà người nông dân ở vùng cao nhận ra rằng liên kết với công ty cũng rất tốt, họ sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm cho mình và không bị “dìm giá”. Cùng với đó, Dace cam kết rủi ro cùng chịu, có lợi nhuận thì chia sẻ một cách công bằng với người dân. Và vùng nguyên liệu gừng hữu cơ bắt đầu được mở rộng trong giai đoạn 2016 - 2018.

Ngày quyết định chuyển đổi trồng quế hữu cơ, Huyền đã lục tung các vùng trồng quế của Yên Bái. Đi từng nhà một, vừa thuyết phục người nông dân, vừa gặp những người đang phụ trách thu mua, để mời họ vào trong chuỗi giá trị của Vinasamex. Rồi đi gặp từng hộ nông dân để tìm hiểu, để hỏi về vùng nguyên liệu. Người nông dân vẫn tiếp chuyện, thoải mái trả lời câu hỏi nhưng đến lúc Huyền đề cập đến câu chuyện cùng hợp tác, ký hợp đồng làm theo chuỗi hữu cơ thì họ lại e dè.

“Có những người nông dân không ngần ngại hỏi chúng tôi, tại sao phải theo doanh nghiệp. Một doanh nghiệp từ Hà Nội đến đây liệu có đủ trình độ hay có đủ kiến thức, có đủ hiểu cây quế không mà dạy cho chúng tôi trồng cây” - Tổng Giám đốc Vinasamex Nguyễn Thị Huyền

Bởi người nông dân ở Trấn Yên (Yên Bái) vốn nhiều đời gắn bó với cây quế. Của hồi môn của mỗi gia đình cũng chính là những đồi quế với phương thức canh tác truyền thống, kỹ thuật canh tác truyền từ đời này đến đời sau. “Có những người nông dân không ngần ngại hỏi chúng tôi, tại sao phải theo doanh nghiệp. Một doanh nghiệp từ Hà Nội đến đây liệu có đủ trình độ hay có đủ kiến thức, có đủ hiểu cây quế không mà dạy cho chúng tôi trồng cây” - Huyền kể.

Phải mất rất nhiều thời gian kiên trì vận động, cùng với sự chủ động vào cuộc của chính quyền địa phương, Vinasamex mới xây dựng được vùng nguyên liệu. Tuy nhiên, sau khi thay đổi hướng đi, đơn hàng đầu tiên Vinasamex xuất khẩu chỉ được 100kg sản phẩm hữu cơ thay vì hàng tấn hàng hoá như trước đó. Đơn hàng quá nhỏ nhoi so với kỳ vọng. Nhưng Huyền vẫn vững tin vào lựa chọn của mình, kiên trì với con đường vốn đã xác định là rất khó khăn ngay từ ban đầu. Bởi việc khó nhất “đưa hàng nghìn hộ nông dân vào chuỗi, ký hợp đồng với mình”, cô đã làm được.

(còn nữa)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.