Khai mạc trọng thể Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XX

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: Tuấn Anh.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: Tuấn Anh.
(PLVN) - Như PLVN đã đưa tin, sáng nay (24/9), tại Nhà văn hóa 3/2, TP Nam Định, Đảng bộ tỉnh Nam Định long trọng tổ chức khai mạc Đại hội Đại biểu lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ về dự và chỉ đạo Đại hội.

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình bày tỏ vui mừng về dự Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XX và biểu dương những thành tựu to lớn mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đạt được nhiệm kỳ qua, góp phần cho vùng đất “địa linh, nhân kiệt” ngày càng giàu đẹp với sức mạnh của hào khí Đông A vẫn còn vang mãi.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại Đại hội. Ảnh: VNG/Lê Sơn.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại Đại hội. Ảnh: VNG/Lê Sơn. 

Phó Thủ tướng điểm lại tình hình thế giới và khu vực thời gian qua diễn biến phức tạp, khó lường, đất nước ta có cả thời cơ và thách thức đan xen, nhất là ảnh hưởng tiêu cực của dịch tả lợn châu Phi và dịch COVID-19 trong hơn một năm trở lại đây.

Trong bối cảnh đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nam Định đã đoàn kết, thống nhất, vững vàng, có nhiều đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi thắng lợi, toàn diện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, 15/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch, một số chỉ tiêu đạt cao nhất từ trước đến nay và cao hơn bình quân chung của cả nước.

“Những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân Nam Định đạt được trong 5 năm qua là rất đáng trân trọng, tạo tiền đề vững chắc để Nam Định tiếp tục vươn lên khẳng định mình”, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình nêu rõ.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho rằng, Đại hội lần thứ XX Đảng bộ tỉnh Nam Định với chủ đề: “Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững; phấn đấu đến năm 2030, Nam Định là tỉnh phát triển khá của cả nước” có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện quyết tâm và khát vọng, định hướng cho sự phát triển của tỉnh trong nhiệm kỳ 5 năm 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Các đại biểu dự khai mạc Đại hội. Ảnh: Tuấn Anh.
 Các đại biểu dự khai mạc Đại hội. Ảnh: Tuấn Anh.

Báo cáo chính trị tại Đại hội thể hiện: Trong nhiệm kỳ 2015-2020, phát huy truyền thống đoàn kết, từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức, tranh thủ mọi nguồn lực, Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, hoàn thành toàn diện các mục tiêu của Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2015-2020), tạo được nhiều dấu ấn rõ nét: 15/15 chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. 

Kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng, quy mô nền kinh tế được mở rộng, phong trào xây dựng nông thôn mới với những thành tựu nổi bật; Chương trình xây dựng NTM đã hoàn thành sớm hơn 1,5 năm so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra và được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Cũng trong nhiệm kỳ 2015-2020, tỉnh Nam Định đã hoàn thành, đưa vào sử dụng một số công trình hạ tầng trọng điểm; đồng thời tập trung triển khai thực hiện một số dự án, công trình lớn, có ý nghĩa chiến lược, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Tuyến đường bộ mới nối Quốc lộ 10 với Quốc lộ 21 và cầu Tân Phong vượt sông Đào; đường dẫn và cầu Thịnh Long vượt sông Ninh Cơ, tỉnh lộ 488 (từ cầu Vòi đến thị trấn Thịnh Long). 

Việc xây dựng, phát triển thành phố Nam Định có bước chuyển biến tích cực: đã triển khai xây dựng và hoàn thành, đưa vào sử dụng một số công trình có tính điểm nhấn đối với hạ tầng và cảnh quan thành phố như: Khách sạn Nam Cường; Tổ hợp Trung tâm thương mại và nhà ở Nam Định Tower; Khu đô thị Dệt may Nam Định; Tuyến đường trục trung tâm phía Nam thành phố Nam Định.

Giai đoạn 2015-2020, tỉnh Nam Định đã tập trung thu hút các nhà đầu tư để đầu tư mới và mở rộng các khu, cụm công nghiệp với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại.

Cùng với bước phát triển trên lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực văn hóa xã hội đạt được nhiều thành tích mới, nổi bật là ngành Giáo dục và Đào tạo giữ vững thành tích 25 năm liên tục nằm trong tốp dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục; 5 năm vừa qua, trong các kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, có 4 năm số điểm trung bình của tỉnh Nam Định đứng đầu toàn quốc, 1 năm đứng thứ nhì toàn quốc...

Công tác quốc phòng – an ninh luôn được đảm bảo và giữ vững. Chất lượng công tác xây dựng Đảng được nâng lên. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt việc sắp xếp tổ chức bộ máy và cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) của Đảng.

Sau 4 năm triển khai đã thực hiện được 54 Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy; tinh giản được 225 đầu mối cấp phòng; giảm 218 cấp trưởng, 62 cấp phó phòng; có 26 đơn vị chuyển sang tự chủ kinh phí; tiến hành giải thể 8 đơn vị; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Những kết quả toàn diện trong nhiệm kỳ qua là nền tảng vững chắc để tạo sức bật mới cho sự phát triển của tỉnh Nam Định trong nhiệm kỳ tới. 

Đọc thêm

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.