Khai mạc sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 diễn ra trong 2 ngày 30/9 - 1/10 thu hút gần 3.000 người tham dự trực tiếp và gần 10.000 người tham dự trực tuyến cùng với không gian trình diễn công nghệ quy mô.

Chiều 30/9, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tổ chức sự kiện “Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024” (Techconnect and Innovation VietNam 2024).

Với chủ đề “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo - Động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững”, sự kiện là hoạt động quan trọng chào mừng kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN (1959-2024) và 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954-2024).

Techconnect and Innovation VietNam 2024 trở thành sự kiện thường niên để các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế trình diễn, giới thiệu các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến được ứng dụng, chuyển giao, làm chủ. Đây cũng là diễn đàn quan trọng để trao đổi thảo luận về việc hoàn thiện, thực thi hiệu quả các giải pháp, chính sách mới trong việc kết nối cung-cầu công nghệ, từ đó thúc đẩy ứng dụng, đổi mới, chuyển giao, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, qua đó phát triển thị trường khoa học công nghệ.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại sự kiện. Ảnh: MOST.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại sự kiện. Ảnh: MOST.

Phát biểu khai mạc sự kiện, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho biết: “ Nhìn lại chặng đường phát triển những năm qua, chúng ta có thể tự hào khi Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong các bảng xếp hạng quốc tế”.

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cũng đánh giá khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã và đang đóng góp vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong các lĩnh vực trọng yếu như nông nghiệp, xây dựng, y tế, giáo dục và công nghiệp. Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo không chỉ là động lực chính giúp nâng cao năng suất, tăng trưởng bền vững, mà còn giúp tạo ra những mô hình kinh doanh mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia trên trường quốc tế.

Tại sự kiện, ông Lê Hồng Sơn - Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội khẳng định: “Techconnect and Innovation VietNam 2024 không chỉ là nơi để kết nối các giải pháp công nghệ tiên tiến mà còn là diễn đàn quan trọng để thúc đẩy hợp tác quốc tế, đặc biệt trong các lĩnh vực như chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo, và phát triển bền vững. Sự kiện này là cơ hội để tăng cường sự kết nối giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ đó tạo ra những giải pháp công nghệ đột phá”…

Ông Lê Hồng Sơn - Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Ảnh: MOST.

Ông Lê Hồng Sơn - Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Ảnh: MOST.

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng bày tỏ kỳ vọng khi Hà Nội cùng với Bộ KH&CN tổ chức sự kiện này. Hà Nội luôn quan tâm kết nối các doanh nghiệp, cá nhân với các nhà khoa học, chuyên gia, tổ chức khoa học và công nghệ thông qua các hoạt động trình diễn, kết nối cung cầu công nghệ giúp doanh nghiệp tiếp cận các công nghệ mới, hiện đại. Đây là cơ hội để tăng cường sự kết nối giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ đó tạo ra những giải pháp công nghệ đột phá góp phần phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Hiện Hà Nội tập trung hơn 70% tổ chức khoa học, công nghệ, trường đại học, viện nghiên cứu và 82% phòng thí nghiệm của cả nước (trong đó có 14 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, với hơn 65% nhà khoa học đầu ngành của cả nước đang sinh sống và làm việc). Theo ông Sơn, đây là lợi thế đặc biệt quan trọng để thủ đô tập trung đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Ông Lê Hồng Sơn cũng nhấn mạnh, Hà Nội cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp, tổ chức và nhà khoa học, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, đồng hành từ các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; các tỉnh, thành phố; các cơ quan nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước có mặt tại sự kiện ngày hôm nay.

Trao văn bản ký kết giữa Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo và Văn phòng Sản xuất thông minh Hàn Quốc KOSMO. Ảnh: MOST.

Trao văn bản ký kết giữa Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo và Văn phòng Sản xuất thông minh Hàn Quốc KOSMO. Ảnh: MOST.

Sự kiện khép lại bằng hoạt động trao biên bản ghi nhớ về hợp tác chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo với Trung tâm Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo (CDTI) - Tây Ban Nha và Văn phòng Sản xuất thông minh Hàn Quốc (KOSMO).

Sự 5 diễn đàn kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo

Techconnect and Innovation Vietnam 2024 được tổ chức với quy mô quốc gia. Sự kiện gồm các hoạt động chính: 5 diễn đàn kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo (Diễn đàn chính sách quản lý công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Diễn đàn công nghệ ngành Xây dựng; Diễn đàn công nghệ ngành Y tế; Diễn đàn công nghệ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Diễn đàn Xúc tiến Đầu tư công nghệ cao); Tọa đàm vai trò của đổi mới sáng tạo với doanh nghiệp Thủ đô; Trình diễn, giới thiệu các thành tựu công nghệ năm 2024, kết nối cung - cầu công nghệ; Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo địa phương năm 2024.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đi thăm các gian hàng trưng bày sản phẩm KHCN tại sự kiện. Ảnh: MOST.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đi thăm các gian hàng trưng bày sản phẩm KHCN tại sự kiện. Ảnh: MOST.

Ban tổ chức cho biết, sự kiện năm nay thu hút 200 gian trình diễn những thành tựu công nghệ mới trong và ngoài nước được ứng dụng vào sản xuất kinh doanh trong nhiều ngành, lĩnh vực.

Techconnect and Innovation Vietnam 2024 kế thừa thành công của các chương trình Techdemo (2011 - 2019) và Techconnect and Innovation Vietnam (2020 - 2024), là chương trình thường niên do Bộ KH&CN chủ trì. Tổ chức từ năm 2011 đến nay. Techconnect and Innovation Vietnam hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia để chuyển đổi, ứng dụng tri thức và công nghệ vào thực tiễn; tạo cầu nối trực tiếp cho bên cung và bên cầu công nghệ trao đổi, thảo luận và tiến tới ký kết các thỏa thuận hợp tác và hợp đồng chuyển giao công nghệ. Sự kiện trở thành diễn đàn để doanh nghiệp, chuyên gia thảo luận, chia sẻ thông tin tới các nhà hoạch định chính sách, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ, thương mại hóa sản phẩm.

Đọc thêm

Ra mắt chương trình hiện diện trực tuyến với tên miền quốc gia ".vn" dành cho thanh niên

Ra mắt chương trình hiện diện trực tuyến với tên miền quốc gia ".vn" dành cho thanh niên
(PLVN) -  Ứng dụng trợ lý trí tuệ nhân tạo với tên gọi “AI của Đoàn” https://ai.ttnmedia.vn sẽ là công cụ hỗ trợ cán bộ Đoàn thực hành từng công đoạn sáng tạo sản phẩm truyền thông, từ quá trình lên ý tưởng, lập kế hoạch và sản xuất các nội dung… theo nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau, phù hợp với thanh thiếu nhi.

Giai đoạn 2040 - 2050, công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt quy mô trên 100 tỷ USD/năm

Ảnh minh họa. (Nguồn: istock)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9 ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Trong đó, đặt ra mục tiêu quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm cho giai đoạn 2040 - 2050.

Tăng 15 bậc, Việt Nam vào nhóm ‘rất cao’ của Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử 2024

Bảng xếp hạng Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử 2024 của Liên hợp quốc. (Ảnh chụp màn hình)
(PLVN) - Trong bảng xếp hạng Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) năm 2024, Việt Nam có vị trí thứ 71 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, tăng 15 bậc so với năm 2022. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên được xếp vào nhóm EGDI ở mức Rất cao và vươn lên vị trí xếp hạng cao nhất kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá EGDI của Liên hợp quốc vào năm 2003.

In thạch bản - đột phá công nghệ ở Trung Quốc

In thạch bản - đột phá công nghệ ở Trung Quốc
(PLVN) - Trung Quốc vừa đạt được những bước tiến đáng kể trong việc phát triển máy in thạch bản tia cực tím sâu (DUV) nội địa. Đây là một cột mốc quan trọng, cho thấy nỗ lực không ngừng của Trung Quốc trong việc giảm sự phụ thuộc vào công nghệ chip nước ngoài và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp bán dẫn trong nước.

Đã có 100% sóng di động tại Yên Bái

Các nhân viên kỹ thuật VNPT đang nỗ lực khôi phục hệ thống thông tin cho người dân tại Yên Bái.
(PLVN) - Trong mấy ngày này, tại các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề do Cơn bão số 3 và lũ quét/sạt lở, VNPT đã triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục (xử lý truyền tải, đảm bảo nguồn điện, đảm bảo duy trì cơ sở hạ tầng… Hàng ngàn CBCNV của Tập đoàn VNPT đang làm việc không quản ngày đêm để khắc phục mạng lưới đảm bảo phục vụ người dân và chính quyền.

Dự kiến lùi thời gian tắt sóng di động 2G

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm chủ trì cuộc họp báo. (Ảnh Thảo Anh)
(PLVN) - Cục Viễn thông đang tham mưu với lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông lùi thêm thời gian của quy định tắt sóng 2G Only, để đảm bảo các nhà mạng có thêm khoảng thời gian hỗ trợ người dân cũng như tiếp tục thông tin tới người dân về quy định tắt sóng 2G.

Roaming ngay tại các khu vực có khả năng bị mất liên lạc kéo dài

Các doanh nghiệp viễn thông cần roaming ngay tại các khu vực có khả năng mất liên lạc kéo dài. (Ảnh minh họa: Viettel)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các doanh nghiệp viễn thông triển khai roaming (chuyển vùng) ngay tại các khu vực có nhà mạng có khả năng bị mất liên lạc kéo dài; hướng dẫn người dân cách cài đặt để máy điện thoại có thể tự động chuyển vùng dịch vụ...