Khai mạc Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc Phiên họp thứ 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Khai mạc Phiên họp thứ 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
UBTVQH sẽ xem xét về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.

Sáng 10/2, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, 2020 là năm rất có ý nghĩa với nước ta - là năm có nhiều sự kiện trọng đại, cũng là năm tất cả các cấp, các ngành, trong đó có Quốc hội phải triển khai nhiều nhiệm vụ rất nặng nề.

Ngay từ đầu năm, nước ta đã phải đối mặt với tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp. “Nhưng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm, chúng ta sẽ phát huy hơn nữa mặt tích cực của năm trước, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ,” Chủ tịch Quốc hội nói.

Điểm lại các nội dung làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 42, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ, trong những ngày qua, Chính phủ đã và đang rất khẩn trương, chủ động, ứng phó kịp thời cùng với sự quyết tâm cao trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy cũng như những hành động quyết liệt, kịp thời của Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội luôn sẵn sàng đồng hành, sát cánh cùng Chính phủ và cả hệ thống chính trị trong cuộc chiến chống dịch này để chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến các dịch bệnh (trong đó có dịch cúm A/H5N1) và có biện pháp xử lý hiệu quả, giảm thiểu tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, tại phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; việc ban hành Nghị định hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về việc chuẩn bị cho Năm Chủ tịch Hội đồng liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2020 (AIPA); xem xét, quyết định việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện tại 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính

Tiếp theo, với sự điều hành nội dung thảo luận của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thay mặt Chính phủ trình bày Tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Cho ý kiến vào dự án luật này, các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá hồ sơ dự án luật về cơ bản được chuẩn bị rất công phu. Tuy nhiên, các ý kiến đề nghị Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật là Bộ Tư pháp cần tổng kết, đánh giá rõ hơn, cụ thể hơn về những chính sách, quy định được đề nghị sửa đổi, bảo đảm nguyên tắc chỉ sửa đổi, bổ sung những vấn đề đã chín muồi, rõ ràng, có sự đồng thuận cao; đánh giá tác động cụ thể hơn về các chính sách được đề nghị sửa đổi, bổ sung; thống kê số liệu từng lĩnh vực, so sánh với các lĩnh vực có liên quan để có cơ sở khoa học.

Về đề nghị tăng mức xử phạt tối đa với 10 lĩnh vực và bổ sung mức phạt tối đa với 6 lĩnh vực, nhiều ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ nhưng đề nghị rà soát lại từng lĩnh vực cụ thể, phân loại theo nhóm và chỉ tăng mức xử phạt tối đa theo nhóm, không tăng mức xử phạt tối đa với mọi loại hành vi vi phạm trong tất cả lĩnh vực đó.

Các ý kiến thống nhất cao cho rằng không nhất thiết xử phạt hành chính phải luôn thấp hơn mức tối thiểu của hình phạt bằng tiền tối thiểu quy định trong Bộ luật Hình sự, bởi vì hậu quả pháp lý của xử lý hình sự bao giờ cũng nghiêm trọng hơn hậu quả pháp lý của xử lý hành chính, do còn liên quan đến án tích, nhân thân của người bị xử lý.

Các đại biểu cho rằng, không nên căn cứ vào thu nhập trung bình của người dân để xây dựng mức phạt hành chính, mà cần phạt thật nặng để tăng tính răn đe, khiến người ta không dám vi phạm.

Thực tế vừa qua khi Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2019/NĐ-CP xử phạt nặng hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đã có tác dụng ngay lập tức. Do bị xử phạt nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của bản thân và gia đình, nhiều người đã cân nhắc rất kỹ khi sử dụng rượu bia mà sau đó có thể phải điều khiển phương tiện giao thông. Nhờ vậy, tỷ lệ tai nạn giao thông giảm mạnh.

Từ thực tế này, một số ý kiến đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi quy định để tăng mức phạt tiền với các hành vi quấy rối tình dục, dâm ô, vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm…

Về hai biện pháp cưỡng chế mà Chính phủ đề xuất bổ sung, gồm: ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, các đại biểu hầu hết đều nhất trí với ý kiến của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đề nghị đánh giá lại bản chất của hai biện pháp này là cưỡng chế hay hình phạt.

Một số ý kiến đồng ý rằng, biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước là biện pháp cưỡng chế trong các trường hợp vi phạm về môi trường, xây dựng, khi điện, nước được sử dụng như là công cụ để vi phạm; tránh trường hợp áp dụng với mọi hành vi vi phạm khác, vì điện, nước là nhu cầu thiết yếu của người dân.

Bản chất của hợp đồng cung cấp dịch vụ điện, nước là hợp đồng dân sự, nên cần tránh trường hợp hành chính hóa quan hệ dân sự.

Về biện pháp đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, các đại biểu đề nghị cân nhắc kỹ bản chất của biện pháp này. Biện pháp cưỡng chế chỉ nên dừng lại ở đình chỉ hoạt động tạm thời. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nghiêng về biện pháp xử phạt nhiều hơn là cưỡng chế thi hành.

Các đại biểu cũng góp ý về nhiều vấn đề khác, như kỹ thuật lập pháp; hồ sơ, tài liệu của dự án luật; phạm vi sửa đổi, bổ sung; thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính và trách nhiệm của chủ thể được quy định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; thủ tục xử phạt; đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm; áp dụng biện pháp xử lý hành chính với người có hành vi vi phạm pháp luật hành chính nhiều lần; việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính với người nghiện ma túy và sử dụng trái phép chất ma túy; tạm giữ người theo thủ tục hành chính…

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã nghe lãnh đạo các Bộ Tư pháp; Công an; Lao động, Thương binh và Xã hội phát biểu giải trình, làm rõ thêm các nội dung liên quan. Đại diện Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu khẳng định sẽ tiếp thu, hoàn thiện dự án luật trước khi trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 9./.

Đọc thêm

Kiên quyết chống tham nhũng, lợi ích nhóm trong công tác quy hoạch

Thủ tướng và các đại biểu bấm nút khai trương Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quy hoạch quốc gia. Ảnh: VGP
(PLVN) -  Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 15/CT-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đặc biệt, kiên quyết chống tham nhũng, lợi ích nhóm, trục lợi chính sách trong công tác quy hoạch; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về quy hoạch.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm, chúc mừng Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại chùa Huê Nghiêm. (Ảnh TTXVN)
(PLVN) -  Sáng 26/5, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tới thăm, chúc mừng chức sắc, tăng ni, phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại chùa Huê Nghiêm và chùa Minh Đạo, TP HCM nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023.

Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Đại biểu đề nghị bỏ điều kiện về giá trị tranh chấp

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận.
(PLVN) - Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tại phiên họp sáng 26/5, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định điều kiện giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng trong thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tập trung các giải pháp bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững

Tập trung các giải pháp bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững
(PLVN) -  Đây là ý kiến được đại biểu nhấn mạnh tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội ngày 25/5, khi đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Có nên chọn lọc, “khoanh vùng” khi giảm thuế VAT?

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày tại kỳ họp.
(PLVN) -  Nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc mở rộng phạm vi đối tượng được giảm thuế GTGT theo hướng áp dụng thuế suất 8% đối với tất cả các nhóm hàng hoá vì hiện nay các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đều đang gặp khó khăn. Cũng có ý kiến đề nghị cân nhắc nâng tỷ lệ giảm thuế GTGT đến 4% để khoan thư sức dân, nuôi dưỡng nguồn thu.

Yêu cầu Trung Quốc rút tàu Hướng Dương Hồng 10 và các tàu hải cảnh, tàu cá ra khỏi vùng biển Việt Nam

Phó Phát Ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.

(PLVN) - Việt Nam yêu cầu các cơ quan liên quan phía Trung Quốc tuân thủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, chấm dứt ngay hoạt động xâm phạm, rút tàu Hướng Dương Hồng 10 và các tàu hải cảnh, tàu cá ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển ở Biển Đông, đóng góp vào việc phát triển quan hệ hai nước.

Phải xóa bỏ nhận thức “không làm thì không sai" trong một số cán bộ, công chức

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.
(PLVN) - Phát biểu tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về kinh tế - xã hội sáng nay, 25/5, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng tình trạng không ít cán bộ, công chức, viên chức làm việc cầm chừng, đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ hiện nay là những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị đồng thời nêu một số giải pháp để giải quyết.

Cần thống kê cụ thể mức độ thực hiện, chuyển biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (đoàn Tây Ninh) phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 25/5, cho ý kiến tại phiên họp tổ của Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, một số đại biểu đề nghị làm rõ các con số thống kê, mức độ thực hiện qua từng năm và chuyển biến trong công tác sắp xếp lại cơ sở nhà, đất của một số cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp nhà nước.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' trong triển khai Đề án 06: Cần giải pháp khắc phục tình trạng 'manh mún', 'cát cứ thông tin'

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ Công tác triển khai Đề án 06 đã quan tâm, quyết liệt chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc triển khai, thực hiện Đề án đến từng bộ, ngành, địa phương. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký ban hành Văn bản về việc tháo gỡ các “điểm nghẽn” triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

Triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho NOXH: Đẩy nhanh việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu cần đẩy nhanh việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây nhà ở xã hội cho công nhân. (Ảnh VGP-Minh Khôi)
(PLVN) -  Yêu cầu trên được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ… về tiến độ triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà ở các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, diễn ra ngày 24/5.

Chuẩn bị từ sớm, từ xa để ứng phó với sự cố

Chuẩn bị từ sớm, từ xa để ứng phó với sự cố
(PLVN) - Phát biểu giải trình, làm rõ ý kiến các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật phòng thủ dân sự chiều nay - 24/5, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, việc chuẩn bị từ sớm, từ xa để ứng phó sự cố là rất quan trọng; đề nghị các đại biểu Quốc hội ủng hộ trong vấn đề Quỹ phòng thủ dân sự.

Thúc đẩy đưa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên tầm cao mới

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và nguyên Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đề nghị nguyên Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tiếp tục quan tâm, hỗ trợ thúc đẩy đưa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên tầm cao mới, tăng cường trao đổi đoàn các cấp trong năm 2023 - năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước

Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2021.
(PLVN) - Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội (QH) đề nghị, từ quyết toán NSNN niên độ năm 2022, QH không phê chuẩn quyết toán các khoản thu, chi NSNN trong niên độ đã phát hiện không đúng quy định; các khoản chi phải hủy nguồn, thu hồi về NSNN trong niên độ và các năm trước, nhưng chưa thực hiện thu hồi trong năm 2022…