Khai mạc Hội thảo Hợp tác Phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam lần thứ 24

Khai mạc Hội thảo Hợp tác Phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam lần thứ 24
(PLVN) - Sáng 22/9, tỉnh Bình Định đã phối hợp cùng Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Tin học Việt Nam tổ chức Hội thảo Hợp tác Phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam lần thứ 24 năm 2023 với chủ đề “Dữ liệu số và các nền tảng hỗ trợ ra quyết định” .

Tham dự Lễ khai mạc Hội thảo có các ông Nguyễn Huy Dũng - Thứ trưởng Bộ TT&TT, thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; ông Bế Trung Anh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT-TT (Bộ TT&TT); ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT (Bộ TT&TT); ông Phạm Anh Tuấn Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh; bà Huỳnh Thúy Vân, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Lâm Hải Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh; ông Phùng Văn Ổn, Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam cùng khoảng 800 đại biểu đến từ các cơ quan của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương; các chuyên gia, diễn giả; DN, hội, hiệp hội ngành CNTT-TT trong cả nước.

Toàn cảnh Hội thảo

Toàn cảnh Hội thảo

Hội thảo lần này là diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm và tạo cơ hội hợp tác phát triển công nghệ thông tin – truyền thông giữa các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh - thành trong cả nước theo xu thế cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử/chính quyền số phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày một tốt hơn, phát triển kinh tế số - xã hội số, đảm bảo và bền vững.

Hội thảo còn là dịp để các nhà quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông có cơ hội tiếp xúc, trao đổi, nắm bắt về nhu cầu, giới thiệu về hoạt động, năng lực của đơn vị mình, tìm kiếm cơ hội hợp tác, tư vấn những giải pháp, công nghệ, sản phẩm mới nhất phục vụ kinh tế xã hội.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Dữ liệu số và Nền tảng số là những thành tố cơ bản trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Hai thành tố này độc lập nhưng gắn kết chặt chẽ và không thể tách rời.

Các Bộ, ngành, địa phương cần xác định được các nền tảng số để phổ cập rộng khắp cho ngành mình, cho tỉnh mình triển khai đồng bộ, hợp nhất, tránh lãng phí, gây tốn kém, thiếu hiệu quả; đồng thời cần tập trung thúc đẩy phát triển dữ liệu ngành, dữ liệu của địa phương mình, thực hiện chia sẻ dữ liệu, mở dữ liệu để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên ấy.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cũng cho biết thêm, sự kiện năm nay được tổ chức tại Bình Định, đất võ, trời văn, người số. Người số không chỉ là trí tuệ nhân tạo, mà còn bao gồm cả chính chúng ta.

Do đó, Bình Định và các địa phương hãy tiên phong phát triển xã hội số, gồm 8 yếu tố đặc trưng là: mỗi hộ gia đình một đường cáp quang băng rộng, mỗi người dân một điện thoại thông minh, một danh tính số, một chữ ký số, một tài khoản thanh toán số, một tài khoản dịch vụ công trực tuyến, một phần mềm bảo đảm an toàn thông tin mạng cơ bản và kỹ năng số cơ bản.

Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Về phía địa phương, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cũng cho biết: Thời gian qua, mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự cố gắng của các ngành, đơn vị trong tỉnh, nhiệm vụ chuyển đổi số của Bình Định đã có nhiều chuyển biến tích cực: công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp đã từng bước dựa vào dữ liệu; công nghiệp công nghệ thông tin có nhiều khởi sắc với việc hình thành Khu Công viên phần mềm Quang Trung – Bình Định và sự tham gia của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam. Đặc biệt, Bình Định đang phấn đấu xây dựng Thành phố Quy Nhơn trở thành một trong những Trung tâm trí tuệ nhân tạo của cả nước trong thời gian tới.

Tỉnh Bình Định tin tưởng rằng Hội thảo lần thứ 24, năm 2023 sẽ là nơi tiếp thêm động lực để các nền tảng số thực sự đi vào cuộc sống, trở thành các công cụ hỗ trợ ra quyết định cho các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trong tương lai.

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định kiêm Trưởng ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định kiêm Trưởng ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh

Trong khuôn khổ Hội thảo, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông, thừa ủy quyền của Lãnh đạo Bộ lên công bố Quyết định của Thủ tướng về việc kết nạp Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định là thành viên Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung.

Kết nạp Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định là thành viên Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung.

Kết nạp Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định là thành viên Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung.

Dịp này, ông Lê Hồng Hà – Phó Chủ tịch Hội tin học Việt Nam đã công bố Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT và Truyền thông Việt Nam index 2022, đồng thời, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định phối hợp với Trung tâm chứng thực CKS - Bộ TTTT tổ chức ký kết Biên bản ghi nhớ với các đơn vị cung cấp dịch vụ Chữ ký số công cộng để hỗ trợ cá nhân là người dân trên địa bàn tỉnh Bình Định dùng miễn phí dịch vụ ký số từ xa (Áp dụng cho các đối tượng đăng ký mới trong khoảng thời gian từ 22/9/2023 đến 22/9/2024).

Trung tâm chứng thực CKS - Bộ TTTT tổ chức ký kết Biên bản ghi nhớ với các đơn vị cung cấp dịch vụ Chữ ký số công cộng để hỗ trợ cá nhân là người dân trên địa bàn tỉnh Bình Định

Trung tâm chứng thực CKS - Bộ TTTT tổ chức ký kết Biên bản ghi nhớ với các đơn vị cung cấp dịch vụ Chữ ký số công cộng để hỗ trợ cá nhân là người dân trên địa bàn tỉnh Bình Định

Chiều 22/9 tiếp tục diễn ra các phiên bàn Dữ liệu và các nền tảng hỗ trợ nâng cao hiệu quả xây dựng chính quyền số; Các nền tảng, giải pháp, sản phẩm ứng dụng công nghệ mới hỗ trợ xây dựng xã hội số và phát triển kinh tế số và Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số Make in VietNam thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bảo vệ doanh nghiệp khỏi hỏa hoạn với công nghệ IoT từ VNPT

VNPT iAlert - Bảo hiểm số cho doanh nghiệp thời 4.0
(PLVN) - Cháy nổ là mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt khi hệ thống PCCC truyền thống chưa đủ để phát hiện sớm nguy cơ. Trong bối cảnh đó, VNPT iAlert ra đời như một “lá chắn số” ứng dụng công nghệ IoT, giúp doanh nghiệp chủ động giám sát môi trường 24/7, phát hiện dấu hiệu bất thường ngay từ giai đoạn đầu, giảm thiểu tối đa rủi ro cháy nổ.

HTV và VNPT ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm

HTV và VNPT ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm
(PLVN) -  Ngày 21/03/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã tổ chức buổi Lễ ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm .

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam: Góc nhìn từ những kỳ lân

VNG được xem là kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam. (Ảnh: Mekong Asean).
(PLVN) - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ, với sự xuất hiện của các công ty kỳ lân - những doanh nghiệp đạt mức định giá trên 1 tỷ USD. Những cái tên như VNG, VNPAY, MoMo và Sky Mavis không chỉ là biểu tượng của thành công mà còn phản ánh tiềm năng và thách thức của hệ sinh thái này.

Công nghệ uốn cong âm thanh giúp nghe nhạc mà không cần tai nghe

Một hình nộm có gắn micro ở tai để đo sự có mặt hoặc vắng mặt của âm thanh dọc theo quỹ đạo siêu âm. (Ảnh: Interesting Engineering)
(PLVN) - Một công nghệ đột phá trong lĩnh vực âm thanh đang mở ra khả năng nghe nhạc hoặc podcast mà không cần tai nghe, đồng thời đảm bảo không ai xung quanh bị ảnh hưởng. Công nghệ này có thể thay đổi cách con người trải nghiệm âm thanh trong tương lai.

Pin từ chất thải hạt nhân: Không cần sạc trong hàng chục năm

Công nghệ Pin mới không cần sạc. (Ảnh: Adobe)
(PLVN) - Một nhóm nhà khoa học tại Đại học Ohio State (OSU) đã tìm ra cách biến chất thải hạt nhân thành pin có thể hoạt động suốt nhiều thập kỷ mà không cần sạc. Công nghệ này không chỉ tận dụng nguồn năng lượng bị lãng phí mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm phóng xạ, mở ra tương lai mới cho ngành năng lượng.

Airpods sắp có tính năng làm khiến nghề phiên dịch bị xóa sổ

Hình minh họa
(PLVN) - Apple đang phát triển một tính năng mới giúp AirPods có thể dịch hội thoại trực tiếp giữa hai ngôn ngữ, theo nguồn tin từ Bloomberg. Tính năng này sẽ được tích hợp vào iOS 19 và dự kiến ra mắt thông qua bản cập nhật phần mềm dành cho AirPods vào cuối năm nay.

Khóc khi 'tâm sự' với... AI

Người trẻ dùng chatbot AI. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo Tiền Phong)
(PLVN) - Hiện nay, nhiều người trẻ ngoài điều gì không biết hỏi AI, đã chuyển sang chia sẻ với AI như một “người bạn”. Thế nhưng, lời khuyên từ AI đôi khi có thể không phù hợp hoặc thậm chí vượt ra ngoài khuôn khổ an toàn về mặt tâm lý...

Từ người dùng đến doanh nghiệp: Cần chuẩn bị gì khi Luật Dữ liệu có hiệu lực?

Doanh nghiệp phải nâng cao bảo mật dữ liệu, tuân thủ quy định pháp luật và minh bạch trong việc thu thập, xử lý thông tin khách hàng. (Ảnh: Eden Data).
(PLVN) - Sự ra đời của Luật Dữ liệu 2024 tại Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc thiết lập khung pháp lý vững chắc để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến dữ liệu. Câu hỏi đặt ra là: Người dùng cá nhân và doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để thích ứng với những thay đổi này?

Rủi ro bảo mật dữ liệu trên không gian mạng

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu, tư vấn, phát triển công nghệ và Hợp tác quốc tế, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia trao đổi tại một hội thảo về an ninh trên không gian mạng (Ảnh: HHANMQG)
(PLVN) - Việt Nam hiện có gần 80 triệu người sử dụng Internet, chiếm tới hơn 2/3 dân số, đứng thứ 7 thế giới. Bên cạnh sự phát triển, các nguy cơ an ninh dữ liệu vẫn tiếp tục tồn tại, công tác bảo vệ đối mặt nhiều thách thức...

Kinh nghiệm quốc tế về bảo mật dữ liệu

Các công ty công nghệ lớn như Meta đều bị kiểm soát chặt chẽ bởi Đạo luật GDPR. (Ảnh: Cybernews)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số hóa toàn cầu, dữ liệu đã trở thành tài sản quý giá, đóng vai trò then chốt trong việc định hình các chiến lược kinh doanh, chính sách công và thậm chí cả an ninh quốc gia. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã xây dựng và triển khai các khung pháp lý nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân và bảo đảm an ninh thông tin, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế số.