Khai mạc Hội nghị T.Ư 14, xem xét trường hợp đặc biệt T.Ư khóa XIII

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc tại Hội nghị T.Ư 13. Ảnh: Nhật Bắc
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc tại Hội nghị T.Ư 13. Ảnh: Nhật Bắc
Hội nghị T.Ư 14 dự kiến sẽ công bố kết quả bỏ phiếu giới thiệu nhân sự T.Ư khóa XIII. Hội nghị T.Ư 14 dự kiến cũng sẽ xem xét các trường hợp đặc biệt nhân sự T.Ư khóa XIII.

Sáng nay, 14.12, theo dự kiến, Hội nghị T.Ư 14 chính thức khai mạc. Đây là một trong những hội nghị T.Ư cuối cùng trước khi diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Một trong những nội dung quan trọng của hội nghị T.Ư lần này là sẽ xem xét, quyết định các phương án nhân sự Ban Chấp hành T.Ư khóa XIII trước khi trình Đại hội XIII sắp tới.

Trước đó, tại Hội nghị T.Ư 13 (từ 5 - 9.10), T.Ư đã thảo luận, thống nhất cao với sự chuẩn bị của Bộ Chính trị về nhân sự. Tại Hội nghị, T.Ư cũng đã bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia ủy viên chính thức, ủy viên dự khuyết cũng như ủy viên Ủy ban Kiểm tra Ban Chấp hành T.Ư khoá XIII, ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành T.Ư khoá XIII.

Theo Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, kết quả bỏ phiếu rất tốt đẹp, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, thống nhất rất cao với đề xuất của Bộ Chính trị.

Thông tin về kết quả Hội nghị T.Ư 13 sau đó, ông Lê Quang Vĩnh, Trợ lý Thường trực Ban Bí thư, thông tin Hội nghị T.Ư 13 đã giới thiệu 119 nhân sự tái cử, gồm cả chính thức và dự khuyết. Bên cạnh đó, 107 người được giới thiệu tham gia T.Ư lần đầu và 44 người tham gia ủy viên T.Ư dự khuyết khóa XIII.

Theo thông tin từ ông Vĩnh, tại Hội nghị T.Ư 13, kết quả bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự vẫn chưa được công bố. “Kết quả biểu quyết không được công bố tại Hội nghị T.Ư 13 mà sẽ công bố tại Hội nghị T.Ư 14”, ông Vĩnh cho hay.

Tại Hội nghị T.Ư 13, T.Ư đã tiến hành bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự T.Ư khóa mới. Ảnh: Nhật Bắc
Tại Hội nghị T.Ư 13, T.Ư đã tiến hành bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự T.Ư khóa mới. Ảnh: Nhật Bắc

Cũng theo Trợ lý Thường trực Ban Bí thư, Hội nghị T.Ư 13 cũng chưa xét các trường hợp đặc biệt (quá tuổi quy định) tham gia T.Ư khóa XIII (cả tái cử và lần đầu).

Theo kết luận của Bộ Chính trị về công tác nhân sự, độ tuổi tái cử ủy viên Ban Chấp hành T.Ư chính thức tới thời điểm Đại hội XIII năm 2021 là không quá 60 tuổi với ủy viên T.Ư và không quá 65 tuổi với Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Độ tuổi tham gia T.Ư lần đầu là không quá 55.

Ông Lê Quang Vĩnh cho biết, tại Hội nghị T.Ư 13, trong số 119 nhân sự giới thiệu tái cử và 107 nhân sự tham gia lần đầu đều có những trường hợp quá tuổi song hội nghị T.Ư 13 chưa xem xét. Việc xem xét các trường hợp đặc biệt sẽ tiến hành ở Hội nghị T.Ư 14 và các hội nghị T.Ư tiếp theo.

Ngoài công tác nhân sự thì một nội dung quan trọng nữa của Hội nghị T.Ư 14 là hoàn thiện các văn kiện trình Đại hội XIII. Trước đó, từ 20.10, Ban Chấp hành T.Ư khóa XII đã công bố toàn văn các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII để lấy ý kiến nhân dân.

Theo kế hoạch, việc lấy ý kiến nhân dân kéo dài tới cuối tháng 11, sau đó, Tiểu ban Văn kiện sẽ tiếp tiến hành tiếp thu, báo cáo Bộ Chính trị để trình ra T.Ư tiếp tục hoàn thiện.

Xem xét khai trừ Đảng ông Nguyễn Đức Chung

Hội nghị T.Ư 14, T.Ư có thể cũng sẽ xem xét kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Nguyễn Đức Chung, Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, người vừa bị kết án 5 năm tù trong vụ án chiếm đoạt bí mật nhà nước.

Trước đó, tại kỳ họp 50, đầu tháng 12 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành T.Ư xem xét khai trừ ông Nguyễn Đức Chung ra khỏi Đảng.

Theo đó, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã xem xét các hành vi sai phạm của ông Nguyễn Đức Chung và khẳng định, ông Nguyễn Đức Chung đã vi phạm rất nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân ông Chung.

Theo thẩm quyền, việc khai trừ Đảng ông Chung, một ủy viên T.Ư đương nhiệm phải do Ban Chấp hành T.Ư quyết định.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.