Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Tìm kiếm các không gian, dư địa tài chính mới

Chủ tịch Quốc hội phát biểu khai mạc Diễn đàn.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu khai mạc Diễn đàn.
(PLVN) - Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh những giải pháp nêu ra sẽ không chỉ huy động nguồn lực từ Nhà nước mà còn cho phép tìm kiếm các không gian tài chính, dư địa tài chính mới.

Sáng 5/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ICC, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, “Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và Phát triển bền vững” chính thức được khai mạc theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại 57 điểm cầu trong nước và quốc tế.

Tham dự và chỉ đạo Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, có các Ủy viên Bộ Chính trị: Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Diễn đàn còn có sự tham dự của Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và nhiều Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lãnh đạo các ban, bộ, ngành và đoàn thể ở Trung ương, địa phương; các vị đại diện Đại sứ quán một số nước, khách mời quốc tế cùng các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý, nhà khoa học, đại diện các doanh nghiệp… tại các điểm cầu trong nước và quốc tế.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, từ hai năm nay dịch COVID-19 đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Năm 2020, Việt Nam duy trì tăng trưởng dương với 2,91% nhưng năm 2021 với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, 9 tháng đầu năm chỉ tăng 1,42%.

Theo Chủ tịch Quốc hội, dự kiến cả năm có tăng trưởng dương khá tốt nhưng chắc chắn không đạt được mục tiêu của Nghị quyết mà Đảng và Quốc hội đặt ra, ảnh hưởng đến mục tiêu 5 năm tới. Để ứng phó chúng ta đã sử dụng linh hoạt các chính sách tài khóa, tiền tệ với tổng quy mô khoảng 4%/GDP (gói tài khóa 2,9% và gói tiền tệ 1,1%), thấp hơn so với các nước.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 tiếp tục thể hiện sự chủ động, vào cuộc từ sớm, từ xa của Quốc hội trong việc cùng với Chính phủ xây dựng và ban hành các chính sách để hỗ trợ nền kinh tế.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 tiếp tục thể hiện sự chủ động, vào cuộc từ sớm, từ xa của Quốc hội trong việc cùng với Chính phủ xây dựng và ban hành các chính sách để hỗ trợ nền kinh tế.

Chủ tịch Quốc hội cho hay, Quốc hội cũng ban hành nhiều Nghị quyết về tài chính ngân sách, đầu tư công, tái cơ cấu nền kinh tế… là khuôn khổ cho phát triển kinh tế 5 năm; giao Chính phủ ban hành Nghị quyết theo phương châm thích ứng, an toàn và linh hoạt; thiết kế các gói phục hồi và phát triển kinh tế, xây dựng chương trình phục hồi tổng thể kinh tế xã hội, các gói tài chính. Vì vậy, dự kiến vào cuối năm nay Quốc hội sẽ tổ chức kỳ họp bất thường để quyết định các vấn đề quan trọng liên quan gói hỗ trợ, quốc kế, dân sinh.

Ông đánh giá Diễn đàn lần này là cơ hội để hiến kế các giải pháp xây dựng gói hỗ trợ, với quy mô và liều lượng phù hợp, mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa đáp ứng nhiệm vụ trước mắt, vừa đáp ứng yêu cầu dài hạn về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh.

Theo đó, Diễn đàn sẽ tập trung thảo luận về tình hình thế giới, sự xuất hiện biến chủng mới; kiến nghị đề xuất cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, các gợi ý chính sách. Ngoài ra, Diễn đàn cũng sẽ trao đổi, giải đáp câu hỏi về huy động nguồn lực; về phân bổ sử dụng nguồn lực; về năng lực hấp thụ của nền kinh tế…

“Tăng cường năng lực hấp thụ nền kinh tế, đưa vốn vào đâu cho hiệu quả, đảm bảo công khai, minh bạch, chống lợi ích nhóm”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh những giải pháp nêu ra, không chỉ huy động nguồn lực từ Nhà nước mà còn cho phép tìm kiếm các không gian tài chính, dư địa tài chính mới.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề: Phục hồi và phát triển bền vững được triển khai theo chủ trương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm đánh giá khách quan, toàn diện, thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021, đề xuất khuyến nghị các chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn đồng thời chuẩn bị những điều kiện cơ bản để phục hồi và phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.

Diễn đàn do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội được giao chủ trì phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức.

Diễn đàn lần này là dấu mốc để lắng nghe thêm ý kiến đa chiều, toàn diện các giới, các nhà khoa học trong và ngoài nước, cộng đồng doanh nghiệp và các đại biểu Quốc hội để tới đây khi Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường quyết định các chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sẽ bảo đảm phản ánh đúng thực tế cuộc sống, đáp ứng yêu cầu đề ra và hội nhập quốc tế.

Việc tổ chức Diễn đàn tiếp tục thể hiện sự chủ động, vào cuộc từ sớm, từ xa của Quốc hội trong việc cùng với Chính phủ xây dựng và ban hành các chính sách để hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, đưa đất nước sớm trở lại trạng thái bình thường mới và không để “lỡ nhịp” xu thế phục hồi, phát triển của thế giới.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.