Khai hội Chùa Hương năm 2023

Khai hội Chùa Hương sáng 27/1.
Khai hội Chùa Hương sáng 27/1.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 27/1 (tức mùng 6 Tết), Lễ hội chùa Hương 2023 (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) khai hội tại sân Thiên Trù.

Phát biểu tại lễ khai hội, ông Đặng Văn Cảnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Chùa Hương năm 2023 cho biết, với chủ đề “Lễ hội chùa Hương an toàn, văn minh, thân thiện" mùa lễ hội năm nay dự kiến số lượng du khách về trẩy hội sẽ đông.

Ban Tổ chức lễ hội tập trung các lực lượng nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho lễ hội. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo trên mọi phương diện, lễ hội Chùa Hương năm 2023 hấp dẫn du khách gần xa.

Theo Ban tổ chức lễ hội, từ ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đến nay, Khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn đã đón hơn 10 vạn du khách, trong đó riêng ngày khai hội đón khoảng gần 4 vạn lượt khách.

Lễ khai hội Chùa Hương năm 2023 diễn ra vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão, cho nên số lượng người hành hương về đất Phật Hương Sơn giảm so với ngày trước khi khai hội. Tại các tuyến đường dẫn vào khu di tích thông thoáng, sạch sẽ, tình trạng ách tắc giao thông cơ bản không xảy ra.

Trong không gian diễn ra lễ hội, lượng khách tuy đông hơn, song các hoạt động vẫn diễn ra trong an toàn, trật tự.

Ông Đặng Văn Cảnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức phát biểu khai mạc lễ hội.

Ông Đặng Văn Cảnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức phát biểu khai mạc lễ hội.

Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức - Đặng Văn Cảnh cũng nhấn mạnh, lễ hội chùa Hương là một lễ hội giàu tính nhân văn, ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

"Lễ hội là nơi hội tụ các nét sinh hoạt văn hóa như bơi thuyền đêm thơ, múa rồng, lễ phật...cùng với tiếng trống khai hội linh thiêng của nhà chùa trụ trì thượng tọa Thích Minh Hiền gióng lên sẽ đánh thức mọi cỏ cây hoa lá vạn vật để khai xuân mở hội, cầu cho năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, mọi người được bình an, ấm no hạnh phúc...", ông Đặng Văn Cảnh bày tỏ.

Điểm mới của lễ hội chùa Hương năm nay là hệ thống kiểm soát vé điện tử. Qua báo cáo của Ban Quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn, những ngày qua hệ thống kiểm soát vé chạy ổn định. Cán bộ Ban Quản lý di tích thắng cảnh Hương Sơn hướng dẫn du khách thực hiện các thao tác đảm bảo nhanh, không gây ùn tắc trong quá trình kiểm soát.

Bên cạnh đó, hệ thống wifi miễn phí được vận hành, phủ sóng trên toàn bộ khu vực chùa Hương và khu trung tâm xã Hương Sơn.

Tại khu vực trạm soát vé và khu vực Trung tâm Thiên trù, Ban Tổ chức bố trí 7 điểm quét mã QR code để giúp du khách dễ dàng truy cập, tìm hiểu thông tin về di tích quốc gia đặc biệt quần thể thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương).

Ô tô của du khách về thăm quan, lễ Phật được Ban Tổ chức hướng dẫn, phân luồng đến các bến, bãi xe và từ các điểm này du khách mua vé thăm quan, lựa chọn phương án đi xe điện hoặc bộ hành đến các bến đò để lên thuyền đi vào thăm quan lễ Phật.

Về phí tham quan chùa Hương năm 2023 và bảo hiểm đối với người lớn là 80.000 đồng/lượt, trẻ em 40.000 đồng/lượt. Giá dịch vụ xuồng đò hai chiều đi tuyến Hương Tích là 50.000 đồng/người, tuyến Long Vân - Tuyết Sơn 35.000 đồng/người. Giá trông giữ ô tô, với xe 9 ghế trở xuống 10.000 đồng/xe/lượt/giờ. Xe 10 ghế trở lên là 12.500 đồng/xe/lượt/giờ.

Đảm bảo an ninh, trật tự khu vực trong lễ hội chùa Hương, các chốt và tổ công tác đảm bảo an ninh trật tự trực 24/24h để tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác tội phạm và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan an ninh, trật tự cũng như đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và đường thủy...

Du khách dự lễ khai hội Chùa Hương.

Du khách dự lễ khai hội Chùa Hương.

Trước đó, 2 mùa lễ hội (năm 2021 và 2022) do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương lùi thời điểm đón khách và không tổ chức lễ khai hội.

Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn, thuộc xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa Hương hay Hương Sơn là một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp.

Lễ hội chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch hằng năm. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước tham gia. Năm 2017 Khu di tích danh thắng Hương Sơn được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quần thể Hương Sơn là một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm 21 ngôi chùa, động thờ Phật, ngôi đền thờ Thần theo tín ngưỡng nông nghiệp bản địa và gắn liền với Phật giáo Đạo tràng. Trải qua gần 6 thế kỷ, danh lam thắng cảnh quần thể Hương Sơn vẫn giữ nguyên được giá trị về lịch sử và danh thắng.

Đọc thêm

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.