Khai bút đầu xuân Kỷ Hợi 2019 ngày nào đẹp nhất?

Khai bút đầu xuân Kỷ Hợi 2019 ngày nào đẹp nhất?
(PLVN) - Từ lâu, khai bút đầu Xuân trở thành một nét văn hóa đẹp, là một biểu tượng cho tinh thần hiếu học của người dân Việt. Cũng như nhiều nghi lễ trong dịp Tết, nhiều người chọn ngày đẹp khai bút đầu xuân 2019 với hi vọng 1 năm học hành tấn tới, sự nghiệp thuận lợi, vạn sự đều đạt được thành công như ý.

Ý nghĩa của tục khai bút đầu Xuân

Trước kia, khai bút đầu Xuân hay đầu năm vốn không phải là một tục lệ bắt buộc khi chào đòn năm mới, tuy nhiên, lâu dần thì tục khai bút đầu Xuân đã trở thành một nét đẹp, một biểu tượng cho tinh thần hiếu học của người dân Việt Nam. 

Khai bút đầu Xuân cũng là một cách lưu giữ truyền thống, răn dạy cho con cháu đời sau tiếp tục giữ vững tinh thần hiếu học, cố gắng, không ngừng vươn lên của cha ông ta ngày trước.

Cũng như các nghi lễ khác trong dịp Tết, khai bút đầu Xuân cũng được nhiều người chú trọng. Vì vậy, mọi người thường chọn ngày đẹp khai bút đầu Xuân với hi vọng năm nay mình sẽ học hành tấn tới, sự nghiệp thuận lợi, vạn sự đều đạt được thành công như ý.

Tuy nhiên, khai bút đầu Xuân 2019 nên viết gì và khai bút vào ngày nào thì đẹp nhất vẫn là câu hỏi của nhiều người.

Trước đây, nhiều ông đồ thường chọn những câu tục ngữ, danh ngôn, câu đối mang dư vị Tết sẽ mang đầy ý nghĩa trong ngày đầu xuân, cũng như đem lại sự lạc quan, tinh thần phấn khởi, vui vẻ trong dịp năm mới. Tuy nhiên, hiện nay, viết khai bút đầu Xuân đều được mở rộng hơn rất nhiều.

Dưới đây là một số gợi ý khi viết khai bút đầu Xuân 2019

- Viết câu đối, tục ngữ, danh ngôn về Tết, năm mới:

‘Xuân an khang đức tài như ý/ Niên thịnh vượng phúc thọ vô biên’

‘Tân niên, tân phúc, tân phú quý/ Tấn tài, tấn lộc, tấn bình an’

‘Tết trong nhà, Tết ra ngoài phố/ Lộc trên trời, lộc xuống nhân gian’

‘Xuân sang cội phúc sinh nhành lộc/ Tết về cây đức trổ thêm hoa’

Ngày đẹp khai bút đầu Xuân 2019

Thông thường, thời gian khai bút thường vào ngày đầu tiên của năm, có thể ngay sau giao thừa. Tuy nhiên, hiện nay, không nhất thiết là phải khai bút đúng ngày đầu tiên. Do đó, thời điểm thích hợp nhất để tiến hành khai bút đầu xuân là kể từ sau giao thừa cho đến ngày mùng 5 Tết âm lịch. 

Vì vậy, chỉ cẩn từ ngày Mùng 1 đến trước khi đi học hoặc đi làm trở lại, các bạn có thể lựa chọn giờ hoàng đạo trong ngày để làm lễ khai bút. 

Theo nhiều chuyên gia phong thủy thì năm Kỷ Hợi 2019, ngày đẹp nhất để khai bút là ngày mùng 4 Tết, tức mùng 8/2/2019.

Giờ hoàng đạo trong ngày gồm giờ Tý (Từ 23h-1h); giờ Sửu (Từ 1h-3h); giờ Mão (Từ 5h-7h); giờ Ngọ (Từ 11h-13h); giờ Thân (Từ 15h-17h) và giờ Dậu (Từ 17h-19h). 

Tuy nhiên, mọi người nên chọn thời điểm ban ngày, khi trời đất còn sáng sủa, có ánh nắng chiếu rọi để thực hiện khai bút đầu năm.

Đọc thêm

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.