QTV - Không chỉ có hàng ngàn người dân Việt Nam "trắng đêm" chờ Đại Lễ, rất nhiều du khách nước ngoài cũng đã có một đêm không ngủ cùng Hà Nội.
Hầu hết du khách nước ngoài tới Việt Nam vào dịp diễn ra Đại lễ này đều cảm thấy rất may mắn vì được cùng với hàng triệu người dân Việt Nam bước vào thời khắc thiêng liêng, nghìn năm mới có một lần này, được chứng kiến sự chuyển mình của Hà Nội - một trong những thành phố yên bình nhất thế giới và quan trọng hơn cả là được hòa mình vào “dòng máu Lạc Rồng” đang cuồn cuộn chảy về “trái tim” của Việt Nam. Không chỉ người Hà Nội mà bất cứ ai được chứng kiến bước chuyển mình của thủ đô yêu dấu sau 1000 năm đều cảm thấy rất tự hào, phấn khởi xen lẫn bồi hồi. Và đó cũng là những cảm xúc chung của du khách ngoại khi tới Việt Nam trong những ngày này.
Hòa cùng dòng người cuồn cuộn đổ về Trung tâm Thủ đô đêm qua (9/10), chúng tôi bắt gặp rất nhiều du khách nước ngoài. Họ đã rất vui vẻ và sẵn lòng trả lời những câu hỏi của phóng viên VnMedia.
Hãy cùng xem du khách nước ngoài nói gì về Hà Nội trong dịp Đại lễ này nhé.
“Người Việt Nam thân thiện, vui vẻ và có lòng nhiệt thành với Đại lễ”
Đó chính là nhận xét của Andrew, một du khách đến từ Đức khi được hỏi cảm nhận của anh về người Việt Nam. Andrew kể lại “khi nãy tôi bị lạc, rất nhiều bạn trẻ đã chỉ đường giúp tôi dù có vẻ như họ chưa thực sự hiểu những gì tôi nói lắm. Một nhóm học sinh phổ thông trung học cùng hợp sức giúp tôi. Thật ấn tượng. Mặc dù tôi phải hỏi một người khác nữa mới biết đường về khách sạn của mình, nhưng tôi thấy họ thật nhiệt tình, thân thiện và vui vẻ.
Khi tôi hỏi đường về khách sạn, ai cũng mỉm cười và sẵn sàng dừng lại nghe tôi nói. Ở Việt Nam, tôi không sợ bị lạc trong những ngày này vì có rất nhiều người đi lại trên đường dù là lúc đêm khuya hay lúc trời đổ mưa. Không gì có thể phủ nhận lòng nhiệt thành của người dân nơi đây với dịp Đại lễ này”.
Còn vợ anh, chị Anna, một giáo viên cũng mang quốc tịch Đức nhưng đã sinh sống và làm việc ở Việt Nam được một năm, lại thấy “một số người Việt Nam có vẻ khá phấn khích, thậm chí có thể nói họ dường như khá “khùng khùng”, nhưng được cái tất thảy đều vui vẻ, dễ gần. Ngày mai, tôi sẽ đến sân vận động quốc gia Mỹ Đình để xem bắn pháo hoa. Bạn biết đấy, đây là một dịp không thể bỏ lỡ! Chúc mừng sinh nhật lần thứ 1.000 Hà Nội của các bạn”.
“Thức ăn ở đây ngon, lạ mắt, nhưng nhiều mức giá quá!”
Anh Henri Martin, người Pháp cho biết “tôi đã từng đi nhiều nơi, thưởng thức nhiều món ăn được gọi là đặc sản của nhiều nước châu Á, và tôi thấy các món ăn ở Việt Nam có vị thật khác lạ. Cách trang trí trông cũng rất ngộ nghĩnh, nhưng giá cả ở mỗi nơi lại một khác. Chẳng hạn, hôm qua tôi ăn phở ở một quán vỉa hè với giá 20 nghìn một bát, hôm nay tôi ngồi ăn ở quán cạnh đó, với không gian tương tự, bát phở còn tệ hơn thế mà giá đã lên tới 30 nghìn. Hay chuyện uống café cũng thế. Ngồi ở những chỗ khác nhau, giá cả khác nhau. Nó (giá cả) thay đổi thật nhanh chóng! Tuy vậy, tôi vẫn rất thích các món ăn ở đây, đặc biệt là phở Hà Nội. Thật ngon và khác biệt”.
“Đường phố lộng lẫy cờ, hoa, lung linh sắc màu, nhưng quá tấp nập, xe cộ chen chúc”.
Phải thừa nhận, không chỉ đêm nay, mà vào giờ cao điểm của những ngày thường, đường phố Hà Nội cũng giống như “chiếc áo quá chật” với dòng người tấp nập. Hòa cùng dòng người reo hò trong niềm tự hào dân tộc và sắc cờ đỏ sao vàng rực rỡ phố phường, Jessica (người Anh) vui vẻ nói “bước chân ra khỏi khách sạn là thấy lung linh sắc màu của những chiếc đèn treo trên các cây ven đường y như ở bên Hàn Quốc và Singapore vậy. Tôi còn thấy cả những em bé ngồi sau xe bố mẹ chở vẫy vẫy lá cờ của nước bạn. Chúng thật đáng yêu!
Nhưng mà đường phố tập nập quá, xe cộ chen chúc khiến tôi rất sợ sang đường. Một người bạn từng ở Việt Nam khuyên tôi, nếu sang Việt Nam du lịch, bạn nên ngồi xích lô hoặc thuê xe du lịch chở đi dạo, đừng nên đi bộ một mình, khá nguy hiểm. Và tôi nghĩ cô ấy nói đúng”. Tuy nhiên, chồng cô, anh John Drew lại cho rằng: càng đông càng vui. Tôi sẽ tranh thủ chở vợ đi dạo phố và bạn thấy đấy, cô ấy chỉ việc ngồi sau quay lại những hình ảnh đẹp này để làm kỉ niệm, còn tôi sẽ hò hét theo họ dù tôi chỉ biết nói mỗi từ “Hà Nội” mà thôi”.
“Thành phố của các bạn thật yên bình”
Một nhóm người Pháp tỏ ra khá tiếc nuối khi không biết ở Hà Nội có đại lễ nên chỉ giành một ngày trong kì nghỉ ở đây. Tuy nhiên, họ cũng đã hết mình khuấy động không khí vui nhộn của ngày lễ trọng đại này tại khu vực gần Hồ Gươm bằng cách nhảy múa và hô to “Hà Nội”, gây được sự chú ý của nhiều người.
Sophia, một phụ nữ trong nhóm du khách người Pháp này cho biết “ồ, thật bất ngờ là ở Hà Nội lại vui nhộn và đẹp đến thế. Chúng tôi hò hét nãy giờ thật đã. Tiếc là chúng tôi chỉ được ở Việt Nam có một ngày thôi. Đất nước của các bạn quả thực rất xinh đẹp và yên bình. Giao thông ở đây thật tấp nập. Chúng tôi yêu Hà Nội”.
“Băng rôn, áo “tôi yêu Hà Nội” thật đắt!”
Chị Sharapova (người Canada) than thở “Tôi mới đến Việt Nam được sáu tháng, nhưng tôi biết đôi chút tiếng Việt nhờ một vài người bạn dạy cho. Thế mà vẫn bị "bịp" khi mua hàng. Bằng chứng là hôm nay, có một chị bán cho một người Việt chiếc băng rôn giá chỉ 5 nghìn đồng, nhưng với tôi chị ta nhất quyết đòi 20 nghìn, dù tôi có thể nói câu “đắt quá” và hiểu chị ấy vừa nhận tờ 5 nghìn đồng từ tay vị khách kia. Thật tệ, nhưng bạn biết đấy, tôi yêu Việt Nam và tôi cũng muốn được đeo tấm băng rôn đó như bao người khác”.
Theo VnMedia
Hầu hết du khách nước ngoài tới Việt Nam vào dịp diễn ra Đại lễ này đều cảm thấy rất may mắn vì được cùng với hàng triệu người dân Việt Nam bước vào thời khắc thiêng liêng, nghìn năm mới có một lần này, được chứng kiến sự chuyển mình của Hà Nội - một trong những thành phố yên bình nhất thế giới và quan trọng hơn cả là được hòa mình vào “dòng máu Lạc Rồng” đang cuồn cuộn chảy về “trái tim” của Việt Nam. Không chỉ người Hà Nội mà bất cứ ai được chứng kiến bước chuyển mình của thủ đô yêu dấu sau 1000 năm đều cảm thấy rất tự hào, phấn khởi xen lẫn bồi hồi. Và đó cũng là những cảm xúc chung của du khách ngoại khi tới Việt Nam trong những ngày này.
Hòa cùng dòng người cuồn cuộn đổ về Trung tâm Thủ đô đêm qua (9/10), chúng tôi bắt gặp rất nhiều du khách nước ngoài. Họ đã rất vui vẻ và sẵn lòng trả lời những câu hỏi của phóng viên VnMedia.
Hãy cùng xem du khách nước ngoài nói gì về Hà Nội trong dịp Đại lễ này nhé.
“Người Việt Nam thân thiện, vui vẻ và có lòng nhiệt thành với Đại lễ”
Đó chính là nhận xét của Andrew, một du khách đến từ Đức khi được hỏi cảm nhận của anh về người Việt Nam. Andrew kể lại “khi nãy tôi bị lạc, rất nhiều bạn trẻ đã chỉ đường giúp tôi dù có vẻ như họ chưa thực sự hiểu những gì tôi nói lắm. Một nhóm học sinh phổ thông trung học cùng hợp sức giúp tôi. Thật ấn tượng. Mặc dù tôi phải hỏi một người khác nữa mới biết đường về khách sạn của mình, nhưng tôi thấy họ thật nhiệt tình, thân thiện và vui vẻ.
Khi tôi hỏi đường về khách sạn, ai cũng mỉm cười và sẵn sàng dừng lại nghe tôi nói. Ở Việt Nam, tôi không sợ bị lạc trong những ngày này vì có rất nhiều người đi lại trên đường dù là lúc đêm khuya hay lúc trời đổ mưa. Không gì có thể phủ nhận lòng nhiệt thành của người dân nơi đây với dịp Đại lễ này”.
Còn vợ anh, chị Anna, một giáo viên cũng mang quốc tịch Đức nhưng đã sinh sống và làm việc ở Việt Nam được một năm, lại thấy “một số người Việt Nam có vẻ khá phấn khích, thậm chí có thể nói họ dường như khá “khùng khùng”, nhưng được cái tất thảy đều vui vẻ, dễ gần. Ngày mai, tôi sẽ đến sân vận động quốc gia Mỹ Đình để xem bắn pháo hoa. Bạn biết đấy, đây là một dịp không thể bỏ lỡ! Chúc mừng sinh nhật lần thứ 1.000 Hà Nội của các bạn”.
“Thức ăn ở đây ngon, lạ mắt, nhưng nhiều mức giá quá!”
Anh Henri Martin, người Pháp cho biết “tôi đã từng đi nhiều nơi, thưởng thức nhiều món ăn được gọi là đặc sản của nhiều nước châu Á, và tôi thấy các món ăn ở Việt Nam có vị thật khác lạ. Cách trang trí trông cũng rất ngộ nghĩnh, nhưng giá cả ở mỗi nơi lại một khác. Chẳng hạn, hôm qua tôi ăn phở ở một quán vỉa hè với giá 20 nghìn một bát, hôm nay tôi ngồi ăn ở quán cạnh đó, với không gian tương tự, bát phở còn tệ hơn thế mà giá đã lên tới 30 nghìn. Hay chuyện uống café cũng thế. Ngồi ở những chỗ khác nhau, giá cả khác nhau. Nó (giá cả) thay đổi thật nhanh chóng! Tuy vậy, tôi vẫn rất thích các món ăn ở đây, đặc biệt là phở Hà Nội. Thật ngon và khác biệt”.
“Đường phố lộng lẫy cờ, hoa, lung linh sắc màu, nhưng quá tấp nập, xe cộ chen chúc”.
Phải thừa nhận, không chỉ đêm nay, mà vào giờ cao điểm của những ngày thường, đường phố Hà Nội cũng giống như “chiếc áo quá chật” với dòng người tấp nập. Hòa cùng dòng người reo hò trong niềm tự hào dân tộc và sắc cờ đỏ sao vàng rực rỡ phố phường, Jessica (người Anh) vui vẻ nói “bước chân ra khỏi khách sạn là thấy lung linh sắc màu của những chiếc đèn treo trên các cây ven đường y như ở bên Hàn Quốc và Singapore vậy. Tôi còn thấy cả những em bé ngồi sau xe bố mẹ chở vẫy vẫy lá cờ của nước bạn. Chúng thật đáng yêu!
Nhưng mà đường phố tập nập quá, xe cộ chen chúc khiến tôi rất sợ sang đường. Một người bạn từng ở Việt Nam khuyên tôi, nếu sang Việt Nam du lịch, bạn nên ngồi xích lô hoặc thuê xe du lịch chở đi dạo, đừng nên đi bộ một mình, khá nguy hiểm. Và tôi nghĩ cô ấy nói đúng”. Tuy nhiên, chồng cô, anh John Drew lại cho rằng: càng đông càng vui. Tôi sẽ tranh thủ chở vợ đi dạo phố và bạn thấy đấy, cô ấy chỉ việc ngồi sau quay lại những hình ảnh đẹp này để làm kỉ niệm, còn tôi sẽ hò hét theo họ dù tôi chỉ biết nói mỗi từ “Hà Nội” mà thôi”.
“Thành phố của các bạn thật yên bình”
Một nhóm người Pháp tỏ ra khá tiếc nuối khi không biết ở Hà Nội có đại lễ nên chỉ giành một ngày trong kì nghỉ ở đây. Tuy nhiên, họ cũng đã hết mình khuấy động không khí vui nhộn của ngày lễ trọng đại này tại khu vực gần Hồ Gươm bằng cách nhảy múa và hô to “Hà Nội”, gây được sự chú ý của nhiều người.
Sophia, một phụ nữ trong nhóm du khách người Pháp này cho biết “ồ, thật bất ngờ là ở Hà Nội lại vui nhộn và đẹp đến thế. Chúng tôi hò hét nãy giờ thật đã. Tiếc là chúng tôi chỉ được ở Việt Nam có một ngày thôi. Đất nước của các bạn quả thực rất xinh đẹp và yên bình. Giao thông ở đây thật tấp nập. Chúng tôi yêu Hà Nội”.
“Băng rôn, áo “tôi yêu Hà Nội” thật đắt!”
Chị Sharapova (người Canada) than thở “Tôi mới đến Việt Nam được sáu tháng, nhưng tôi biết đôi chút tiếng Việt nhờ một vài người bạn dạy cho. Thế mà vẫn bị "bịp" khi mua hàng. Bằng chứng là hôm nay, có một chị bán cho một người Việt chiếc băng rôn giá chỉ 5 nghìn đồng, nhưng với tôi chị ta nhất quyết đòi 20 nghìn, dù tôi có thể nói câu “đắt quá” và hiểu chị ấy vừa nhận tờ 5 nghìn đồng từ tay vị khách kia. Thật tệ, nhưng bạn biết đấy, tôi yêu Việt Nam và tôi cũng muốn được đeo tấm băng rôn đó như bao người khác”.
Theo VnMedia