Khách Tây sốc vì đánh giá thấp mùa đông Hà Nội

(PLVN) - Từng trải qua những mùa đông khắc nghiệt tại Nga, Timur Finov vẫn không thể quen với cái lạnh mỗi khi gió mùa tràn về Hà Nội.

Timur Finov, 26 tuổi, đang làm người mẫu ảnh và giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội. Sinh ra và lớn lên tại xứ sở bạch dương, dù trải qua những mùa đông băng giá, anh vẫn co ro trong tiết trời mùa đông của thủ đô Việt Nam.

Timur luôn cảm thấy rét buốt khi Hà Nội đón không khí lạnh. Ảnh: Trung Nghĩa

Bốn năm trước, Timur bắt đầu cuộc sống mới tại Việt Nam. Hành lý của anh toàn áo quần mùa hè. Ngày không khí lạnh tràn về Hà Nội, Timur mới biết thế nào là mùa đông tại một đất nước trông có vẻ gần đường xích đạo trên bản đồ.

"Tôi tỉnh dậy trong phòng mình vào sáng sớm. Và bạn biết không? Tôi đã thở ra khói! Đó là điều tôi chưa bao giờ trải nghiệm trong nhà khi sống tại Nga. Tôi nhớ khi đó nhiệt độ hạ xuống khoảng 6-7 độ C. Đối với tôi đây thực sự là một cú sốc khi đánh giá thấp mùa đông Hà Nội", chàng trai Nga bày tỏ.

Mùa đông năm ấy, chàng trai Nga chỉ có hai chiếc áo dài tay và quyết tâm không sắm thêm quần áo rét, bởi anh chỉ lưu lại Hà Nội vài tháng. "Tôi không nghĩ rằng mùa đông ở đây lại rét như vậy, dù nhiệt độ thường chỉ khoảng 18-20 độ C như mùa hè tại nước tôi", Timur chia sẻ.

Mùa hè tại xứ sở bạch dương có nhiệt độ trung bình khoảng 18-20 độ C, tuỳ thành phố. Đây được coi là tiết trời ấm áp với những cư dân Saint Petersburg như Timur. Vì phải sống đến 6 tháng mùa đông một năm, người Nga rất yêu những ngày hè ngập nắng. Họ cho rằng đó là thời điểm để tận hưởng tối đa cơ hội bổ sung vitamin D, dạo chơi trong tiết trời ấm áp, và tạm xa những chiếc áo rét dày.

Còn vào mùa đông ở Nga, Timur chỉ mặc hai áo gồm một áo dài tay và một áo khoác dày. Nhưng khi sống tại Hà Nội, chàng trai này luôn phải mặc ba áo, gồm sơ mi, áo khoác gile và áo măng tô vào mùa lạnh.

Anh nhận định: "Mùa đông ở Hà Nội lạnh không kém Nga. Ở Hà Nội tôi cảm nhận rõ cái rét buốt thấu xương, khiến cả người run cầm cập. Trong khi ở Nga là cái rét giá, đôi khi làm tay ửng đỏ, cứng lại, không có cảm giác gì".

Người dân quây quần đốt sưởi ấm trong đợt rét Tết dương lịch 2021. Ảnh: Gia Chính

Người dân quây quần đốt sưởi ấm trong đợt rét Tết dương lịch 2021. Ảnh: Gia Chính

Timur cho rằng anh không cảm thấy mùa đông tại Nga lạnh như ở Việt Nam dù nhiệt độ trung bình khoảng -4 đến -3 độ C, do mỗi căn hộ đều có hệ thống sưởi. Sàn nhà cũng thường được lót thảm, hoặc lát, bọc nhiều lớp để chân không bị lạnh. "Chúng tôi chỉ cần vào nhà là được sưởi ấm ngay", anh bày tỏ.

Trái lại, ít căn nhà tại Việt Nam được trang bị hệ thống sưởi hay trải thảm, mà thường lát gạch men, đá... trừ những tòa nhà văn phòng. Do vậy, đôi khi Timur còn thấy trong nhà lạnh hơn ngoài đường. Bên cạnh đó, lái xe máy vào mùa đông cũng khiến cái lạnh trở nên đáng sợ hơn.

Nhiều người có thể đánh giá rằng những cảm nhận khác biệt của Timur là do chênh lệch về độ ẩm không khí, mùa đông của các nước phương Tây thường khô hơn so với Việt Nam. Nhưng Timur không hoàn toàn đồng tình, vì độ ẩm không khí tại thành phố Saint Petersburg cũng luôn ở mức cao hơn 80% vào mùa đông.

Đọc thêm

Tết xanh - tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Trào lưu Tết Nguyên đán thân thiện môi trường, từ trang trí, ẩm thực đến lối sống, đang được đón nhận ở nhiều quốc gia. (Ảnh: Kevin Malik/Cold Tea Collective)
(PLVN) - Từ Nhật Bản đến Hàn Quốc, xu hướng Tết xanh không chỉ là cách tiết kiệm mà còn là biểu hiện của trách nhiệm với thiên nhiên và thế hệ tương lai. Đây là cơ hội để mỗi quốc gia, mỗi gia đình nhìn lại cách tổ chức Tết của mình và tìm cách cân bằng giữa truyền thống và hiện đại.

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 12/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hôm nay, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vẫn chịu tác động của không khí lạnh, trời rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất tại Bắc Bộ có nơi dưới 3 độ C; riêng Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 9 độ C.

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn
(PLVN) - Đỉnh núi Lảo Thẩn, xã Y Tý, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) chiều nay, 11/1, xuất hiện băng tuyết phủ kín núi rừng và cây cỏ, tạo nên cảnh quan kỳ vĩ thu hút sự chú ý của du khách và người yêu thích khám phá...

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 11/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày 11/1, miền Bắc trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất có nơi dưới 3 độ C. Nhiệt độ ở Hà Nội dao động trong khoảng 9-18 độ C...

Phân loại rác tại nguồn - 'khó chồng khó' mùa cận Tết

Phân loại rác tại nguồn không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là trách nhiệm cộng đồng để bảo vệ môi trường. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Phân loại rác tại nguồn là yêu cầu bắt buộc từ ngày 1/1/2025 theo Luật Bảo vệ môi trường, nhưng thực tế cho thấy việc triển khai vẫn còn nhiều trở ngại lớn, đặc biệt khi bước vào dịp lễ hội cận Tết với lượng rác thải tăng đột biến.

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2023: Đề xuất tăng đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn

Thu gom vỏ thuốc BVTV tại một cánh đồng ở Long An. (Ảnh: Trần Mừng)
(PLVN) -Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 với chủ đề “Môi trường nông thôn - Thực trạng và giải pháp”. Báo cáo được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng hai năm một lần với từng chủ đề riêng, như môi trường không khí, môi trường nước, chất thải...

Xử lý tận gốc vấn nạn ô nhiễm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số đô thị lớn, từ Hà Nội đến TP HCM, ngày càng nhức nhối trong những năm gần đây. Đã là ô nhiễm, ai cũng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Thời tiết ngày 7/1: Bắc Bộ có sương mù nhẹ, ngày nắng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai, 7/1, khu vực Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, trời rét; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông; cảnh báo mưa dông trên biển.

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero: Hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Chương trình Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Net Zero là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều đối tượng và sự quyết tâm của toàn xã hội. Thực hiện thành công Chương trình không chỉ giúp Việt Nam giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân và bảo vệ môi trường trong tương lai…