Khách du lịch đến Kiên Giang vượt hơn 35% kế hoạch

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm 2022, Kiên Giang ước đón 7,56 triệu lượt khách, vượt 35,2 % so với kế hoạch, tổng doanh thu du lịch 10.585 tỉ đồng...

Ngày 26, 27/12, HĐND tỉnh Kiên Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 14 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2022) tổng kết nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh năm 2022, phương hướng nhiệm vụ năm 2023 và xem xét quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh.

Tham dự kỳ họp có Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình; ông Mai Văn Huỳnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang; bà Lê Hồng Thắm - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; ông Giang Văn Phục - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì kỳ họp.

Phát biểu tại kỳ họp, ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, năm 2022 Kiên Giang có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,7%, quy mô tổng sản phẩm của tỉnh đứng thứ 2 vùng đồng bằng sông Cửu Long, GRDP bình quân đầu người ước đạt hơn 66 triệu đồng, tăng 8% và hoàn thành 24/24 chỉ tiêu chủ yếu năm 2022 theo nghị quyết của HĐND tỉnh.

Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng 5,15% so với năm 2021; kim ngạch xuất khẩu tăng 9,71%; tổng thu ngân sách vượt 4,81% so dự toán; khách du lịch tăng 142%.

Quang cảnh kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Kiên Giang

Quang cảnh kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Kiên Giang

Ngành du lịch địa phương đã phát triển tốt. Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất ngành du lịch ở địa phương được đầu tư chất lượng, góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, năm 2022, Kiên Giang ước đón 7,56 triệu lượt khách, vượt 35,2 % so với kế hoạch, trong đó khách quốc tế hơn 223.000 lượt, tổng doanh thu du lịch 10.585 tỉ đồng.

Để phát triển ngành du lịch năm 2023, Kiên Giang sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch và liên kết hợp tác quốc tế. Tập trung phát triển du lịch cộng đồng, phát triển du lịch nông thôn gắn với chương trình OCOP và tăng cường liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh thành trong và ngoài nước; mở thêm các đường bay trong nước và quốc tế, kết nối du lịch tàu biển quốc tế với Phú Quốc.

Đồng thời, tỉnh tạo môi trường đầu tư kinh doanh du lịch thuận lợi thu hút đầu tư và bảo vệ môi trường, xây dựng điểm đến du lịch văn minh, sạch đẹp, an toàn cho du khách.

Tại kỳ họp thứ 14 này, đại biểu HĐND tỉnh đã quan tâm chất vấn những vấn đề liên quan về việc thiếu thuốc cục bộ, trang thiết bị y tế ở địa phương; vấn đề thừa, thiếu giáo viên...

Ông Mai Văn Huỳnh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Kiên Giang

Ông Mai Văn Huỳnh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Kiên Giang

Cũng tại kỳ họp thứ 14 lần này đại biểu đã quyết nghị thông qua 22 nghị quyết. Ông Mai Văn Huỳnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang cho biết, các nghị quyết được thông qua trên là cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện các cơ chế chính sách, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

“Ngoài việc phát huy hơn nữa thành tựu kinh tế đạt được, các cấp các ngành tới đây cần chủ động nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ được giao, giải quyết các bất cập tồn tại, hạn chế trong thời gian qua nhằm ổn định đời sống người dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh...”, ông Huỳnh nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Khu di tích lịch sử đền Hùng đang là điểm đến của hàng triệu người dân và du khách trong và ngoài nước

Hân hoan trẩy hội Đền Hùng

(PLVN) -  Không khí rộn ràng, vui tươi đang tràn ngập khắp nơi trên quê hương Đất Tổ với muôn sắc cờ hoa được điểm tô rực rỡ. Dưới chân núi Hùng, nô nức dòng người đổ về dâng hương, muôn triệu trái tim của người dân đất Việt cũng đang hướng về nguồn cội. Tất cả cùng hoà chung tạo nên một lễ hội đầy thiêng liêng nhưng cũng vô cùng sống động và rực rỡ sắc màu.

Đọc thêm

Huyện Cao Lộc (Lạng Sơn): Phát huy những tiềm năng, lợi thế để bứt phá đi lên

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan. (Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, Cao Lộc từng được biết tới như một huyện khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng hạn chế. Tuy nhiên, những năm gần đây, huyện đã tập trung mọi nguồn lực khai thác tốt lợi thế vùng biên giới, kinh tế cửa khẩu cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng Cao Lộc đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).