Khắc phục tồn tại trong chính sách - bằng chứng để tìm công lý
Ông Nguyễn Hoàng Mai - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội
(PLO) - “Cá nhân tôi rất mong muốn, nếu có điều kiện thì chúng ta sẽ đầu tư những trang thiết bị hiện đại trong xét nghiệm cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi CĐHH để có được những kết quả nhanh chóng và chính xác. Và đây cũng chính là bằng chứng thuyết phục buộc phía các công ty của Mỹ - đối tượng đã gây ra hậu quả - phải tâm phục, khẩu phục”.
Mở đầu cuộc trao đổi với Pháp luật Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng Mai - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội (UBCVĐXH) của Quốc hội đã nói như vậy khi đề cập đến việc các cơ quan chức năng hiện đang khó khăn trong vấn đề chứng minh những di chứng CĐDC truyền từ cha sang con và từ ông sang cháu.
Cũng vì còn băn khoăn không biết hậu quả của di chứng CĐDC sẽ dừng lại ở thế hệ bao nhiêu, do việc biến đổi gen là rất khó xác định, vì vậy vị Phó Chủ nhiệm UBCVĐXH của Quốc hội “rất chia sẻ với các cơ quan chức năng trong đánh giá vấn đề này.
Trên thực tế, có thể cả ba thế hệ (ông, cha, cháu) đều bị ảnh hưởng của CĐHH; nhưng cũng có trường hợp thế hệ thứ 2 an toàn, còn thế hệ thứ 3 lại bị ảnh hưởng. Do đó, để làm sáng tỏ vấn đề, đòi hỏi các nhà khoa học phải vào cuộc, vì những nguyên nhân gây ra dị dạng, dị tật có rất nhiều.
Ông Mai cho biết, qua công tác tiếp xúc cử tri và giám sát tại các địa phương, UBCVĐXH của Quốc hội cũng chỉ ghi nhận những thực chứng và các kiến nghị phải ban hành chính sách, chế độ phù hợp đối với các nạn nhân CĐDC thế hệ thứ 3.
“Các bộ, ngành liên quan cũng biết tâm tư, nguyện vọng của Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin và nhân dân. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cơ sở khoa học và tiêu chí để xác định. Một khi đã rõ ràng mọi thứ thì chắc chắn các cơ quan chức năng sẽ đề xuất lên và lúc đó phải sửa đổi Pháp lệnh Ưu đãi người có công nhằm đưa chính sách vào thực hiện”- ông Nguyễn Hoàng Mai khẳng định./.
(PLVN) - Bộ Y tế đề nghị Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ 37 người nghi ngờ ngộ độc sau ăn bánh mì; tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở bánh mì nói trên.
(PLVN) - Hai căn bệnh truyền nhiễm tưởng chừng đã được khống chế là sởi và ho gà bất ngờ đồng loạt tái bùng phát tại một số tỉnh, thành Đông Nam Bộ. Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, trong quý I năm 2025 ghi nhận hàng nghìn ca mắc, phần lớn là trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
(PLVN) - Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27/3, toàn Thành phố đã ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi. Kết quả phân tích một số đặc điểm dịch tễ học các trường hợp mắc sởi xác định cho thấy hầu hết bệnh nhân mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ 2 mũi vaccine sởi.
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm đề nghị tạm đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến bữa ăn nghi ngờ gây ngộ độc cho hơn 30 học sinh ở TP HCM, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
(PLVN) - Giữa lằn ranh mong manh của sự sống và cái chết, có những con người không cầm vũ khí, không khoác áo giáp, nhưng vẫn ngày đêm chiến đấu để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Trong hành trình ấy, PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu không chỉ là một bác sĩ, mà còn là ngọn lửa thắp sáng hy vọng cho hàng nghìn người. Từ phòng phẫu thuật đến giảng đường, vị bác sĩ trẻ lặng lẽ cống hiến, mang cả trái tim vào nền y học nước nhà.
(PLVN) - Ngày 27/3, Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) xác nhận có 7 bệnh nhi tại xã Bình Minh dương tính với bệnh ho gà, theo kết quả xét nghiệm do Viện Pasteur TP HCM cung cấp.
(PLVN) - Ngày 27/3, Đoàn công tác của Chính phủ do bà Đào Hồng Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại TX Quảng Yên, trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh sởi và triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi trên địa bàn thị xã và tỉnh Quảng Ninh.
(PLVN) - Hiện đã có 22 phường, xã tại TP HCM đủ điều kiện để ban hành quyết định công bố hết dịch sởi. Dù dịch sởi đang đi vào giai đoạn kết thúc nhưng thành phố vẫn tiếp tục duy trì công tác giám sát bệnh.
(PLVN) - Bệnh viện Bình Định vừa công bố chương trình hỗ trợ can thiệp tim mạch chất lượng cao với chỉ từ 5 triệu đồng dành cho người thu nhập thấp nhằm tối ưu hóa chi phí và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao cho người bệnh trên địa bàn.
(PLVN) - Chiều 25/3, Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương phối hợp với Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tổ chức lễ phát động chương trình đăng ký hiến tặng mô, tạng.
(PLVN) - Nam sinh nhập viện với nhiều vết thương trên cơ thể, mất bàn tay trái, tay phải bị dập nát một phần và nhiều nhiều vết thương hở do pháo tự chế gây ra.
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra cảnh báo về nguy cơ mất an toàn thực phẩm khi ăn những loại thức ăn được bán ngoài đường phố, thường được học sinh, sinh viên gọi là "xiên bẩn".
(PLVN) - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, Việt Nam có khoảng 182.000 bệnh nhân lao mới; 9.900 bệnh nhân lao kháng thuốc và có khoảng 11.000 người tử vong do lao hằng năm. Việt Nam đứng thứ 12/30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và đứng thứ 10/30 quốc gia có số lượng bệnh nhân lao kháng thuốc cao nhất toàn cầu.
(PLVN) - Có tiền sử hút shisha suốt thời gian dài, nam thanh niên 22 tuổi phải nhập viện, bác sĩ chẩn đoán bị xuất huyết não - bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ hoặc tử vong.
(PLVN) - Hà Nội ghi nhận số ca mắc sởi tăng nhanh, 1 ca tử vong là trẻ em. Ngành y tế khuyến cáo khi phát hiện có các dấu hiệu nghi ngờ mắc sởi cần sớm cách ly và đưa trẻ đi khám để được tư vấn điều trị kịp thời.
(PLVN) - Sau khi sử dụng "ma túy nước biển" pha với rượu, 2 thanh niên được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng vật vã, trong đó có trường hợp suy hô hấp, ngưng tim, ngưng thở....
(PLVN) - Bệnh viện Thống Nhất phối hợp Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM mới thực hiện thành công ca ghép tạng xuyên Việt từ người hiến chết não.
(PLVN) - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 42.488 trường hợp nghi sởi. Trước tình hình này, Bộ Y tế đề nghị các địa phương nhanh chóng triển khai tiêm chủng, giám sát chặt tình hình dịch bệnh.
(PLVN) - Bộ Y tế đề xuất đưa thêm 2 vaccine vào Chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo đó, 2 loại vaccine được đề xuất là vaccine phòng bệnh do phế cầu và vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung.
Bình luận
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu