Khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai: Tạo khung pháp lý chung nhất

(PLVN) -  Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, chiều 9/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng thủ dân sự. Tại phiên họp, các đại biểu thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật.

Luật hóa các quy định đã được thực hiện ổn định

Phát biểu tại phiên họp, Đại biểu Vũ Thị Liên Hương (đoàn Quảng Ngãi), Đại biểu Tráng A Dương (đoàn Hà Giang) và nhiều đại biểu khác thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật nhằm tạo khung pháp lý chung nhất cho việc phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng, chống, khắc phục thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh nhằm bảo vệ cao nhất tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân, nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về phòng thủ dân sự.

Đồng thời, nâng cao năng lực về phòng thủ dân sự, góp phần làm giảm thiểu thiệt hại do thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh gây ra; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước gắn với củng cố quốc phòng, an ninh và từng bước hội nhập quốc tế trong tình hình mới…

Đại biểu Vũ Thị Liên Hương phát biểu tại phiên họp.

Đại biểu Vũ Thị Liên Hương phát biểu tại phiên họp.

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) nhấn mạnh, nước ta bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thực tế thời gian qua xảy ra nhiều sự cố thiên tai, dịch bệnh, đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác phòng thủ dân sự. Tình hình này đòi hỏi cần hoàn thiện cơ sở pháp lý để tích cực chủ động phòng chống, ứng phó có hiệu quả các sự cố, thảm họa thiên tai, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn đất nước.

Tán thành với nhiều nội dung của dự thảo Luật cũng như báo cáo giải trình tiếp thu, Đại biểu Lưu Bá Mạc (đoàn Lạng Sơn) cho rằng, việc ban hành Luật này là cần thiết, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Đại biểu bày tỏ ủng hộ quan điểm cần luật hóa các quy định hiện hành đã được áp dụng ổn định để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, giảm thiểu số lượng văn bản hướng dẫn thi hành.

Còn Đại biểu Đoàn Thị Lê An (đoàn Cao Bằng) cho rằng, dự thảo Luật có phạm vi điều chỉnh rộng, nhiều nội dung liên quan đến các luật chuyên ngành. Vì vậy, Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo rà soát kỹ các luật và hệ thống văn bản có liên quan để tránh trùng lắp hoặc mâu thuẫn với những quy định các đạo luật đã ban hành trước đó.

Đồng quan điểm, Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cũng phân tích, quy định về huy động phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp còn chồng chéo với Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp. Do đó, Đại biểu đề nghị dẫn chiếu, rà soát để đảm bảo thống nhất chỉ đạo tập trung, gọn đầu mối, phân công, phân cấp rõ ràng trong hoạt động phòng thủ dân sự.

Ngoài ra, theo Đại biểu Phạm Văn Hòa, quy định về chính sách của Nhà nước trong phòng thủ dân sự còn quá chung chung. Đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể từng chính sách cụ thể trong từng lĩnh vực để dễ thực hiện.

Quy định rõ về Quỹ phòng thủ dân sự

Liên quan đến quy định về Quỹ phòng thủ dân sự, Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (đoàn Hậu Giang) băn khoăn về việc điều tiết từ các nguồn khác sang Quỹ phòng thủ dân sự, thẩm quyền để điều tiết… Do đó, Đại biểu đề nghị cần phải có quy định cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch về nội dung này.

Chung băn khoăn, Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) cũng đề nghị, khi Quỹ phòng thủ dân sự hình thành, cần phải xác định rõ, cụ thể về việc chi hỗ trợ theo đúng nội dung chi của từng loại quỹ, không thể chi hỗ trợ từ quỹ phòng, chống thiên tai cho các thảm họa, sự cố ngoài thiên tai.

Về các hành vi nghiêm cấm trong dự án Luật, Đại biểu Tráng A Dương đề nghị bổ sung bổ sung thêm hành vi “thiếu tinh thần trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy cơ quan, người có thẩm quyền và trách nhiệm trong phòng thủ dân sự”.

Theo Đại biểu, thực tiễn cho thấy, trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong phòng thủ dân sự có ý nghĩa quan trọng. Bởi theo Đại biểu, việc thiếu tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến chỉ đạo, chỉ huy thực hiện nhiệm vụ thiếu sâu sát, không kịp thời, không huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng. Khi đó, các sự cố thiên tai sẽ dẫn tới nguy cơ hậu quả nghiêm trọng trong việc cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả.

Trong khi đó, Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng đề nghị bổ sung quy định cản trở hoặc không giao lực lượng, phương tiện khi địa phương huy động thực hiện dịch vụ phòng thủ dân sự vào quy định về các hành vi nghiêm cấm. Theo Đại biểu, việc bổ sung thêm khoản này là để khi có tình huống về thảm họa, sự cố, thiên tai khi địa phương huy động mà các tổ chức, cá nhân cản trở hoặc không giao lực lượng, phương tiện làm cơ sở chế tài để xử lý. Đồng thời, việc này cũng nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của Luật.

Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết, về phạm vi điều chỉnh, dự thảo Luật Phòng thủ dân sự đã có sự phân định về phạm vi điều chỉnh đảm bảo không chồng chéo với phạm vi điều chỉnh của các luật hiện hành.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu giải trình.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu giải trình.

Cụ thể, dự thảo Luật chỉ điều chỉnh về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục đối với thảm họa và sự cố có nguy cơ dẫn đến thảm họa. Việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục đối với sự cố, những loại hình thiên tai, dịch bệnh thông thường thực hiện theo quy định của luật hiện hành.

Bên cạnh đó, để tạo cơ sở cho việc triển khai các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp với mức độ thảm họa, sự cố, bảo đảm không chồng chéo với luật chuyên ngành, dự thảo Luật đã quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro của sự cố và các cấp độ phòng thủ dân sự, cũng như các biện pháp trong từng cấp độ phòng thủ dân sự.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...