Khắc ghi lời Bác, cả nước chung sức vượt qua đại dịch

Những ngày này, khi đồng bào và chiến sĩ cả nước đang căng mình chống lại đại dịch COVID-19, lời Bác dạy năm xưa như một động lực mạnh mẽ thôi thúc mỗi người gắn vận mệnh của mình với vận mệnh dân tộc. Cả nước góp sức, toàn dân đồng lòng, thống nhất ý chí và hành động, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch.

“Lo cứu nước tức là lo cứu mình”

Đây là lời kêu gọi của Bác trong bài thơ “Dân cày”, đăng trên Báo Việt Nam độc lập, số 103, ngày 21 tháng 8 năm 1941. Để tập hợp toàn dân tộc đấu tranh giành chính quyền, giành độc lập, tự do cho đất nước, giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị, áp bức của thực dân xâm lược và chế độ phong kiến, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Lo cứu nước tức là lo cứu mình”(1). Người chỉ rõ, đời sống của dân ta đang bị áp bức, bóc lột dưới chế độ thực dân, phong kiến tàn bạo, hà khắc. Do vậy, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải cùng nhau đứng lên đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến, đánh đuổi thực dân xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho đất nước, giải phóng dân tộc và đó cũng chính là cách thức tốt nhất để tự cứu mình trước ách đô hộ, cai trị của đế quốc, thực dân, phong kiến. Lời Bác đã thức tỉnh, giác ngộ, động viên và tập hợp lực lượng của cả dân tộc đứng lên chống chế độ phong kiến, chủ nghĩa thực dân, đế quốc, giành độc lập, tự do cho dân tộc và cứu chính bản thân mình, gia đình mình.

Bác Hồ nói chuyện với nông dân và xã viên Hợp tác xã nông nghiệp Lai Sơn, Vĩnh Phúc, năm 1958. Ảnh tư liệu
Bác Hồ nói chuyện với nông dân và xã viên Hợp tác xã nông nghiệp Lai Sơn, Vĩnh Phúc, năm 1958. Ảnh tư liệu

Ngay từ thuở nhỏ, Hồ Chí Minh đã có ý thức gắn vận mệnh cá nhân mình với vận mệnh chung của đồng bào, đất nước. Người luôn đau đáu một nỗi niềm: “… Hỏi xem non nước mất hay còn!”(2). Đó chính là những biểu hiện ban đầu của một nhân cách lớn, một trí thức chân chính. Bác luôn luôn trăn trở, đau đớn trước nỗi nhục mất nước, đồng bào nô lệ, lầm than, suy nghĩ về những vấn đề liên quan đến số phận con người và các giá trị làm người. Bác đã thật sự lấy nguyện vọng, ham muốn của đồng bào, của mọi người Việt Nam làm nguyện vọng, ham muốn cao nhất của mình, lấy cái tâm của dân làm cái tâm của cá nhân mình. Người đau nỗi đau chia cắt đất nước, vui, buồn cùng với Nhân dân, sẵn sàng hy sinh đời sống riêng tư mà ở đời và làm người ai cũng cần phải có.

Năm 1945, trong tư cách Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người long trọng tuyên bố: “Chính phủ là công bộc của dân”. Trả lời các nhà báo nước ngoài, ngày 21/1/1946, Người nói: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh vác chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận vậy... Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”(3).

Nói chuyện với đồng bào trước khi sang Pháp, ngày 30/5/1946, Bác nói: Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó… Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”(4). Sau chuyến đi Pháp về, ngày 23/10/1946, Người tuyên bố: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”(5).

Cho đến lúc sắp đi xa, Bác vẫn canh cánh “nỗi lo dân nước, nỗi năm châu”, và căn dặn “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”; “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Ngay cả việc hậu sự của mình, Người cũng chỉ nghĩ đến dân, đất nước: “Chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”(6).

Thực hiện lời dạy của Bác, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã anh dũng chiến đấu, lập nên nhiều chiến công oanh liệt: Tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á; tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và giành thắng lợi vĩ đại, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế; Tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa vị thế nước ta ngày càng nổi bật trên trường quốc tế.

Chung sức vượt qua đại dịch

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 lần thứ tư bùng phát, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo sát sao. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi toàn Đảng, toàn dân phát huy truyền thống tương thân, tương ái, đoàn kết của dân tộc, tạo nên sức mạnh và niềm tin để Việt Nam vững vàng vượt qua đại dịch. Quốc hội khóa XV đã ra Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 về phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản để tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVD-19 thích ứng với tình hình. Nhân dân cả nước chung sức, đồng hành, tin tưởng, ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phát huy tinh thần tự giác, trách nhiệm, tích cực tham gia phòng, chống dịch COVID-19 và sự đoàn kết, chia sẻ, tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra điểm chốt phòng dịch COVID-19 trên địa bàn phường Tân Phú, thành phố Thủ Đức. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra điểm chốt phòng dịch COVID-19 trên địa bàn phường Tân Phú, thành phố Thủ Đức. Ảnh: TTXVN

Chính phủ đã có sự ghi nhận, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm, đoàn kết, đồng lòng chia sẻ để cùng nhau phòng, chống dịch của các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước; đặc biệt là các lực lượng tuyến đầu chống dịch, đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, cán bộ, nhân viên y tế, cán bộ, chiến sỹ quân đội, công an, cán bộ ở cơ sở và đội ngũ tình nguyện viên đã tận tâm, nỗ lực vượt bậc trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Thời gian gần đây, trên các trang báo, trên mạng xã hội, các clip đăng tải nhiều sự việc, hình ảnh chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống đời thường nhưng gây bao cảm xúc về tình người ngay trong mùa dịch, như hình ảnh chiến sĩ áo xanh nơi biên giới, chiến sĩ áo trắng làm việc quên mình để giành lại sự sống cho người dân; cụ bà 84 tuổi tìm đến chốt trực tặng quà cho các chiến sĩ làm nhiệm vụ…

Tuy nhiên, trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, vẫn còn cơ quan, đơn vị, địa phương còn thực hiện chưa thật nghiêm các biện pháp theo quy định, thậm chí còn chủ quan, lơ là. Một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng nâng giá bán một số mặt hàng thực phẩm, các mặt hàng thiết yếu để trục lợi(7). Có nhóm đối tượng mạo danh lực lượng chức năng để kiểm tra, phạt tiền người dân đi đường(8). Có người tiếp xúc với bệnh nhân F0, nhưng không khai báo y tế, không cách ly tập trung. Nhiều trường hợp không thực hiện theo quy định, thiếu hợp tác, chống đối, chửi bới, lăng mạ, xúc phạm người thi hành công vụ. Một số đối tượng tụ tập ăn nhậu, hát karaoke, đánh bạc, đua xe trái phép. Cá biệt có nơi, cán bộ lãnh đạo không gương mẫu, vi phạm quy định phòng, chống dịch. Hiện tượng phát tán tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch có dấu hiệu gia tăng... gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội.

Đợt dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát trở lại do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ sự chủ quan của một số địa phương, cơ quan, đơn vị và một bộ phận Nhân dân. Do đó, bên cạnh sự vào cuộc nghiêm túc, quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong thực hiện các giải pháp ứng phó, ngăn chặn dịch, thì ý thức cộng đồng, tinh thần trách nhiệm và sự tự giác của mỗi cá nhân là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh lan rộng.

Theo các nhà chuyên môn, bệnh dịch đã và đang đe dọa sức khoẻ, tính mạng của mọi người bất kể tuổi tác, giới tính, vùng miền. Đặc biệt người cao tuổi, người có bệnh lý nền và các đối tượng có nguy cơ cao. Tiếp xúc, tập trung đông người khiến cho việc khoanh vùng, cách ly và dập dịch gặp nhiều khó khăn. Khi người dân nâng cao ý thức, dịch bệnh lây lan chậm, được kiểm soát tốt, các y bác sĩ sẽ có đủ thời gian để chăm sóc cho bệnh nhân, đặc biệt là trường hợp nặng. Khi quá nhiều người mắc bệnh trong cùng một thời điểm, bệnh viện quá tải, đồng nghĩa ca bệnh nặng cũng tăng lên, việc chăm sóc và điều trị sẽ khó khăn hơn. Một người nhận thức được rằng mình có khả năng mắc COVID-19, biết tự cách ly, tự phòng ngừa sẽ hạn chế rất nhiều cho việc lây nhiễm ra ngoài cộng đồng.

Do vậy, ghi nhớ lời Bác, để phòng, chống dịch cho bản thân, gia đình và góp phần cùng cả nước chống dịch, mỗi người dân cần nhận thức sâu sắc về tốc độ, quy mô lây lan, diễn biến khó lường và mức độ nguy hiểm của đợt dịch lần thứ tư này. Từ đó, tích cực hưởng ứng Lời kêu gọi phòng, chống dịch của đồng chí Tổng Bí thư; Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 86/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người là trên hết, trước hết; đoàn kết, quyết tâm, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành, tìm mọi cách ngăn chặn, đẩy lùi, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng.

Mỗi người dân và gia đình chấp nhận hy sinh lợi ích trước mắt và một số bất tiện, khó khăn so với điều kiện bình thường, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, một số hạn chế theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với một số khu vực, địa bàn. Có thái độ cư xử đúng mực, ủng hộ lực lượng chức năng làm nhiệm vụ trên các chốt kiểm dịch. Phát triển các kỹ năng phòng chống dịch, như thực hiện thông điệp 5K; Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý, xây dựng lối sống lành mạnh; Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế… giúp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Gắn kết lợi ích của cá nhân và lợi ích của cộng đồng, đất nước, không vì lợi ích cá nhân, gia đình mình mà có các hành vi vi phạm.

Phát huy vai trò và sự phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong tuyên truyền, vận động, huy động nguồn lực, hỗ trợ tham gia phòng, chống dịch COVID-19; chung sức, đồng lòng với lực lượng chuyên môn tại các điểm cách ly, các chốt phong tỏa cùng thực hiện nhiệm vụ. Động viên người dân khi phải thực hiện giãn cách, cách ly. Tổ chức tốt các hoạt động an sinh xã hội, chính sách cho thành viên và gia đình người lao động; chia sẻ những tấm gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng, chống dịch với tinh thần tương thân, tương ái, “thương người như thể thương thân”, phát huy đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.

Khắc ghi lời Bác, với ý chí “chống dịch như chống giặc”, cả hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân ra sức chiến đấu với tinh thần “mỗi người dân là một chiến sĩ”, “mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị, địa phương là một pháo đài chống dịch”, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch COVID-19, góp phần xứng đáng vào sự nỗ lực chung của nhân loại vì một thế giới an toàn, lành mạnh, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng, xứng đáng với truyền thống anh hùng vẻ vang của Đất nước ta, Dân tộc ta!

----------------------------------------

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 238.

(2) https://bqllang.gov.vn: Khí phách Bác Hồ. 25/10/2013

(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, Tập 4, tr.187

(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, Tập4, tr.272

(5) https://dangcongsan.vn: Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố với quốc dân sau khi đi Pháp về. 07/10/2019

(6) https://dangcongsan.vn: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 28/10/2019

(7) https://cand.com.vn: Nghiêm khắc xử lý hành vi trục lợi từ dịch bệnh. 04/8/2021

(8) https://dangcongsan.vn: Giả dân quân chiếm đoạt tiền của dân sẽ bị xử lý thế nào? 06/8/2021

Đọc thêm

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.