Khác biệt trong cách bày biện mâm ngũ quả dịp Tết Nguyên đán ở ba miền

Khác biệt trong cách bày biện mâm ngũ quả dịp Tết Nguyên đán ở ba miền
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) -  Trong quan niệm của người Việt từ xưa đến nay, mâm ngũ quả là một phần quan trọng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Tùy vào quan niệm văn hóa và đặc trưng vùng miền mà mỗi nơi lại có cách lựa chọn và bày trí khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại mâm ngũ quả mang ý nghĩa là sự đoàn viên, sung túc cũng như gửi gắm những ước nguyện tốt đẹp trong năm mới.

Mâm ngũ quả ở miền Bắc

Đối với các gia đình ở miền Bắc, mâm ngũ quả thường được bày biện với 5 màu dựa theo quan niệm "ngũ hành" .Trong đó: màu trắng hoặc xám, ghi - tượng trưng cho mệnh Kim; màu vàng - tượng trưng cho mệnh Thổ; màu xanh lá - tượng trưng cho mệnh Mộc; màu đen - tượng trưng cho mệnh Thủy và màu đỏ - tượng trưng cho mệnh Hỏa. Các loại hoa quả, trái cây bày trong mâm ngũ quả được chọn theo số lẻ, xếp đan xen và so le với nhau.

Mâm ngũ quả của miền Bắc

Mâm ngũ quả của miền Bắc

Chuối xanh là loại hoa quả phổ biến trong mâm ngũ quả của người miền Bắc, chuối xanh tượng trưng cho hành Mộc. Nải chuối xanh đặt dưới cùng ví như bàn tay nâng đỡ, che chở cho gia chủ.

Với hành Thổ thì Bưởi vàng tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn. Có thể thay bưởi bằng quả phật thủ bởi dân gian quan niệm loại quả này có tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ.

Ngoài ra còn các loại quả khác như đào, lê, hồng, quýt, táo thì đặt ở xung quanh, ở chỗ trống thì có thể xen kẽ ớt, quất một cách hài hòa.

Một điểm đáng lưu ý trong cách bày trí mâm ngũ quả của người miền Bắc là kiêng kị dùng các loại hoa quả có gai nhọn, xù xì vì cho rằng điều này không mang lại may mắn, thậm chí là đem lại vận xấu cho gia đình.

Mâm ngũ quả ở miền Trung

Xuất phát từ vùng miền có tính chất khí hậu, vị trí địa lý không mấy thuận lợi để trồng các loại hoa quả nên mâm ngũ quả trong ngày Tết của người miền Trung đơn giản hơn so với miền Bắc.

Mâm ngũ quả của người miền Trung đơn giản, không cầu kỳ

Mâm ngũ quả của người miền Trung đơn giản, không cầu kỳ

Người miền Trung không quá khắt khe trong việc lựa chọn trái cây chưng trên mâm ngũ quả mà họ thường dùng "cây nhà lá vườn", "có gì dùng nấy", điều quan trọng là "lễ có thể bạc nhưng lòng phải thành". Một số loại hoa quả có thể kể đến như: chuối, táo, quýt, cam, xoài, hồng xiêm... Trong đó, những loại quả to thường được xếp dưới cùng, quả nhỏ xếp xen lẫn vào nhau.

Mâm ngũ quả ở miền Nam

Trong quan niệm quả người miền Nam, mâm ngũ quả thường được chưng theo mong muốn của họ sẽ được "Cầu - sung - vừa - đủ - xài". Mâm ngũ quả gói gọn mong muốn của họ về một cuộc sống sung túc, no đủ trong năm mới nên người miền Nam sẽ lựa chọn 5 loại của tương ứng với ý nghĩa trên gồm: Mãng cầu (Cầu), sung (sung), dừa (vừa), đu đủ (đủ), xoài (xài).

Mâm ngũ quả theo mong muốn "Cầu, sung, vừa, đủ, xài" của người miền Nam

Mâm ngũ quả theo mong muốn "Cầu, sung, vừa, đủ, xài" của người miền Nam

Khác với người miền Bắc và miền Trung, Mâm ngũ quả của người miền Nam không chưng Chuối vì cách phát âm mang ý nghĩa không tốt (Chuối - người miền Nam phát âm là "Chúi" ám chỉ việc đi xuống, không phất lên được hoặc quả lê theo hàm nghĩa lê lết, bết bát, lựu (“lựu đạn”), cam (“cam chịu”)…

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.