Kêu gọi ủng hộ nỗ lực đưa Biển Đông thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác

Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Thiệp phát biểu tại hội nghị
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Thiệp phát biểu tại hội nghị
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, trong các ngày 30 và 31/10, Hội nghị Bộ trưởng Pháp ngữ lần thứ 36 đã diễn ra tại Công quốc Monaco với sự tham dự của hơn 80 đoàn các nước và vùng lãnh thổ là thành viên và quan sát viên của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF). Đoàn Việt Nam do Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Thiệp dẫn đầu tham dự Hội nghị.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh thế giới và Cộng đồng Pháp ngữ tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức như bất ổn, khủng bố, di cư, biến đổi khí hậu… Bên cạnh đó, trước thềm kỷ niệm 50 năm ra đời Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (1970-2020), các nước cũng kỳ vọng Pháp ngữ có đóng góp hơn nữa trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu. Với chủ đề “Hòa giải giữa nhân loại và hành tinh: những triển vọng trong không gian Pháp ngữ”, Hội nghị là dịp để các nước trao đổi về định hướng hợp tác ưu tiên và việc cải tổ quản trị của Pháp ngữ trong thời gian tới, nhằm đưa Pháp ngữ thành một tổ chức hợp tác hiệu quả, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các nước thành viên, dựa trên nền tảng tiếng Pháp và sự chia sẻ các giá trị chung là đoàn kết, hợp tác và chia sẻ. 

Được thành lập vào năm 1970, OIF hiện có 88 nhà nước và vùng lãnh thổ thành viên. Việt Nam là thành viên tích cực và đóng vai trò quan trọng của OIF tại châu Á-Thái Bình Dương.

Chính vì vậy, việc tăng cường hợp tác và phối hợp giữa các nước thành viên trong khuôn khổ Pháp ngữ và thông qua cách tiếp cận của Pháp ngữ nhằm giải quyết khủng hoảng, chống khủng bố, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo bình đẳng giới, hợp tác trong các lĩnh vực số, văn hóa và ngôn ngữ… là nội dung được quan tâm xuyên suốt trong thảo luận tại Hội nghị. Hội nghị đã thông qua 4 Nghị quyết về đại dương, về vai trò của đổi mới, sáng tạo trong thúc đẩy khoa học, giáo dục và kinh tế số, về kỷ niệm 30 năm Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em và về kỷ niệm 50 năm sự ra đời Tổ chức quốc tế Pháp ngữ.

Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Thiệp bày tỏ hoan nghênh những nỗ lực và đóng góp của OIF trong thời gian qua, khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với những nỗ lực chung của Cộng đồng, đặc biệt trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, tăng cường kết nối giữa các khu vực, đặc biệt là châu Phi và ASEAN, hợp tác trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững cũng như việc cải cách quản trị và phương thức hoạt động… 

Nhấn mạnh hòa bình và ổn định là những điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững, Đại sứ Nguyễn Thiệp bày tỏ quan ngại của Việt Nam trước những bất ổn gần đây tại Biển Đông do các hành động cải tạo và tôn tạo đảo đá, quân sự hóa, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền trong các vùng biển của Việt Nam được xác định bởi Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982, kêu gọi các bên liên quan ở Biển Đông kiềm chế, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là  Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử tại Biển Đông của các bên (DOC), thúc đẩy đàm phán sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). 

Đại sứ Nguyễn Thiệp cũng kêu gọi Cộng đồng Pháp ngữ tiếp tục có tiếng nói khách quan và ủng hộ nỗ lực của các bên liên quan nhằm đưa Biển Đông thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác. Đại sứ Nguyễn Thiệp khẳng định với vai trò là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam sẽ nỗ lực góp phần vào việc đảm bảo hòa bình và an ninh trong không gian Pháp ngữ, đặc biệt tại các nước thành viên Pháp ngữ ở châu Phi.

Đọc thêm

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.