Kêu gọi chống buôn người sau vụ án rúng động

Một màn hình tuyên truyền về sự trừng phạt nghiêm khắc đối với tội phạm bắt cóc và buôn bán phụ nữ và trẻ em, bảo vệ quyền phụ nữ và quyền trẻ em. Ảnh: VCG
Một màn hình tuyên truyền về sự trừng phạt nghiêm khắc đối với tội phạm bắt cóc và buôn bán phụ nữ và trẻ em, bảo vệ quyền phụ nữ và quyền trẻ em. Ảnh: VCG
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một chuyên gia Trung Quốc kêu gọi mở chiến dịch truy quét tội phạm buôn bán phụ nữ ở nước này sau khi Trung Quốc rúng động khi phát hiện một phụ nữ được cho là nạn nhân của bọn buôn người, bị xích trong nhà và đã sinh 8 đứa trẻ, gây tranh cãi ở thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô.

Chính quyền trung ương Trung Quốc đã hứa sẽ trấn áp các hành vi vi phạm quyền cá nhân của phụ nữ trong một văn bản gần đây của chính phủ. Cụ thể, "Văn kiện số 1" hàng năm của chính quyền trung ương Trung Quốc được ban hành tập trung vào các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ sự ổn định trong các ngôi làng rộng lớn của Trung Quốc, bao gồm cả việc nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền cá nhân của phụ nữ và trẻ em.

"Buôn bán phụ nữ là vi phạm các quyền cơ bản của con người đã trở thành một vấn đề toàn cầu", Qi Jianjian, Phó nghiên cứu viên tại Viện Luật, Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết trong một bài báo đăng trên China Women News hôm 22/2.

Bà Qi cho rằng Trung Quốc cần cấp bách phải thực hiện Đề cương vì sự phát triển của phụ nữ ở Trung Quốc (2021-2030) và Kế hoạch hành động 10 năm chống buôn người. Bà kêu gọi một chiến dịch toàn quốc nhằm trấn áp tội phạm buôn bán phụ nữ ở nước này, hoàn thiện cơ chế giải cứu những phụ nữ bị bắt cóc và xử lý tội phạm. Theo đó, chiến dịch nên tập trung vào những nơi có tỷ lệ giới tính mất cân bằng nghiêm trọng ở các vùng nghèo xa xôi.

Bà cũng đề nghị các hình phạt nghiêm khắc hơn đối với những người mua bán người, vì tội phạm thường cưỡng hiếp nạn nhân, cưỡng bức lao động, bắt cóc và làm tổn thương nạn nhân. Bà cũng lưu ý rằng để người mua chia sẻ trách nhiệm pháp lý trong vụ buôn bán người ít hơn người bán là sai.

Theo bà Qi, các phương pháp công nghệ như DNA, GPS và nhận dạng khuôn mặt cũng nên được sử dụng đầy đủ để giúp tăng cường trấn áp nạn buôn bán phụ nữ. Hệ thống của lực lượng an ninh công cộng Trung Quốc trong quá trình thực hiện tìm kiếm trẻ em bị bắt cóc cũng có thể được sử dụng các phương pháp công nghệ để thu thập và chia sẻ thông tin DNA của các gia đình phụ nữ bị buôn bán.

Đề nghị của bà Qi được đưa ra trong bối cảnh vụ án buôn người đang gây tranh cãi, trong đó nạn nhân là một phụ nữ ở quận Fengxian, thành phố Từ Châu được cho là đã bị bán và sinh tám đứa con. Vụ việc được phát hiện sau khi người phụ nữ được tìm thấy bị xích trong một ngôi nhà nông thôn.

Chính quyền tỉnh Giang Tô ngày 17/2 thông báo đã quyết định thành lập tổ điều tra để thăm dò kỹ lưỡng vụ việc.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.