Chắc hẳn giờ này các vị khách quốc tế đã rời khỏi Việt Nam sau 5 ngày tham dự Liên hoan phim quốc tế Việt Nam lần thứ I (VNIFF). Là khách, họ cũng để lại nhiều lời tốt đẹp với nụ cười xã giao niềm nở và bắt tay thật chặt, thẳng tính lắm may ra có vài góp ý nho nhỏ với mong muốn các LHP sau ngày càng hoàn thiện, phát triển. Nhưng dù có hay không nói ra thì chủ nhà chúng ta đều hiểu họ nghĩ gì trong khi những bất cập còn đầy rẫy trong khâu tổ chức của LHPQT vừa qua.
Giờ là lúc "đóng cửa trong nhà với nhau" nếu chúng ta muốn tiếp tục có một LHPQT lần thứ 2, thứ 3... mà không xấu hổ với quốc tế, với khán giả trong nước, với chính người trong ngành, không để báo chí, người trong ngoài ngành điện ảnh hễ nhắc đến LHP là chẳng còn chút hứng thú bàn chuyện nghề nghiệp mà loanh quanh chỉ toàn những nỗi bức xúc, bức xúc....
VỚI BÁO CHÍ: Thiếu thông tin, thiếu nhất quán Ngay từ trước khi LHP diễn ra, nhiều người đã dự cảm về độ vênh rất lớn trong cái bắt tay giữa Cục điện ảnh và BHD, bởi hai bên cùng tổ chức một sự kiện nhưng lại không cùng một mục đích. Ngay cả với các cơ quan báo chí, những người đưa LHP đến với công luận cũng được mời tham dự bằng hai nghạch: “Cửa BHD” và “cửa Cục điện ảnh”. Điều này khiến giới báo chí nghi ngờ về tính đoàn kết của cái bắt tay này.
VỚI BÁO CHÍ: Thiếu thông tin, thiếu nhất quán Ngay từ trước khi LHP diễn ra, nhiều người đã dự cảm về độ vênh rất lớn trong cái bắt tay giữa Cục điện ảnh và BHD, bởi hai bên cùng tổ chức một sự kiện nhưng lại không cùng một mục đích. Ngay cả với các cơ quan báo chí, những người đưa LHP đến với công luận cũng được mời tham dự bằng hai nghạch: “Cửa BHD” và “cửa Cục điện ảnh”. Điều này khiến giới báo chí nghi ngờ về tính đoàn kết của cái bắt tay này.
![]() |
BGK LHPQT trong buổi họp báo trả lời báo chí sau đêm trao giải |
14h00 chiều thứ bảy ngày 16/10, khi cánh phóng viên khắp cả nước tập trung lại ở sảnh Nhà hát lớn để nhận thẻ tác nghiệp và tài liệu LHP theo thông báo trước đó của Ban tổ chức thì nhận được tin: chờ thẻ đang về. 4 tiếng đồng hồ ngồi chờ đợi mà thẻ và tài liệu vẫn không đủ, người có người không, thẻ thì không có ảnh dù ban tổ chức giục giã suốt ngày chuyện gửi ảnh trước đó. Sự chậm trễ này không chỉ khiến giới báo chí đặt dấu hỏi lớn về công tác tổ chức trước ngày khai mạc mà còn gây ra sự hỗn loạn trước sảnh Nhà hát lớn ngày hôm sau khi phóng viên lũ lượt lấy thẻ, tài liệu ở cả hai bàn đón tiếp riêng biệt của Cục và BHD. Sự lộn xộn còn tiếp tục tiếp diễn khi tất cả tài liệu cho phóng viên không quy về một mối mà riêng lẻ từng thứ như thẻ, tài liệu, vé mời khai mạc, bế mạc... Có những phóng viên quay lại tới 3 lần mà vẫn chưa đủ những thứ cần thiết để tác nghiệp. Ban tổ chức lại nhấn mạnh: thẻ không có giá trị thay vé đi vào rạp xem phim, phóng viên phải mua vé như khán giả hoặc đăng ký trước 12 tiếng. Để lý giải Ban tổ chức viện dẫn rằng làm như vậy để rạp sắp chỗ cân bằng khách được mời với khán giả, tránh tình trạng thừa thiếu lộn xộn. Thế nhưng, trước đó trong thông báo BTC lại quá vinh danh chiếc thẻ của mình với dòng kèm theo tham gia vào các buổi chiếu phim tại 3 cụm rạp...!!! Bên cạnh bàn tiếp phóng viên của Cục điện ảnh, bàn của BHD thì phóng viên thuộc cánh của họ lại được tặng thêm cặp vé xem phim khiến ai cũng cảm thấy cái bắt tay của Cục và BHD càng lỏng lẻo, phóng viên có cảm giác như bị phân biệt đối xử. Hơn nữa, phần hậu của những vé xem phim còn đáng phàn nàn hơn. Bao người tuân theo quy định đăng ký trước 12 tiếng nhưng đến rạp - nhất là Megastar ghế trên vé của mình đã có người ngồi. Chờ đợi, bực bội mà không ai thu xếp nổi đành phải về không. Thật lộn xộn khi BTC không liên hệ chặt chẽ với cụm rạp để xảy ra tình trạng trùng ghế này! Một phóng viên quá bức xúc đã nói thẳng trước bàn phát tài liệu: “Chúng tôi đi tác nghiệp, quảng bá cho sự kiện này chứ có phải đi xin xỏ các anh đâu mà khó khăn thế?”, Nhưng người được may mắn vào xem thì bức xúc vì không ít phim bị gián đoạn do lỗi bản phim, do bắn phụ đề chưa chuẩn Thật không đúng tầm một LHPQT! Ngay cả tài liệu lịch trình phát cho phóng viên tác nghiệp cũng không chính xác. Sự kiện thảm đỏ Giao lưu diễn viên với khán giả hâm mộ diễn ra trước cửa Nhà hát lớn được đăng tải trên hai tờ lịch trình lệch nhau tới 2 tiếng đồng hồ. Trong tờ lịch chính thức thì sự kiện diễn ra vào lúc 17-19h ngày 19/10 nhưng vào thời điểm 15h00 cùng ngày, sự kiện đã được diễn ra trong lúc phóng viên còn mải theo dõi cuộc tọa đàm "Việt Nam - Môi trường hấp dẫn làm phim" trong Hội trường chính Nhà hát lớn. Không chỉ có phóng viên mà ngay cả nội bộ BTC cũng bất ngờ. Chính điều này diễn ra sự lộn xộn trong tọa đàm khi một đoàn tình nguyện viên được điều cấp tốc ra thảm đỏ để hò reo, đón tiếp, xin chữ ký ngôi sao. Và cũng chính chiều hôm đó, báo giới và người làm nghề thậm chí còn phải chứng kiến một scandal “bóp cổ, chửi tục” của một ông chủ - đạo diễn mới nổi với người của BTC!
![]() |
Khán giả bỏ về hết khi chiếu phim khai mạc |
Hoạt động dành cho phóng viên tác nghiệp cũng được tổ chức lộn xộn đến mức không thể “tác nghiệp” ngay cả trong sự kiện dành cho báo chí là Giao lưu diễn viên với báo chí. Nếu theo đúng ý đồ của BTC thì đây là dịp để các phóng viên thỏa sức phỏng vấn, trò chuyện và ngày hôm sau sẽ tràn ngập thông tin trên báo. Thế nhưng sự kiện đó lại được diễn ra trong phòng gương nhỏ hẹp, nghệ sỹ thì chen nhau ngồi, phóng viên thì mạnh ai nấy hỏi trong một không khí ồn ào như chợ, câu được câu chăng, nhấp nha nhấp nhổm.... Tờ tin nhanh do BTC phát hành đáng lẽ ra cũng là một kênh thông tin bao quát tình hình cho báo chí thì cũng không đến tay được mấy người, thông tin thì nghèo nàn. Trung tâm báo chí được quảng cáo là sẽ update toàn bộ thông tin, ảnh lên trang website chính thức của LHP là www.vniff.com. Nhưng lên tìm ảnh hội thảo thì không thấy lấy một tấm, bởi hình như mọi hoạt động của trang web này chỉ hướng đến bề nổi với thảm đỏ, khai mạc, diễn viên....
VỚI NGHỆ SỸ: Thiếu tôn vinh Liên hoan phim là sự kiện để tôn vinh nghệ sỹ, nhất là ở LHPQT nơi mà BTC với tham vọng giới thiệu đến bạn bè quốc tế những gì tiêu biểu nhất của điện ảnh Việt Nam. Những gì tiêu biểu nhất đó phải là Tác phẩm điện ảnh và Nghệ sỹ điện ảnh. Tại LHP này ngoài tôn vinh cá nhân cố NSND Hồng Sến với Triển lãm Thành tựu phim ảnh & cuộc đời của ông, kèm theo một khoảnh khắc quá ngắn ngủi đêm bế mạc thì những NSND, nghệ sỹ lão thành, những gương mặt có nhiều đóng góp cho điện ảnh lại không được tôn vinh đúng vị thế. Trong các sự kiện khai mạc - thảm đỏ, chủ yếu chỉ thấy MC tung hô các diễn viên truyền hình, diễn viên trẻ, những sao đang được hâm mộ bây giờ (nhiều phóng viên gọi là “gà” của BHD) chứ không mấy quan tâm đến những gương mặt xứng đáng của nền điện ảnh thực sự. Trong khán phòng, nhiều nghệ sỹ lớn tuổi cảm thấy lẻ loi, lạc lõng rồi tự động rút lui. Có phải các nghệ sỹ đó đã hết thời hay LHP là sự kiện bề nổi? Điều này chỉ có thể hỏi BTC. Còn nếu để tôn vinh điện ảnh qua Tác phẩm và Nghệ sỹ thì phải tạo cơ hội cho lớp “ngôi sao” sinh sau được bày tỏ sự kính trọng đối với những người đã có công gây dựng nền điện ảnh nước nhà! Trong buổi bế mạc LHPQT, đạo diễn Trần Lực bơ vơ tìm bạn bởi nhiều người trong số những nghệ sỹ tham dự lễ khai mạc đã không đến. Hình như họ xấu hổ bởi màn thảm đỏ - khai mạc và “tự ái” bởi cách ứng xử của những người làm “sô” truyền hình. Những nghệ sỹ đã đến thì cứ đứng mãi ở tầng 2 khán phòng. 5 phút trước lễ bế mạc, BTC phải lên tiếng mời mọi người xuống, dòng người mới rùng rùng chuyển động lấp chỗ trống toàn bộ khán đài trực tiếp. Lại nhớ Cánh diều vàng gần đây nhất tại Cung hữu nghị Việt Xô, dù cũng bị chê nhiều về cung cách tổ chức nhưng ấn tượng của đêm tôn vinh diễn viên khóa I trong tiếng vỗ tay của toàn bộ đại biểu hướng lên khán đài mà thấy xúc động.
VỚI NGHỆ SỸ: Thiếu tôn vinh Liên hoan phim là sự kiện để tôn vinh nghệ sỹ, nhất là ở LHPQT nơi mà BTC với tham vọng giới thiệu đến bạn bè quốc tế những gì tiêu biểu nhất của điện ảnh Việt Nam. Những gì tiêu biểu nhất đó phải là Tác phẩm điện ảnh và Nghệ sỹ điện ảnh. Tại LHP này ngoài tôn vinh cá nhân cố NSND Hồng Sến với Triển lãm Thành tựu phim ảnh & cuộc đời của ông, kèm theo một khoảnh khắc quá ngắn ngủi đêm bế mạc thì những NSND, nghệ sỹ lão thành, những gương mặt có nhiều đóng góp cho điện ảnh lại không được tôn vinh đúng vị thế. Trong các sự kiện khai mạc - thảm đỏ, chủ yếu chỉ thấy MC tung hô các diễn viên truyền hình, diễn viên trẻ, những sao đang được hâm mộ bây giờ (nhiều phóng viên gọi là “gà” của BHD) chứ không mấy quan tâm đến những gương mặt xứng đáng của nền điện ảnh thực sự. Trong khán phòng, nhiều nghệ sỹ lớn tuổi cảm thấy lẻ loi, lạc lõng rồi tự động rút lui. Có phải các nghệ sỹ đó đã hết thời hay LHP là sự kiện bề nổi? Điều này chỉ có thể hỏi BTC. Còn nếu để tôn vinh điện ảnh qua Tác phẩm và Nghệ sỹ thì phải tạo cơ hội cho lớp “ngôi sao” sinh sau được bày tỏ sự kính trọng đối với những người đã có công gây dựng nền điện ảnh nước nhà! Trong buổi bế mạc LHPQT, đạo diễn Trần Lực bơ vơ tìm bạn bởi nhiều người trong số những nghệ sỹ tham dự lễ khai mạc đã không đến. Hình như họ xấu hổ bởi màn thảm đỏ - khai mạc và “tự ái” bởi cách ứng xử của những người làm “sô” truyền hình. Những nghệ sỹ đã đến thì cứ đứng mãi ở tầng 2 khán phòng. 5 phút trước lễ bế mạc, BTC phải lên tiếng mời mọi người xuống, dòng người mới rùng rùng chuyển động lấp chỗ trống toàn bộ khán đài trực tiếp. Lại nhớ Cánh diều vàng gần đây nhất tại Cung hữu nghị Việt Xô, dù cũng bị chê nhiều về cung cách tổ chức nhưng ấn tượng của đêm tôn vinh diễn viên khóa I trong tiếng vỗ tay của toàn bộ đại biểu hướng lên khán đài mà thấy xúc động.
![]() |
Đạo diễn Philip Noyce - Chủ tịchBGK LHPQTVN |
Với nghệ sỹ Việt Nam thì thế, còn một số vị khách nước ngoài nếu hay nghĩ ngợi chắc cũng tưởng BTC LHP thiếu sự tôn trọng dành cho mình. Ví như việc BTC cắt cử người từ dẫn dắt tới phiên dịch, giới thiệu. Nhìn Trương Gia Huy lang thang một mình ở thảm đỏ khai mạc LHP mới thấy tội nghiệp, hay những vị đại biểu nước ngoài bước trên thảm đỏ mà không có một lời giới thiệu, không ai biết, không ai hay, lạc lõng. Rồi đạo diễn Phillip Noyce không được giới thiệu tại đêm khai mạc. Còn đạo diễn Luc Besson sẽ nghĩ gì nếu được chứng kiến cảnh khán giả rùng rùng bỏ về khi bắt đầu chiếu bộ phim khai mạc của ông: Arthur và cuộc chiến giữa hai thế giới? Diễn viên Ngô Ngạn Tổ thì bị MC Lại Văn Sâm mời về chỗ sau khi đã dịch sai bét lời anh nói. Những đại biểu nước ngoài nghĩ gì khi khán phòng tọa đàm luôn vắng ngắt người tham gia, nghệ sỹ thì cãi nhau trên sân khấu, phiên dịch thì lủng củng đưa họ vào nhiều thế lúng túng... Nhưng buồn nhất là sự tôn vinh lại được tạo ra như trong trò diễn, nên không ít người “được tôn vinh” nhìn thấy sự “giả” trong đó. Những tình nguyện viên đóng vai khán giả hâm mộ cũng gào thét, xin chữ ký bất kỳ người nước ngoài nào. Khi hỏi một tình nguyện viên về một vị khách mà cô vừa xin chữ ký thì cô cười lỏn lẻn và nói: “Em chịu thua, việc của em là cứ xin vậy thôi, còn em chờ là chờ anh Dustin Nguyễn cơ”.
Ai cũng tưởng nghệ sỹ được đón rước bằng xe Audi từ khách sạn nhưng hỏi ra mới biết, họ đều đến địa điểm ra mắt bằng phương tiện cá nhân, sau đó tập trung lại, lên xe và đi một đoạn tới thảm đỏ rồi đàng hoàng bước xuống. Sang trọng! Nhưng chỉ có họ và BTC biết cái đoạn sang trọng ấy dài bao nhiêu! Ngay cả việc trao giải thưởng tưởng là phải theo quy chuẩn cũng diễn ra khá tùy tiện. Giải NETPAC (MẠNG LƯỚI PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH CHÂU Á) cho bộ phim truyện hay nhất dù được công bố trong tất cả các cuộc họp báo và xuất hiện trong tất cả các tài liệu của LHP lại không được trao hay công bố trong lễ bế mạc. Cuối cùng, BTC đã “trao vớt” trong buổi họp báo vào lúc gần nửa đêm sau lễ bế mạc! Còn giải thưởng Technicolor dành cho kịch bản Hotboy nổi loạn và câu chuyện về thằng Cười, cô gái điếm và con vịt của cặp đôi Vũ Ngọc Đãng Lương Mạnh Hải thì được trao trong sự hoài nghi, chất vấn của báo chí, hoàn toàn không phải là sự tôn vinh nghệ sỹ. Chắc hẳn Vũ Ngọc Đãng sẽ rất vui mừng khi nhận giải nếu trước đó, trong các buổi họp báo, BTC thông báo kỹ về giải thưởng, về các ứng cử viên tranh giải để giải thưởng này được hiện diện một cách đàng hoàng!
VỚI KHÁN GIẢ: Thiếu quảng bá, thiếu trung thực Ở nước ngoài, LHPQT là một sự kiện đáng chú ý. Nhiều gia đình mê phim xin nghỉ phép suốt một tuần diễn ra LHP, họ mua vé xem phim, tham gia sự kiện bên lề như một hình thức du lịch điện ảnh. Nhưng đó là chuyện ở nước ngoài, khi mà điện ảnh thực sự lôi cuốn và gần gũi. Còn ở LHP này, đến phóng viên không có giấy mời còn khó vào nữa là khán giả. Ngoài xem phim ở 3 rạp chiếu ra thì khán giả còn có thể tham gia vào các sự kiện của LHPQTVN như hai suất chiếu phim miễn phí ngoài trời, một buổi Giao lưu diễn viên với người hâm mộ tại trước cửa Nhà hát lớn. Thế nhưng, nếu nhìn vào số lượng khán giả đến với 3 sự kiện này mà đánh giá sức hút của ngôi sao thì quả là thất vọng. Cỡ khoảng 300 người đến giao lưu với diễn viên Ngô Ngạn Tổ và tương đương số đó với sự kiện Sao việt. Trong con số 300 đó quá nửa là giới báo chí, tình nguyện viên và người dân quanh đó tò mò không bằng buổi họp fans vùng miền của một ngôi sao tầm kha khá. Lý do là sự quảng bá quá ít. Có mấy người biết đến các sự kiện này đâu, cho nên trong lúc diễn ra sự kiện giao lưu, công an phối hợp ngăn đường, nhiều khán giả hỏi phóng viên: đang diễn ra cái gì mà cấm đường?!!!
Ai cũng tưởng nghệ sỹ được đón rước bằng xe Audi từ khách sạn nhưng hỏi ra mới biết, họ đều đến địa điểm ra mắt bằng phương tiện cá nhân, sau đó tập trung lại, lên xe và đi một đoạn tới thảm đỏ rồi đàng hoàng bước xuống. Sang trọng! Nhưng chỉ có họ và BTC biết cái đoạn sang trọng ấy dài bao nhiêu! Ngay cả việc trao giải thưởng tưởng là phải theo quy chuẩn cũng diễn ra khá tùy tiện. Giải NETPAC (MẠNG LƯỚI PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH CHÂU Á) cho bộ phim truyện hay nhất dù được công bố trong tất cả các cuộc họp báo và xuất hiện trong tất cả các tài liệu của LHP lại không được trao hay công bố trong lễ bế mạc. Cuối cùng, BTC đã “trao vớt” trong buổi họp báo vào lúc gần nửa đêm sau lễ bế mạc! Còn giải thưởng Technicolor dành cho kịch bản Hotboy nổi loạn và câu chuyện về thằng Cười, cô gái điếm và con vịt của cặp đôi Vũ Ngọc Đãng Lương Mạnh Hải thì được trao trong sự hoài nghi, chất vấn của báo chí, hoàn toàn không phải là sự tôn vinh nghệ sỹ. Chắc hẳn Vũ Ngọc Đãng sẽ rất vui mừng khi nhận giải nếu trước đó, trong các buổi họp báo, BTC thông báo kỹ về giải thưởng, về các ứng cử viên tranh giải để giải thưởng này được hiện diện một cách đàng hoàng!
VỚI KHÁN GIẢ: Thiếu quảng bá, thiếu trung thực Ở nước ngoài, LHPQT là một sự kiện đáng chú ý. Nhiều gia đình mê phim xin nghỉ phép suốt một tuần diễn ra LHP, họ mua vé xem phim, tham gia sự kiện bên lề như một hình thức du lịch điện ảnh. Nhưng đó là chuyện ở nước ngoài, khi mà điện ảnh thực sự lôi cuốn và gần gũi. Còn ở LHP này, đến phóng viên không có giấy mời còn khó vào nữa là khán giả. Ngoài xem phim ở 3 rạp chiếu ra thì khán giả còn có thể tham gia vào các sự kiện của LHPQTVN như hai suất chiếu phim miễn phí ngoài trời, một buổi Giao lưu diễn viên với người hâm mộ tại trước cửa Nhà hát lớn. Thế nhưng, nếu nhìn vào số lượng khán giả đến với 3 sự kiện này mà đánh giá sức hút của ngôi sao thì quả là thất vọng. Cỡ khoảng 300 người đến giao lưu với diễn viên Ngô Ngạn Tổ và tương đương số đó với sự kiện Sao việt. Trong con số 300 đó quá nửa là giới báo chí, tình nguyện viên và người dân quanh đó tò mò không bằng buổi họp fans vùng miền của một ngôi sao tầm kha khá. Lý do là sự quảng bá quá ít. Có mấy người biết đến các sự kiện này đâu, cho nên trong lúc diễn ra sự kiện giao lưu, công an phối hợp ngăn đường, nhiều khán giả hỏi phóng viên: đang diễn ra cái gì mà cấm đường?!!!
![]() |
Tọa đàm luôn thiếu vắng người tham dự |
Khán giả ở nhà xem truyền hình trực tiếp thì cực kỳ thất vọng và cảm thấy xúc phạm khi chứng kiến lễ khai mạc được chuẩn bị quá cẩu thả. Ngoài hai màn múa được truyền hình trực tiếp thật thì khán giả phải xem màn “trực tiếp giả”: quay và phỏng vấn nghệ sỹ trên thảm đỏ. Đã là sản phẩm giả mà còn kém về chất lượng, MC hô hào tùy hứng, chẳng biết đến các nghệ sĩ tên tuổi, phiên dịch lúc dịch lúc không, hời hợt lẻ tẻ. Khoảng vài chục tình nguyện viên đóng vai khán giả hò hét, xin chữ ký. Thi thoảng, “tiếng ngoài hình” với những câu nói chỉ nên dành cho hậu trường cũng lọt vào hệ thống âm thanh, chuyển tải thẳng đến khán giả xem truyền hình gây sự phản cảm.
VỚI CHUYÊN MÔN: Thiếu sự chuẩn bị Thiếu sự chuẩn bị nên chúng ta không có cơ chế cho việc làm phim trước đó để thi thố, cũng như để làm một chương trình Tiêu điểm Việt Nam giới thiệu những bộ phim mới nhất. Long thành cầm giả ca là phim cho Đại lễ, Trung úy là phim “nhét vào cho được”. Trong buổi thuyết giảng của ông Philip Noyce tại CLB điện ảnh - Hội điện ảnh Việt Nam sau khi LHPQTVN kết thúc, đạo diễn Hà Sơn đã có đôi chút thanh minh về bộ phim của mình và hỏi thẳng ông Philip Noyce rằng có muốn mua phim của tôi không? ông Philip Noyce từ chối và nhân tiện đạo diễn Hà Sơn thanh minh, ông tiếp lời nói thẳng ý kiến của mình: “BGK chúng tôi xem phim là để tìm điểm tốt chứ không phải đi bắt lỗi”. Chuyện đạo diễn phải tự thanh minh là minh chứng cho việc phim chúng ta tham dự thi lần này không có phim xứng tầm. Không có phim dự thi thì làm sao có phim để bán, để lập hội chợ phim. Đây là một việc đáng buồn cho một LHPQT, khi mà không thể có một hội chợ phim. Không có hội chợ, tức là không thương mại, chưa thể có một nền công nghiệp điện ảnh. Vậy thì làm sao có việc xúc tiến, liên kết, mời chào trong khi hầu hết mối quan hệ, hợp tác đều dựa trên các giá trị thương mại của sản phẩm điện ảnh.
VỚI CHUYÊN MÔN: Thiếu sự chuẩn bị Thiếu sự chuẩn bị nên chúng ta không có cơ chế cho việc làm phim trước đó để thi thố, cũng như để làm một chương trình Tiêu điểm Việt Nam giới thiệu những bộ phim mới nhất. Long thành cầm giả ca là phim cho Đại lễ, Trung úy là phim “nhét vào cho được”. Trong buổi thuyết giảng của ông Philip Noyce tại CLB điện ảnh - Hội điện ảnh Việt Nam sau khi LHPQTVN kết thúc, đạo diễn Hà Sơn đã có đôi chút thanh minh về bộ phim của mình và hỏi thẳng ông Philip Noyce rằng có muốn mua phim của tôi không? ông Philip Noyce từ chối và nhân tiện đạo diễn Hà Sơn thanh minh, ông tiếp lời nói thẳng ý kiến của mình: “BGK chúng tôi xem phim là để tìm điểm tốt chứ không phải đi bắt lỗi”. Chuyện đạo diễn phải tự thanh minh là minh chứng cho việc phim chúng ta tham dự thi lần này không có phim xứng tầm. Không có phim dự thi thì làm sao có phim để bán, để lập hội chợ phim. Đây là một việc đáng buồn cho một LHPQT, khi mà không thể có một hội chợ phim. Không có hội chợ, tức là không thương mại, chưa thể có một nền công nghiệp điện ảnh. Vậy thì làm sao có việc xúc tiến, liên kết, mời chào trong khi hầu hết mối quan hệ, hợp tác đều dựa trên các giá trị thương mại của sản phẩm điện ảnh.
![]() |
MC Lại Văn Sâm - một sự thất vọng của đêm trao giải |
Những bộ phim được tuyển chọn trình chiếu, tham dự tranh giải tại LHP lần này cũng bị chê là kém về chất lượng. Ông Lại Văn Sinh - Trưởng ban tổ chức LHPQT VN lần thứ I cũng có đưa ra biện dẫn với những cái tên uy tín của các LHPQT danh tiếng tham gia tuyển chọn và cái khó của mình khi chưa có người kinh nghiệm. Thế nhưng, nếu muốn có những bộ phim chất lượng tham gia đúng tiêu chí của LHPQTVN thì phải chuẩn bị tốt một Ban tuyển chọn phim, đồng thời phải xác định rõ tiêu chí, tuyên ngôn hay “khẩu hiệu” cho một LHPQTVN là gì, ngay từ lúc nó đang “thai nghén” thành hình, chứ không phải đến khi “vào” LHP rồi mới thanh minh rằng khó! Góc chuyên môn còn được nhắc đến bởi 3 tọa đàm mang tên "Giải pháp tăng cường sản xuất phim", "Việt Nam môi trường sản xuất phim" và "Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam". Đây là vấn đề không mới nhưng rất được kỳ vọng với sự tham gia của những đại biểu nước ngoài những người nắm giữ vai trò quan trọng tại những LHPQT có tên tuổi. Thế nhưng, việc tổ chức lộn xộn, phiên dịch kém, chọn người phát biểu tham luận không trúng vấn đề cũng như cách điều khiển thiếu chủ động khiến 3 tọa đàm từ hy vọng biến thành thất vọng. Nó chỉ được nhắc tới bằng sự sáo mòn trong tham luận, cãi vã của nghệ sỹ Việt, khán phòng thưa thớt và sự lúng túng không biết nên nói gì của đại biểu quốc tế.NHÌN THẲNG VÀO SỰ THẬT ĐỂ HY VỌNG Chúng ta thường kết thúc một bài viết, một câu chuyện bằng một câu nói rất Việt Nam: “Hy vọng vào lần thứ n, sự kiện n sẽ có nhiều biến chuyển, khán giả sẽ không còn phải chứng kiến abc”. Nhưng sự thật là nếu vẫn cứ nói mãi như thế thì chẳng bao giờ chúng ta khá được. Chúng ta thiếu quá nhiều nền tảng, lại thêm bệnh “kiêm nhiệm” thành ra LHP đã “làm nên” đủ thứ như vừa liệt kê ở trên. Và sau mỗi một sự kiện, báo chí lại lên tiếng, chúng ta lại bực dọc, lại đổ cho “sức người có hạn”, là do cơ chế, là hãy nhìn vào những gì chúng tôi làm được... Mãi như thế sao khá nổi? Kết thúc buổi họp báo sau lễ bế mạc, ông Lại Văn Sinh quay sang phóng viên định phỏng vấn xin được... ăn bởi đói, suốt từ sáng bận rộn chưa kịp ăn gì. Và khi trả lời phỏng vấn, ông trả lời rất thật là: “Nếu bắt tôi năm nào cũng tổ chức LHPQTVN thì tôi xin từ chức”. Nói điều này chắc ông nhìn vào lực lượng cũng như cơ chế của Cục - một cơ quan hành chính nhà nước. Ông cũng nói tới việc xin thành lập một Trung tâm tổ chức sự kiện điện ảnh. Nếu điều này tiến hành được nhanh thì tương lai LHPQTVN có thể trở lại với bạn bè thế giới một năm một lần và khâu tổ chức chắc chắn tốt hơn. Cục lúc đó chỉ đứng vai trò định hướng về nghệ thuật, về đường lối, vừa đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn.
![]() |
Chiếu phim ngoài trời và giao lưu với nam diễn viên Ngô Ngạn Tổ |
LHPQTVN lần thứ I đã trôi qua. Những tấm thảm đỏ rực rỡ cũng đã được cuốn lại. Nhưng nỗi buồn thăm thẳm vẫn còn ám ảnh các nghệ sỹ và người hâm mộ điện ảnh: “Tại sao lại thế? “Tôi quá thất vọng!” “Ngôi nhà điện ảnh của mình mà sao thấy lạ hoắc lạ hơ!!!” Cũng có người bảo nên thông cảm với lần đầu tiên, nhưng có người khác lại bác bỏ ngay:: “Cách đây 10 năm (năm 2000) chúng ta đã tổ chức LHP Châu á Thái Bình Dương rất thành công, để lại xúc động trong lòng hàng triệu trái tim. Mà lúc đó đâu cần có thảm đỏ, đâu cần có cái vỏ hào nhoáng mô phỏng vài LHPQT phương Tây như lần này! Hóa ra phú quý giật lùi à?” Vâng, đúng là cái vỏ hào nhoáng và vay mượn không thể làm nên một bản sắc, một chất lượng thật cho một LHP! Chính vì lẽ đó, tôi muốn chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật cay đắng của ngày hôm nay để có thể làm tốt hơn trong các kỳ LHPQT sau này.Đôi nét về phim Lâu đài cát (Sand Castle) và đạo diễn Boo Junfeng:Lâu đài cát nói về En, 18 tuổi đến ở với ông bà vì cha mới mất, mẹ đi nghỉ cùng chồng mới. Ở đây, bên cạnh người bà mất trí nhớ và sự tận tình của người ông, En dần khám phá ra cuộc sống thời sinh viên của người bố, tìm ra lý tưởng của mình trong một gia đình thích lãng quên. Nó như một lâu đài cát mong manh trong một đất nước mà lý tưởng thay đổi như cát chảy và cậu phải vất vả đấu tranh cho thứ mà mình tin là đúng. Đạo diễn Boo Junfeng là một trong những nhà làm phim trẻ của Singapore. Từ năm 2005 đến nay, anh đã đoạt khá nhiều giải thưởng tại LHPQT Singapore như Đạo diễn xuất sắc nhất, Quay phim xuất sắc nhất, giải Đặc biệt của BGK, giải Thành tựu đặc biệt và 2 lần giành giải Phim xuất sắc nhất. Phim của anh đều tập trung vào các vấn đề về sự xa lánh, quan hệ họ hàng, tình yêu và tình dục.
![]() |
Đạo diễn Boo Junfeng nhận giải |
NHẬN XÉT CỦA ÔNG PHILIP NOYCE: Lâu đài cát kể về những bí mật trong một gia đình điều mà bạn hay bất cứ ai đều có cho riêng mình. Từ câu chuyện tinh tế trong mối quan hệ gia đình, đạo diễn đã khéo léo làm nổi bật lên cái hồn, bối cảnh của một dân tộc. Câu chuyện mang tính quốc tế, nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu và được thẩm thấu bằng diễn xuất tinh tế của diễn viên, bắng ống kính máy quay mượt mà.... Tất cả thành viên ban giám khảo đều nhất chí chọn Lâu đài cát là phim xuất sắc nhất!
THÔNG TIN VỀ LHPQTVN (VNIFF) lần thứ I Chủ tịch Ban giám khảo: Đạo diễn Philip Noyce (Úc) BGK phim truyện: NSND-Đạo diễn Đặng Nhật Minh (Việt Nam); Nhà quay phim Francois Cantonné (Pháp); Diễn viên Kang Su Yeon (Hàn Quốc) và ông Marco Mueller (GĐ LHPQT Venice) BGK phim ngắn và tài liệu: NSND-Đạo diễn Bùi Đình Hạc (Việt Nam); Ông Juhani Alanen (Phần Lan – GĐ LHPQT Tampere); Đạo diễn hình ảnh Metthieu Poirot Delpech (Pháp) BGK của Hệ thống phát triển điện ảnh Châu Á- NETPAC: Bà Aruna Vasudev (Ấn Độ - Chủ tịch NETPAC); Ông Doy Del Mundo (Chủ tịch Hiệp hội chuyên viên lưu trữ điện ảnh Philipin); Nhà lý luận điện ảnh - TS Ngô Phương Lan (Việt Nam). Giải thưởng: Phim truyện xuất sắc nhất: Lâu đài cát (Sand Castle) – đạo diễn Boo Junfeng – điện ảnh Singapore Phim ngắn hay nhất: Không có Phim tài liệu xuất sắc nhất: Luôn ở bên con (Alway Beside you) – đạo diễn Nguyễn Thị Kim Hải - Việt Nam Đạo diễn xuất sắc nhất: Đạo diễn Boo Junfeng - phim Lâu đài cát (Sand Castle), Singapore. Nữ diễn viên xuất sắc nhất: - Diễn viên Fiona Sit - Phim Câu lạc bộ chia tay (Break Up Clup), Hongkong - Diễn viên Nhật Kim Anh – Phim Long thành cầm giả ca (The Fate Of A Songstreet In Thang Long), Việt Nam. Nam diễn viên xuất sắc nhất: Diễn viên Ah Niu – phim Kem Kacang và tình yêu trẻ con (Ice Kacang Puppy Love), Malaixia Giải NETPAC: Phim Lâu đài cát (Sand Castle) của Singapore. Khán giả bình chọn phim Pháp hay nhất: Nhóc Nicolas (Little Nicolas) Giải Technicolor Châu Á dành cho dự án phim triển vọng: Kịch bản Hotboy nổi loạn và câu chuyện Thằng Cười, cô gái điếm và con vịt (Biên kịch: Vũ Ngọc Đãng – Lương Mạnh Hải), Việt Nam. |
Theo Hoàng Tuấn
TGĐA
TGĐA