Kết nối đường ống dẫn khí với TurkStream là cơ hội cho Serbia

Cờ Serbia trên một đường ống dẫn khí đốt ở đoạn đầu tiên của đường ống dẫn khí đốt tự nhiên thuộc Dự án South Stream của Gazprom gần làng Sajkas, cách Belgrade 80 km (50 dặm) về phía bắc Serbia. Ảnh: AP (chụp ngày 13/6/2014)
Cờ Serbia trên một đường ống dẫn khí đốt ở đoạn đầu tiên của đường ống dẫn khí đốt tự nhiên thuộc Dự án South Stream của Gazprom gần làng Sajkas, cách Belgrade 80 km (50 dặm) về phía bắc Serbia. Ảnh: AP (chụp ngày 13/6/2014)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov khẳng định như vậy hôm thứ Năm tại cuộc họp của Ủy ban liên chính phủ Nga-Serbia về thương mại.

Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov cho biết, việc hoàn thành đường ống nối đường ống dẫn khí TurkStream và hệ thống vận chuyển khí đốt của Hungary trên lãnh thổ Serbia mang lại cho nước này những cơ hội phát triển mới trong hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật.

"Những nỗ lực chung của chúng tôi để hoàn thành việc xây dựng đoạn đường ống dẫn khí đốt ở Serbia và việc đưa nó vào hoạt động đã cung cấp an ninh năng lượng lâu dài cho Serbia", quan chức này cho biết.

Ông Borisov cho biết thêm: “Ngoài việc cung cấp lượng khí đáng tin cậy và đảm bảo theo yêu cầu của Serbia, nó đã mang lại cơ hội phát triển các ngành kinh doanh mới, bao gồm cả lĩnh vực hóa chất dầu khí".

Hãng tin AP đưa tin, hồi đầu năm, bất chấp lời kêu gọi của Hoa Kỳ nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga, Serbia đã chính thức khởi động một đường ống dẫn khí đốt mới để mang thêm khí đốt của Nga đến quốc gia Balkan thông qua Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (thứ hai bên phải), Tổng thống Nga Vladimir Putin (thứ hai bên trái) và Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic (phải) và Thủ tướng Bulgaria Boyko Borissov (trái) tham dự lễ khánh thành Dự án Turkstream tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 8/1/2020. Ảnh: EPA/EFE

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (thứ hai bên phải), Tổng thống Nga Vladimir Putin (thứ hai bên trái) và Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic (phải) và Thủ tướng Bulgaria Boyko Borissov (trái) tham dự lễ khánh thành Dự án Turkstream tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 8/1/2020. Ảnh: EPA/EFE

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã tham dự buổi lễ khánh thành đoạn dài 400 km (250 dặm) của đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ (TurkStream), nói rằng Serbia đã trở nên “giàu có hơn nhiều” nhờ nguồn cung cấp năng lượng mới của Nga.

“Từ lãnh thổ của chúng tôi, khí đốt sẽ đi đến Hungary, Bosnia-Herzegovina, chúng tôi sẽ xem xét những lãnh thổ và quốc gia khác (sẽ được bao gồm) trong tương lai. Đó là một ngày quan trọng và tuyệt vời đối với đất nước chúng tôi", Tổng thống Serbia phát biểu.

Serbia đã nhận được khí đốt của Nga thông qua Hungary và Ukraine. Nhưng Moscow đã tìm kiếm các tuyến đường cung cấp thay thế cho các đường ống dẫn khí đốt của Ukraine đến phần còn lại của châu Âu. Giống như North Stream 2, TurkStream cũng bị đe dọa bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các công ty tham gia dự án.

Serbia, một quốc gia ứng cử viên của Liên minh châu Âu, phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga. Washington đã thúc giục Serbia đa dạng hóa nguồn cung cấp và sử dụng năng lượng cũng như các lô hàng khí lỏng của Mỹ, nhưng những lô hàng này có xu hướng đắt hơn.

Mặc dù khi ở Washington, Tổng thống Vucic đã ký cam kết giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga của Serbia, nhưng ông ta nói rằng ông sẽ không bị bất kỳ ai "tống tiền để mua khí đốt đắt tiền hơn vì lý do chính trị".

Đại sứ Nga tại Serbia Aleksandr Botsan-Kharchenko cho biết trong quá trình khai trương đường ống rằng “đây thực sự là món quà tuyệt vời nhất cho năm mới”, một sự kiện trọng đại trong sự phát triển của quan hệ song phương.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.