Kết án chung thân cảnh sát dùng qui định phòng COVID-19 để bắt cóc nữ giám đốc tiếp thị

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một cảnh sát đã bắt cóc, hãm hiếp và sát hại một phụ nữ 33 tuổi ở London vào tháng 3 năm nay đã bị kết án tù chung thân.

Wayne Couzens, người từng phục vụ trong Cảnh sát Thủ đô London, đã bắt cóc Sarah Everard, một giám đốc tiếp thị, khi cô đang đi bộ về nhà từ nhà một người bạn ở nam London vào ngày 3/3.

Thi thể của cô được tìm thấy một tuần sau đó trong một khu vực nhiều cây cối ở Ashford, Kent, cách khu đất thuộc sở hữu của Couzens khoảng 100 m. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy cô đã chết do bị đè lên cổ. Hàng chục người đã bị bắt vì liên quan đến vụ việc một ngày trước khi hài cốt của cô được tìm thấy.

Sarah Everard đã bị Wayne Couzens sát hại vào tháng 3/2021. Ảnh: PA

Sarah Everard đã bị Wayne Couzens sát hại vào tháng 3/2021. Ảnh: PA

Sự biến mất và cái chết của Everard - và sự liên quan của một sĩ quan cảnh sát đang phục vụ - đã trở thành chủ đề nổi bật của báo chí và công chúng Anh trong những tháng sau đó, khiến nhiều phụ nữ thảo luận về nỗi sợ hãi chung cho sự an toàn của họ khi đi bộ một mình vào ban đêm.

Đoạn video phỏng vấn (thực hiện một ngày trước khi phát hiện ra thi thể Sarah Everard) mới được công bố cho thấy Wayne Couzens đã cố gắng đổ lỗi việc bắt cóc giám đốc điều hành tiếp thị ở London Sarah Everard là do sức ép của một băng nhóm Đông Âu.

"Họ nói với tôi những gì tôi cần làm và đón các cô gái và đưa họ đến với họ", Couzens 48 tuổi nói với người phỏng vấn của mình trong một video do Cảnh sát Thủ đô London phát hành hôm thứ Tư. Couzens cho biết băng nhóm đến từ vùng “Bulgaria, Romania, Albania”, đã gây áp lực với anh sau khi anh cố gắng “bóc mẽ” một trong những gái mại dâm của họ và chúng đe dọa các thành viên trong gia đình anh, buộc anh ta phải tìm người cho chúng.

Wayne Couzens trong đoạn video phỏng vấn (thực hiện một ngày trước khi phát hiện ra thi thể Sarah Everard) đổ lỗi cho việc bị băng nhóm Đông Âu ép buộc bắt cóc nạn nhân.

Wayne Couzens trong đoạn video phỏng vấn (thực hiện một ngày trước khi phát hiện ra thi thể Sarah Everard) đổ lỗi cho việc bị băng nhóm Đông Âu ép buộc bắt cóc nạn nhân.

Trong quá trình xét xử, việc Couzens khai đã giam giữ và còng tay Sarah Everard với lý do cô đã vi phạm quy tắc phòng dịch COVID-19 trước khi bắt cóc cô.Sau đó anh ta thừa nhận đã cưỡng hiếp và giết nạn nhân. Ngày thực hiện vụ bắt cóc, Couzens vừa tan ca trực tại Đại sứ quán Hoa Kỳ.

Trong nhận xét tuyên án của mình tại London’s Old Bailey, thẩm phán Lord Justice Fulford nói rằng Couzens đã “làm xói mòn niềm tin mà công chúng đối với lực lượng cảnh sát của Anh và xứ Wales”. Couzens bị tuyên án chung thân vì cuộc tấn có kế hoạch và tính toán trước.

Cái chết của Everard đã gây ra làn sóng phản đối bạo lực đối với phụ nữ. Mặc dù thủ phạm đã được biết đến là một sĩ quan Cảnh sát Metropolitan, nhưng chính phủ Vương quốc Anh đã phản ứng bằng cách nhắm mục tiêu vào nam giới nói chung, nói rằng kỳ thị nữ giới sẽ bị coi là một tội ác thù hận trên cơ sở “thực nghiệm”.

Việc báo cáo về vụ Everard cũng đưa ra ánh sáng rằng cảnh sát bị cáo buộc đã không điều tra được một số trường hợp có hành vi khiếm nhã liên quan đến Couzens.

Tin cùng chuyên mục

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.