​Kéo dài miễn Thuế sử dụng đất nông nghiệp tới 2025: Sẽ miễn 7.500 tỷ đồng/năm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng
(PLVN) - Ngày 25/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thảo luận trực tuyến dự thảo Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong thời hạn 5 năm (từ 1/1/2021 đến hết 31/12/2025).

Đảm bảo giảm thuế đúng đối tượng

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đọc tờ trình về dự thảo Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã góp phần nâng cao đời sống nông dân, tạo thêm việc làm cho khu vực nông thôn, khuyến khích người nông dân gắn bó hơn với đất, yên tâm đầu tư sản xuất nông nghiệp.

Việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp như quy định hiện hành là cần thiết, góp phần khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo đó, nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp sẽ kéo dài thêm 5 năm (từ ngày 1/1/2021 đến hết 31/12/2025). Đối với giai đoạn từ năm 2026 trở về sau, ông Đinh Tiến Dũng cho biết cần phải có đánh giá tác động trong tổng thể các chính sách thuế liên quan đến bất động sản để đề xuất chính sách thuế chung đối với bất động sản đảm bảo phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và đảm bảo tính khả thi.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, với đề xuất kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) đến ngày 31/12/2025, Bộ Tài chính ước tính, số thuế SDĐNN được miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm.

Cho ý kiến tại phiên họp, Đại biểu (ĐB) Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) cho rằng, cùng với việc tiếp tục miễn, giảm thuế SDĐNN cũng phải xem xét kỹ lưỡng, công khai, minh bạch; phải chỉ đạo chặt chẽ trong việc quản lý thực hiện giảm thuế đúng đối tượng, nâng cao kết quả, hiệu quả sử dụng đất, hạn chế việc bỏ hoang hóa ruộng đất, không để lợi dụng vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm hoặc tham nhũng, lãng phí. “Nhiều năm qua chúng ta vẫn miễn, giảm thuế nhằm đẩy mạnh phát triển tam nông, do đó, việc giảm, miễn phải đến đúng đối tượng để chính sách đạt được hiệu quả trong mục tiêu đề ra”, ĐB nói. 

Cũng theo ĐB Phương, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện miễn thuế SDĐNN đối với đất đang sản xuất nông nghiệp của tổ chức, của hộ gia đình, của cá nhân, kể cả trường hợp đất đã được thừa kế, trao tặng, nhận chuyển quyền sử dụng đất mà thành viên đã nhận giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp và góp phần thành lập hợp tác xã. Tuy nhiên, đối với diện tích nông nghiệp mà Nhà nước giao cho tổ chức quản lý không trực tiếp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp mà giao cho tổ chức, cá nhân khác nhận thầu theo hợp đồng để sản xuất nông nghiệp thì phải nộp thuế 100% quyền sử dụng đất.

Còn ý kiến băn khoăn

ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) nhận định, việc miễn giảm thuế SDĐNN cũng có tác động tiêu cực cho một bộ phận nông dân thiếu tích cực trong sản xuất nông nghiệp trên diện tích nông nghiệp được Nhà nước giao thiếu hiệu quả. “Có tình trạng đất bỏ hoang hóa chưa được thu hồi, có tình trạng thu mua đất nông nghiệp để chờ nhận giá đền bù, bỏ hoang không sản xuất”, ĐB cho hay.

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry phát biểu tại phiên họp
 Đại biểu Trần Thị Hoa Ry phát biểu tại phiên họp

ĐB Trần Thị Hoa Ry (đoàn Bạc Liêu) tán thành với việc trong nghị quyết lần này cần có sự phân loại và quy định đối với một số đối tượng cho phù hợp chứ không chỉ kéo dài thời gian thực hiện. Dẫn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 55, theo đó quy định đối với diện tích đất nông nghiệp mà Nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị kinh tế khác đang quản lý nhưng không trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà giao cho các tổ chức, cá nhân khác nhận thầu hợp đồng hoặc sản xuất đất nông nghiệp thì thực hiện thu hồi theo quy định của Luật Đất đai và trong thời gian Nhà nước chưa thu hồi thì phải nộp 100% thuế SDĐNN, ĐB cho rằng cần phải có sự cân nhắc vì trong thời gian vừa qua, thực tiễn cho thấy quy định này chưa được thực hiện một cách triệt để.

ĐB Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) đồng tình với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra cho rằng việc tiếp tục miễn thuế đất nông nghiệp có tác dụng hỗ trợ cho người nông dân nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Tuy nhiên, ĐB cho biết ông băn khoăn về khả năng nếu kéo dài chính sách này sẽ làm mất đi chức năng của thuế SDĐNN. 

Dẫn đánh giá tác động cho biết, phần miễn thuế làm giảm chưa đến 10.000 tỉ đồng, không ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhưng ĐB cũng cho rằng phần này không thể thúc đẩy phát triển nông nghiệp cũng như hỗ trợ đời sống của người nông dân bởi với chưa đến 10.000 tỉ đồng chia đều cho khoảng 11.000 hộ nông dân, tức mỗi hộ nông dân được miễn giảm chưa đến 1 triệu đồng/năm nên không thể có ý nghĩa trong việc thúc đẩy sản xuất.

Đại biểu Hoàng Văn Cường
Đại biểu Hoàng Văn Cường 

ĐB cho rằng đây là sự bình quân hóa, chức năng phân phối lại nguồn đất của người sử dụng đất không được thực hiện, kéo theo việc không thực hiện được chức năng điều tiết hành vi sử dụng đất, vì hiện nay sử dụng đất không nộp thuế nên nhiều người không sử dụng cũng vẫn nhận đất, thúc đẩy thêm tình trạng bỏ hoang đất. ĐB Cường cho rằng chính sách miễn giảm thuế đã kéo dài hơn 20 năm, cho đến nay có lẽ không còn có hiệu quả nữa và kiến nghị cần nhanh chóng có chính sách mới để thu thuế đất nông nghiệp, tạo việc làm để khuyến khích, thúc đẩy phát triển nông nghiệp. 

Đọc thêm

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.