Kênh Youtube dành cho những ai không có bố

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ai cũng cần có một người cha bên cạnh, không chỉ để chỉ dạy cho bạn thật nhiều điều trong cuộc sống, mà còn để bạn cảm nhận được yêu thương. Một tình thương của người cha rất khác với của người mẹ. Âm thầm nhưng thực tế và vững chắc...

Thế nhưng, là đứa con bị cha mẹ ruồng rẫy ngay từ khi ấu thơ, nỗi đau của Rob Kenney khó có thể xóa nhòa trong nhiều năm. Nhưng rồi chính ông bằng nghị lực của mình đã tự đứng lên, để mang lại niềm hạnh phúc có cha cho những đứa trẻ như ông ngày trước.

Chào các con là cách mà Rob Kenney mở đầu cho các video của mình để dạy kỹ năng cho những đứa trẻ không may mắn thiếu cha.

Chào các con là cách mà Rob Kenney mở đầu cho các video của mình để dạy kỹ năng cho những đứa trẻ không may mắn thiếu cha.

Ý tưởng từ những trải nghiệm thời ấu thơ

Trong những ngày giãn cách, có thời gian làm bạn với các chương trình truyền hình, tôi đã vô tình được biết về câu chuyện của ông - người đàn ông lập kênh YouTube cho trẻ không cha. Một đoạn thông tin rất ngắn chỉ vài chục giây trên truyền hình nước ngoài nhưng đã có sức hút đến mức tôi phải tự mình đi tìm thêm thông tin về ông, để rồi cảm xúc đọng lại là cảm động và ngưỡng mộ.

Vì kết hôn, mẹ Rob Kenney buộc phải rời quê hương, chính cuộc sống này đã khiến bà mất cân bằng, dần rơi vào khủng hoảng. Sinh 12 đứa con và khi Rob Kenney lên 10 tuổi, người mẹ ông vì khủng hoảng bắt đầu lao vào rượu chè và từ chối việc chăm sóc con cái.

Gia đình bê bối khiến bố ông bắt đầu chán gia đình và yêu một người phụ nữ khác. Đời sống vợ chồng của cha mẹ Rob Kenney ngày càng căng thẳng và họ quyết định ly dị. Cha Rob Kenney nhận bảo trợ cho các con. Mười hai đứa trẻ phải tự sống một mình trong một ngôi nhà rộng 26m2, thỉnh thoảng cha mới về thăm.

Nhưng anh em Rob Kenney cũng chỉ có vỏn vẹn hai năm sống dưới sự bảo trợ của cha vì sau đó ông tuyên bố đã hết khả năng và yêu cầu các con phải tự lập sống hoặc chọn con đường vào trại trẻ mồ côi.

Người anh trai cả của 12 anh em không muốn các em mình phải sống trong trại trẻ mồ côi khổ cực nên đã đứng ra cáng đáng gia đình và cuộc sống của họ là chuỗi những ngày bất hạnh không có tình thương của mẹ, sự định hướng của cha. Rob và 11 anh chị em của mình luôn là những đứa trẻ buồn rầu, ủ rũ. Đối với Rob Kenney, đây là nỗi đau khó có thể xóa nhòa trong nhiều năm. Và cũng vì vậy, ông đã hứa mình sẽ không trở thành phụ huynh như cha mẹ mình.

Khi trưởng thành, cuộc sống của Rob Kenney cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng rồi bằng nghị lực đã được bồi đắp từ thuở ấu thơ, ông đã vượt qua được. Gia đình của Rob Kenney hạnh phúc, yên ổn, con cái trưởng thành. Cái tên “Dad How I Do” bắt nguồn từ câu nói của cậu con trai 25 tuổi của ông.

Chàng trai này cách đây vài năm đã vào phòng và hỏi Rob: “Bố ơi, cái này làm như thế nào ạ?” (Dad How I Do?). Câu hỏi của cậu con trai đã khiến bản thân ông nhớ lại những ngày tháng không có sự dạy dỗ của cha mẹ, ông ấp ủ một ý tưởng dạy kỹ năng sống đúc kết trong nhiều năm cho những đứa trẻ bất hạnh vì thiếu cha mẹ như mình.

Ý tưởng này của Rob Kenney ngay lập tức được gia đình ông ủng hộ nhưng do công việc bận rộn nên lần lữa mãi cho đến đợt dịch Covid-19 năm 2020, phải ở nhà cách ly, Rob Kenney mới đăng ký tài khoản Youtube và Facebook để thực hiện.

Rob chọn đóng vai một người cha đang chỉ cho các con cách làm công việc của một người đàn ông trong gia đình.

Rob chọn đóng vai một người cha đang chỉ cho các con cách làm công việc của một người đàn ông trong gia đình.

Con hãy ngước lên hỏi và cha sẽ có câu trả lời

“Chào các con!” (Hey Kid!) là cách mà Rob Kenney mở đầu cho các video của mình. Ông chọn đóng vai một người cha đang chỉ cho các con cách làm công việc của một người đàn ông trong gia đình. Người xem cảm thấy mình đang được cha trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo. Những khán giả mà Rob Kenney hướng đến chính là những người không có bố bên cạnh trong quãng đường trưởng thành.

Xuất phát từ tình cảm chân thực và không có kỹ năng “làm màu”, nên ban đầu không nhiều người hứng thú với với kênh Youtube “Dad, how do I?” (tạm dịch: Bố ơi, con nên làm thế nào?) của Rob Kenney. Đơn giản chỉ là cảnh người đàn ông trung niên dạy thắt cà vạt như thế nào, rồi hướng dẫn những kỹ năng cơ bản như cạo râu, sửa bánh xe, ủi quần áo, chạy ống thoát nước... Từ bối cảnh, nhân vật, lời nói đến cảnh quay được nhận xét đơn giản và mộc mạc.

Thế nhưng, chưa đầy một năm, kênh youtube “Dad, how do I?” có hơn 3 triệu người đăng ký và Rob Keney được mệnh danh là “cha của những đứa trẻ không cha” vì những video ông làm là làm cho những đứa trẻ không cha. “Một đứa trẻ không có cha cần phải biết những kỹ năng cơ bản để tồn tại trong thế giới phức tạp này”, đây là điều mà cuộc đời bất hạnh tuổi ấu thơ đã dạy cho ông.

Rob Keney khi làm những video này ông đều nghĩ đến hình ảnh của chính mình hồi xưa mỗi khi gặp khó khăn chỉ ao ước được ngẩng đầu lên hỏi bố “Con nên làm thế nào? nhưng đó mãi là ước mơ vì không bao giờ cậu bé Rob Keney nhận được phản hồi.

“Điều tôi muốn dạy người khác không chỉ là kỹ năng sống mà còn là truyền tình cảm như một người cha thực thụ. Trong mắt của hầu hết mọi người, những đứa trẻ không cha mẹ dễ sa ngã và vô dụng. Nhưng tôi luôn thấy điều ngược lại, đó là sẽ có những đứa trẻ cũng mong muốn được lớn lên giỏi giang và trở thành người có ích. Tôi mong muốn dạy trẻ những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, thứ mà chúng không học được ở trường” - Rob Keney cho biết.

“Ông ấy là cha của những đứa trẻ không cha”

Không chỉ có những video dạy các kỹ năng thông thường, Rob Keney còn tạo ra những không gian kiểu như “Giờ cho những câu chuyện” (Story times) hay “Trò chuyện với bố” (Dad chats). Đây là nơi ông chia sẻ với những người xem những chủ đề tình cảm như “Bố tự hào về con”, “Chúng ta cần lẫn nhau” hay “Làm thế nào để đối tốt với chính mình”. Vì theo ông, một người cha ngoài việc dạy con mình cách sửa chữa mọi thứ trong cuộc sống, ông ở đó còn để chỉ cho các con biết làm cách nào để cảm thấy tốt hơn, trong những hoàn cảnh tưởng chừng rất tồi tệ.

Rob Keney nhận được rất nhiều lời cảm ơn và động viên đến từ cộng đồng mạng. Có vô số câu chuyện đáng buồn tương tự thời thơ ấu của Rob Keney. Nhiều người mất bố mẹ, cha mẹ ly hôn và sống lang thang, hoặc đơn giản là bị cha phớt lờ. “Trong thế giới ảo đầy rẫy sự thờ ơ và định kiến, kênh của Rob Keney giống như một nơi trú ẩn an toàn, để mọi người quên đi sự tàn khốc của thực tại”, một người xem để lại bình luận.

Hơn thế, có rất nhiều người đã chia sẻ rằng những video của Rob Keney đã tiếp thêm cho họ động lực để tiếp tục sống như ví dụ của một người đàn ông trẻ tên Jason Elizanigel: “Người yêu cũ đã chia tay tôi sau nhiều năm gắn bó vào tháng 6 năm 2020, tôi rơi vào tuyệt vọng. Cùng với đó dịch bệnh và tình trạng không có việc làm khiến tôi thực sự muốn chết. Nhưng rồi việc xem những video này đã khiến tôi hiểu rằng trên thế giới này còn rất nhiều người tốt như ông ấy, việc đó là động lực giúp tôi có thể mạnh mẽ tiếp tục cuộc sống. Cảm ơn bố vì tất cả!”.

Quả thực đối với nhiều người đã mất tình cảm như Rob Keney thuở nhỏ, đây chính là hơi ấm mà họ đã tưởng như không thể chạm tới. “Ông ấy là cha của những đứa trẻ không cha”, nhiều người bình luận khi xem video của Rob Keney. Thậm chí có người còn gọi ông là “bố”.

Ai cũng có cách đối đãi riêng với những khổ đau mà cuộc đời sắp xếp cho họ. Với Rob Keney, ông đã chọn biến nỗi đau thành động lực mạnh mẽ để trở thành người cha tốt. “Hãy sống tốt lành, tử tế với mọi người”, đó là những gì mà Rob Keney muốn gửi gắm tới cuộc đời này.

Tin cùng chuyên mục

Những ký ức thời hoa lửa đã được chia sẻ lại đầy xúc động tại Tọa đàm “Có một thời như thế”. Ảnh HM

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vinh danh những ký ức thời hoa lửa

(PLVN) - Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 19/12, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ “Mãi mãi tuổi 20” tổ chức sự kiện “Ký ức và Niềm tin”.

Đọc thêm

Cùng mỉm cười với Phật

Cùng mỉm cười với Phật
GNO - Không phải ngẫu nhiên nhiều người trên thế giới đều thích trình bày tranh tượng Phật trong nhà dù không phải là Phật tử. Nụ cười Phật góp phần tạo nên không gian thanh tịnh tốt lành.

Phải mất thứ gì đấy, con người ta mới suy nghĩ lại những sai trái của mình

Ảnh minh hoạ. (Ảnh: internet).
(PLVN) -  Cuộc sống là một hành trình dài đầy những sai lầm và bài học. Nhưng có một sự thật không thể chối cãi: con người ta thường chỉ nhận ra sai lầm của mình khi đã mất đi một điều gì đó quý giá. Dường như, sự mất mát chính là “hồi chuông cảnh tỉnh” mạnh mẽ nhất, buộc chúng ta phải đối diện với chính mình.

Ba thứ vô thường, vô giá, và cần trân trọng trong đời người

Ảnh minh hoạ (Ảnh:Giacngo.vn)
(PLVN) -  Trong cuộc đời mỗi con người, có những thứ thoáng qua như cơn gió, dễ đến và cũng dễ đi. Đó là công danh, tiền tài và sự nghiệp. Những thứ này, dù có vẻ hào nhoáng và rực rỡ, thực chất chỉ là phù du. Công danh có thể mất đi khi thời thế đổi thay, tiền tài cũng chỉ như nước chảy qua tay, và sự nghiệp, dù lớn lao đến đâu, cũng chẳng thể trường tồn mãi. Đuổi theo những điều này mà quên đi giá trị thực sự của cuộc sống, con người sẽ tự đánh mất chính mình.

Tàu siêu tốc xuyên Đại Tây Dương từ New York đến London chỉ trong gần 1 giờ

Tàu siêu tốc xuyên Đại Tây Dương từ New York đến London chỉ trong 1 giờ (Ảnh: NDTV)
(PLVN) - Ý tưởng táo bạo về một đường hầm xuyên Đại Tây Dương kết nối New York và London đang trở lại, hứa hẹn rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai thành phố xuống còn chưa đầy một giờ. Dự án không chỉ mở ra kỷ nguyên mới cho giao thông liên lục địa mà còn mang đến giải pháp thân thiện với môi trường so với hàng không truyền thống.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz do ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện vừa phóng khoáng vừa có chút tự sự. (Ảnh: Hanoi Blues Note)
(PLVN) - Trong Album “Rồi như đá ngây ngô”, 5 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện theo phong cách jazz của riêng cô, vừa có chút phóng khoáng vừa có chút tự sự, trong không khí lắng đọng đến từ những trải nghiệm cuộc đời.