"Kênh" hỗ trợ phát triển giáo dục phổ thông ở Tân Châu

Học sinh Trường THCS thị Trấn Tân Châu lý giải mô hình tự động đã thực hiện
Học sinh Trường THCS thị Trấn Tân Châu lý giải mô hình tự động đã thực hiện
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trường THCS Thị Trấn Tân Châu (Tây Ninh) - Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Châu và Tổ chức Teach For Viet Nam (giảng dạy vì Việt Nam) vừa tổ chức lễ ký kết thỏa thuận “Hợp tác và hỗ trợ phát triển giáo dục phổ thông tại một số trường tiểu học và THCS trên địa bàn huyện Tân Châu, giai đoạn 2021 - 2026”.

Theo đó, Teach For Viet Nam sẽ cung cấp đội ngũ giáo viên tiên phong để tiến hành giảng dạy 3 chương trình ngoại khóa và chính khóa tại một số trường tiểu học, trung học cơ sở được hai bên lựa chọn trên địa bàn huyện như: Tiếng Anh tích hợp Nhóm kỹ năng thế kỷ 21 cấp Tiểu học và THCS; Giáo dục định hướng STEM cấp THCS và Giáo dục Hướng nghiệp và Khởi nghiệp cấp THCS.

Tất cả các chương trình ngoại khóa của Teach For Viet Nam đều được thiết kế theo hướng tiếp cận phát triển năng lực cho người học và được thẩm định chuyên môn bởi Trường Đại học Sư phạm TP HCM.

Các chương trình được giảng dạy theo hướng tích hợp các nhóm năng lực thế kỷ 21 (Nhóm các kỹ năng tư duy: sáng tạo, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, ra quyết định, tự học suốt đời; Nhóm kỹ năng làm việc: giao tiếp, hợp tác và làm việc theo nhóm; Nhóm kỹ năng sống trong xã hội toàn cầu: ý thức công dân, cuộc sống và sự nghiệp, trách nhiệm cá nhân và xã hội; Nhóm Năng lực chuyển đổi bao gồm: sáng tạo giá trị mới, thích ứng trước sự căng thẳng và tình thế lưỡng nan và tính trách nhiệm).

Ngoài ra, chương trình học còn địa phương hóa các chất liệu dạy học và tạo môi trường trải nghiệm thực tế. Cách tiếp cận này giúp học sinh có thể hiểu và yêu mến thêm các giá trị của địa phương mình, góp phần vào gìn giữ và phát triển hệ tri thức bản địa, trong lúc đó vẫn phát triển tư duy toàn cầu.

Bên cạnh đó, Teach For Viet Nam sẽ hợp tác với các trường đại học, các chuyên gia giáo dục, công nghệ, môi trường, nông nghiệp để hỗ trợ các trường về đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên các trường công lập trên địa bàn huyện Tân Châu. Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng phát triển năng lực và đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của giáo viên.

Quang cảnh Lễ ký kết thoả thuận hỗ trợ và phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2016 giữa Teach For Viet Nam và Phòng GD&ĐT Tân Châu.
Quang cảnh Lễ ký kết thoả thuận hỗ trợ và phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2016 giữa Teach For Viet Nam và Phòng GD&ĐT Tân Châu.

Sau khi kết thúc 2 năm hợp tác chính thức tại Tây Ninh (giai đoạn 2017 – 2019), Teach For Viet Nam tiếp tục hỗ trợ ngành giáo dục huyện Tân Châu bằng nhiều các dự án khác nhau. Một trong số đó thông qua hợp tác cùng Mitsubishi Electric Vietnam tài trợ 01 vườn rau 4.0 (trường THCS Suối Dây) và 2 Không gian sáng chế sáng tạo (Trường THCS Thị trấn và Trường THCS Thạnh Động) với tổng kinh phí 310 triệu đồng. Lễ khánh thành các STEM Garden và STEM Lab này diễn ra cùng ngày, sau lễ ký kết thỏa thuận hợp tác.

Phát biểu tại buổi ký kết, ông Nguyễn Thịnh Hùng –Trưởng Phòng GD&ĐT Tân Châu mong muốn: “Chương trình hợp tác sẽ được triển khai lâu dài, tạo tiền đề cho việc mở rộng các hoạt động giáo dục đổi mới tại Tân Châu cũng như các địa phương khác tại Tây Ninh”.

Tin cùng chuyên mục

Để nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ - khoa học trong nhà trường, rất cần sự đầu tư cả về công sức, tiền bạc. (Ảnh minh họa trong bài - Nguồn: PV)

“Đánh thức” tiềm năng khoa học - công nghệ ngay từ môi trường phổ thông, đại học

(PLVN) - Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là cơ sở quan trọng hàng đầu cho sự phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, để ngành khoa học - công nghệ Việt Nam đi lên tầm cao mới cần đầu tư ngay tại cấp bậc giáo dục phổ thông, đại học.

Đọc thêm

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, kiểm tra quy định dạy thêm, học thêm

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Liên quan đến những vấn đề thông tin báo chí phản ánh về quy định dạy thêm, học thêm, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã có chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền rà soát, kiểm tra, nắm bắt thông tin báo chí phản ánh về các vấn đề nêu trên để kịp thời có giải pháp xử lý phù hợp theo thẩm quyền và quy định pháp luật hiện hành; báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.

Dự án Luật nhà giáo: Luồng gió mới với ngành Giáo dục

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.
(PLVN) - Năm 2025 có thể sẽ là một năm đáng nhớ với hơn 1,6 triệu giáo viên cả nước, khi dự án Luật Nhà giáo có thể được Quốc hội thông qua. Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) về vấn đề này.

Tự hào khi tiếng Việt được giảng dạy ở xứ người

Các sứ giả tiếng Việt được vinh danh tại Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala Tiếng Việt thân thương vừa qua. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, cùng với sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, vị thế của tiếng Việt ngày càng được đánh giá cao ở các nước, qua đó, góp phần tạo nên “sức mạnh mềm” của Việt Nam trên trường quốc tế.

Chặng đường Tiếng nói Xanh của những người truyền lửa

Chặng đường Tiếng nói Xanh của những người truyền lửa
(PLVN) -  Cuộc thi Tiếng nói Xanh mùa 2 không chỉ là sân chơi để các bạn học sinh THPT thể hiện tài năng hùng biện - tranh biện và tình yêu với môi trường mà còn là hành trình đầy ý nghĩa với chính thầy cô giáo của các em - những người đồng hành thầm lặng, truyền cảm hứng và hỗ trợ cả về tư duy lẫn kỹ năng.