Kén tằm giá cao và những nghịch lý

Về huyện Lâm Hà - địa chỉ có truyền thống trồng dâu nuôi tằm tại Lâm Đồng, chúng tôi được nghe những câu chuyện về giá kén tăng cao đi kèm với chuyện khan hiếm con giống, con giống rởm khiến không ít nông dân lao đao.

Ký 1:  Khi kén tằm giá cao, trứng giống hư hỏng nhiều

Chị Doãn Thị Nga (xã Tân Văn, Lâm Hà) bên nong tằm bị bệnh.
Chị Doãn Thị Nga (xã Tân Văn, Lâm Hà) bên nong tằm bị bệnh.
Lâm Đồng hiện được coi là địa phương có quy mô trồng dâu nuôi tằm lớn nhất nước với diện tích trồng dâu khoảng 4.000 ha. Từ mười năm nay, giá kén mới lên đỉnh cao nhất dao động ở mức 90.000 /kg đã khiến nông dân trồng dâu nuôi tằm hồ hởi mở rộng quy mô sản xuất. Niềm vui được giá đang rộn ràng , người làm nghề gắn bó với nghiệp tằm tang lại gặp phải nỗi khốn đốn: giá kén cao, nhu cầu trứng giống nhiều nhưng trứng giống lại kém chất lượng và  lượng kén bị sụt giảm rất lớn. 
Về huyện Lâm Hà - địa chỉ có truyền thống trồng dâu nuôi tằm tại Lâm Đồng, chúng tôi được nghe những câu chuyện về giá kén tăng cao đi kèm với chuyện khan hiếm con giống, con giống rởm khiến không ít nông dân lao đao. Chị Doãn Thị Nga- nông dân thôn Tân Thuận- xã Tân Văn- Lâm Hà đã trồng dâu nuôi tằm từ 8 năm nay, chị cho hay  nhà chị có 2 sào dâu, từ những lứa tằm gần đây, tình trạng tằm bị còi và bưng mủ lên đến gần một nửa, đợt bán kén vừa rồi chị chỉ thu được 12kg kén trong khi đó trung bình phải đạt mức 25 kg kén khi nuôi nửa hộp trứng giống. Nuôi như chị còn được đánh giá là chắc tay, còn như một số nông dân lân cận,  nuôi vài ngày đến khi tằm ăn rỗi lại bị chết hàng loạt nên phải đem đi đổ, có hộ tằm không làm tổ và không kéo kén. Chị cho biết đây là lần chị rơi vào tình trạng khốn đốn nhất kể từ khi nuôi tằm đến nay. Anh Long- nông dân thôn Hòa Lạc- thị trấn Đinh Văn- Lâm Hà lại gặp phải hoàn cảnh khác. Anh cho biết do gần đây giá kén tăng, anh trồng dâu nhiều nên đã đi mua thêm con giống về nuôi. Đến khi thu được kén, anh đi bán thì không được các mối thu mua do loại kén này rất óp, chiều dài tơ đơn ngắn, các đầu mối thu mua cho rằng nếu mua loại kén này sẽ rất lỗ bởi kén óp khi kéo tơ rất dễ bị vỡ ra. Anh Long thật tình kể rằng do thiếu con giống nên tiện đâu có giống là anh mua chứ không còn chọn lọc cơ sở cung cấp giống như trước nữa.
Không chỉ nông dân phải chịu ngậm ngùi vì trứng dỏm, vừa tìm gặp anh Lê Quốc Thành- chủ cơ sở thu mua kén tằm Thành( Sơn Hà- Đinh Văn- Lâm Hà) đã nghe anh bày tỏ nỗi bức xúc về tình trạng trứng giống giả, kém chất lượng tràn lan. Anh Thành cho biết từ vài tháng nay, trứng giống giả khiến cả nông dân và người cung cấp giống đều thiệt hại, giảm trung bình 45% lượng kén tằm thu được. Lâu nay, các cơ sở cung cấp giống mua hộp trứng giống, để trứng nở rồi nuôi con giống trong giai đoạn đầu khoảng 12 ngày, đến khi “ tằm  ăn tư”( tức là tằm cứ ăn ba ngày, sẽ ngủ một ngày, đến khi tằm dậy ăn lần thứ tư) thì các cơ sở bán giống cho dân. Với giá kén hiện ở mức từ 88.000 đồng đến 90.000 đồng, dân đang rất khát giống tằm con, các cơ sở nuôi giống cũng tăng cường sản xuất để tiêu thụ. Dù vẫn lấy trứng giống từ các mối hàng cũ nhưng trứng nở ra con giống đem về cho dân xuất hiện tình trạng tằm bị bệnh, tằm còi cọc và bị bưng mủ, lượng tằm chết lên đến 45% dẫn đến lượng kén thu được giảm tương ứng. Là một trong những địa chỉ cung cấp giống uy tín tại Lâm Hà từ 15 năm nay, anh Thành cho biết rất bất bình với hiện tượng trên bởi các hộp giống vẫn được lấy từ các mối cũ, vẫn có nhãn mác xuất xứ. Khi nông dân sản xuất không hiệu quả thì cũng không còn chi phí trang trải trả cho chủ cơ sở cung cấp giống. Đem chuyện hỏi các đầu mối cung cấp giống cho mình thì anh chỉ nhận được câu trả lời là hàng vẫn chuyển về từ Lạng Sơn và đầu mối cũng không biết vì sao lại có tình trạng đó. Không chỉ là hiện tượng đơn lẻ, ông Phạm Thanh Sơn- tổ 1- khu phố Bằng Lăng- thị trấn Nam Ban- Lâm Hà đã có kinh nghiệm 20 năm làm nghề thu mua kén tằm và có hẳn một cơ sở kéo kén quy mô cho biết tình hình kén tằm thời gian gần đây rất bi đát. Các chủ cơ sở cung cấp giống tằm  đều lấy trứng giống  thông qua mạng lưới phân phối được thiết lập từ nhiều năm nay, đầu mối nhập từ Trung Quốc. Cơ sở ông Thanh Sơn hợp tác với khoảng 100 hộ trồng dâu nuôi tằm và chưa thể có phương pháp gì kiểm tra chất lượng trứng giống khi nhập, bởi thế, trứng giống tốt hay không giờ là chuyện may rủi. Khi được hỏi tại sao tại Lâm Đồng có có trung tâm cung cấp trứng giống tằm nhưng nông dân và cơ sở cung cấp không mua, ông Sơn cho rằng qua kinh nghiệm gắn bó với nghề này cho thấy trứng giống địa phương cho kén quấn tơ ngắn, không đem lại hiệu quả sản xuất, nếu mỗi tạ kén giống nhập bình thường cho khoảng 70 kg sợi thì giống địa phương chỉ cho khoảng 50 kg nên nông dân lâu nay vẫn chuộng và có thói quen dùng trứng giống nhập.Kỳ 2: Thị trường kén tằm và vấn đề “người Việt dùng hàng Việt” Khi tình trạng tằm hỏng, kén giảm chất lượng diễn ra khá nhiều, có một câu hỏi được đặt ra là tại sao nông dân và cơ sở thu mua, cung cấp giống tằm vẫn lệ thuộc vào sự may rủi của nguồn hàng xuất xứ từ nước ngoài mà không tìm địa chỉ uy tín để nhập hàng và có cam kết, ràng buộc khi xảy ra sự cố? Trong khi đó, ngay tại Lâm Đồng vẫn có những địa chỉ sản xuất trứng tằm nhưng nông dân chưa mặn mà?
Đến bao giờ hàng Việt mới chiếm lĩnh sân nhà.
Đến bao giờ hàng Việt mới chiếm lĩnh sân nhà.
Lâm Đồng có hai đơn vị sản xuất trứng giống là Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp( NCTNNLN) Lâm Đồng và Công ty cổ phần giống tằm tơ Bảo Lộc đóng chân tại Bảo Lộc- thủ phủ dâu tằm tơ của tỉnh. Theo ông Lê Quang Tú- Giám đốc Trung tâm NCTNNLN Lâm Đồng ước tính thì nhu cầu trứng tằm hàng năm của nông dân tại Lâm Đồng khoảng 250.000 hộp mỗi năm, trong khi đó, 2 đơn vị tại địa phương chỉ cung cấp được khoảng 30% nhu cầu. Và như vậy, 70% nhu cầu còn lại trên thị trường được đáp ứng bởi nguồn trứng nhập bằng con đường tiểu ngạch từ cơ sở trứng tằm Ngọc Lâm- Trung Quốc. Ông Tú cũng cho biết do Trung Quốc có nguồn gien tằm phong phú nên chọn lọc được những giống tốt, tỷ lệ lên tơ tự nhiên cao, chiều dài tơ đơn cao nên xưa nay nông dân vẫn chuộng nuôi trứng tằm từ nguồn hàng. Cùng với chất lượng tạo dựng được, cơ sở này còn thiết lập được hệ thống tiêu thụ trên thị trường nên chiếm lĩnh thị trường trứng tằm ở Lâm Đồng hiện nay. Ngay tại xã Đạm Bri- xã gần kề trung tâm thành phố Bảo Lộc, dù có đến gần 150 ha trồng dâu nuôi tằm nhưng phần lớn trong số 90 nông dân trong xã đều chuộng trứng tằm từ Trung Quốc- anh Lê Minh Sáng- Phó chủ tịch Hội nông dân xã cho hay. Từ khi giá kén tăng, nhu cầu trứng tằm tăng, nguồn hàng kém chất lượng tràn lan, khiến nông dân lẫn các cơ sở thu mua, cung cấp giống tằm lao đao. Ông Sơn- chủ cơ sở kén tằm ở Nam Ban- Lâm Hà cho biết sau khi trứng hỏng quá nhiều, ông có phản hồi qua đầu mối giao hàng thì được bù lại một số hộp khác nhưng chỉ là tượng trưng, dù vậy, ông buộc vẫn phải nhập tiếp vì thiếu nguồn trứng cung cấp cho hệ thống 100 hộ nông dân liên kết sản xuất với cơ sở của ông. Quay trở lại với câu hỏi liệu  Lâm Đồng có thể sản xuất trứng giống tằm để đáp ứng được nhu cầu rất rộng lớn của dân địa phương hay không? Ông Lê Quang Tú cho biết hiện tại quỹ gien giống tằm của trung tâm là 47 giống với 14 giống lưỡng hệ và 33 giống đa hệ. Để làm phong phú nguồn gien và tạo gien có chất lượng hơn, vào năm 2009, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng đã nghiên cứu thành công giống LĐ09. Nhân viên Hoàng Thị Loan thực hiện lai tạo thành công giống này và kết quả cho thấy kén tạo ra có chiều dài tơ đơn tương đương với loại hàng nhập lâu nay bà con vẫn tin dùng. Đồng thời, giá thành một hộp trứng giống do trung tâm nghiên cứu chỉ khoảng 80.000 đồng/ hộp so với một hộp trứng nhập có giá 250.000 đồng. Sau thành công đó, trung tâm đã có mối liên kết với 2 cơ sở của ông Đông ở Bảo Lộc và bà Thạch Thị Loan ở Di Linh. Nhà bà Thạch Thị Loan đã có 18 năm nuôi tằm, cung cấp giống tằm lẫn thu mua kén và đây là lần đầu tiên bà “ đánh bạo” mua giống địa phương sau khi nghe thông tin về giống LĐ 09. Lúc đầu bà chỉ dám lấy thử vài hộp, đến nay mỗi tháng bà mua100 hộp trứng giống cùng với 100 hộp khác nhập từ nước ngoài, bà cho biết vẫn sử dụng cách dùng hai dạng hàng như vậy vì thứ nhất đó là phương pháp để đảm bảo an toàn trong kinh doanh, thứ hai là trứng của công ty vẫn còn sản xuất cầm chừng nên chưa cung cấp đủ nhu cầu của người mua như bà. Bà đánh giá nếu vào mùa nắng, chất lượng trứng giống nội tương đương trứng ngoại, về mùa mưa thì trứng nội sụt giảm năng suất hơn một ít nhưng nhìn chung là trứng đã đạt đến chất lượng khiến người nuôi tằm hài lòng. Theo đề án quy hoạch vùng trồng dâu nuôi tằm đến năm 2020, Lâm Đồng sẽ phát triển lên đến 9.000 ha dâu trên toàn tỉnh, kinh phí đầu tư khoảng 100 tỷ đồng và xây dựng 80 mô hình nuôi tằm tập trung. Hiện tại, diện tích trồng dâu trong toàn tỉnh là khoảng 4.000 ha. Thị trường kén tằm hiện rất rộng mở bởi các nước khác ở Châu Á như Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản chỉ tập trung trồng dâu nuôi tằm chủ yếu để nghiên cứu sản xuất dược liệu. Chính vì thế, quản lý trứng giống nhập là vấn đề cần quan tâm hiện nay và bài toán về “ người Việt dùng hàng Việt” trong lĩnh vực dâu tằm tơ đang được đặt ra bởi chúng ta có rất nhiều lợi thế so sánh để khẳng định và chiếm lĩnh thị trường sân nhà. Ông Lê Quang Tú cho biết hiện trung tâm đang nghiên cứu để từng bước thiết lập thị trường, xây dựng và khẳng định uy tín từ giống LĐ 09 từ đó hình thành mối liên kết với các cơ sở kén tằm và nông dân.  Qua hiện tượng kén tằm giá cao và những nghịch lý đi cùng, vấn đề về nghiên cứu thị trường và quảng bá hàng hóa nội địa một lần nữa được đặt ra Để lấy lòng tin của người sản xuất thì ngoài chất lượng sản phẩm vẫn cần rất nhiều cách tiếp cận  phù hợp với những mắt xích trong hệ thống thu mua để lấy lại thị trường đầy tiềm năng bấy lâu bị bỏ ngỏ. Trả lời cho câu hỏi làm sao để quản lý chất lượng trứng tằm nhập nhằm giảm bớt độ rủi ro trong sản xuất,  Tiến sỹ Phạm S- Giám đốc Sở Khoa học- Công nghệ Lâm Đồng cho rằng cần thiết phải kiểm tra việc đăng ký kinh doanh của các đầu mối cung cấp giống, có quy chế để các đầu mối này nhập hàng có nguồn gốc rõ ràng và có cơ quan giám sát tại địa phương để đảm bảo chất lượng mặt hàng trứng giống tằm, ổn định dần chất lượng sản phẩm này.
Hải Yến

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.