'Kẻ lạm dụng quyền lực có 'muôn phương vạn kế' để luồn lách'

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân
(PLVN) - Theo Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (Đoàn Cà Mau), quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ công chức “cơ bản tốt” nhưng “quan trọng là kẻ lạm dụng quyền lực có “muôn phương vạn kế” để dối trá, luồn lách các quy định nhằm hợp thức hoá theo ý muốn của mình”.

Bên hành lang Quốc hội sáng nay (25/10), ĐB Lê Thanh Vân đã chia sẻ quan điểm về những kẽ hở trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ.

Theo ĐB này, hiện nay, chúng ta đã có văn bản của Đảng, của Nhà nước, cụ thể nhất là Luật cán bộ, công chức quy định về công tác cán bộ nói chung và việc thi tuyển, sử dụng, đào tạo, bổ nhiệm công chức, viên chức nói riêng.

Tuy nhiên, quy định trình tự, thủ tục để tiến hành tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ có khâu còn nhiều kẽ hở. 

“Kẽ hở đó tạo cơ hội cho những kẻ không đủ tiêu chuẩn lọt lưới vào bộ máy, hay người có thẩm quyền lợi dụng kẽ hở đó để hợp thức hoá việc đưa người thân, người nhà, thân hữu của mình, chính là “tứ ệ”, bao gồm hậu duệ, quan hệ, đồ đệ, ngoại tệ vào bộ máy”, ĐB nói.

Theo vị ĐB này, vấn đề là bây giờ là phải phát hiện ra kẽ hở đó để rào chắn lại, cho hết đường lợi dụng. 

Bên cạnh đó phải có chế tài xứng đáng, thật nghiêm khắc để trừng trị, làm gương cho những người có ý định lạm dụng kẽ hở của pháp luật để đưa "tứ ệ" vào bộ máy lãnh đạo. 

“Phải quy định thật minh bạch, cụ thể việc thi tuyển. Ở đó các chức vụ như trưởng cơ quan của hệ thống điều hành phải tinh thông về luật pháp mới vận hành bộ máy được, nghĩa là phải thi tuyển”, ĐB nói.

Khác gì đưa hàng giả vào chuỗi lưu thông? 

Ngoài ra, ĐB Lê Thanh Vân cũng đề nghị quy định người thẩm định, xác minh hồ sơ, đề xuất, tiến cử cán bộ cũng phải chịu trách nhiệm một phần còn người bổ nhiệm chịu trách nhiệm toàn bộ nhân sự do mình bổ nhiệm. 

“Những người tham gia vào quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ lạm dụng ở khâu nào thì tuỳ theo mức độ lỗi mà có chế tài xử lý thích hợp. Nếu lỗi đó chỉ là lỗi do vi phạm hành chính thì xử lý hành chính bằng các hình thức kỷ luật như giáng cấp, buộc thôi việc, cách chức. Nặng hơn đủ cấu thành hình sự thì xử bằng luật hình sự. Phải xử nghiêm mới đủ sức răng đe”, ĐB Lê Thanh Vân nói.

Khẳng định quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ công chức “cơ bản tốt”, nhưng ĐB Vân cũng cho rằng điều quan trọng là “kẻ lạm dụng quyền lực thì có muôn phương vạn kế để dối trá, luồn lách các quy định để hợp thức hoá theo ý muốn của mình”.

Ví dụ, theo ĐB, pháp luật trao cho cấp tỉnh được ban hành tiêu chí tuyển chọn cán bộ, vị lãnh đạo tỉnh có con cháu có bằng tại chức nhưng quy định có bằng chính quy.

Để hợp thức, ông này có thể “sai” cơ quan tổ chức trình Thường vụ tỉnh uỷ sửa đổi là do nguồn cán bộ không đủ nên chọn cán bộ ở tiêu chuẩn vừa phải, chấp nhận bằng tại chức. Chuyển được con cháu ông ấy rồi lại “sai” sửa quy định về như cũ. 

“Như thế là lạm dụng nhưng lại có vẻ rất đúng quy định, nghĩa là hợp thức hoá quy trình. Đây là thực tiễn mà văn bản của cơ quan Trung ương khi ban hành phải lường đến, không thể để có hiện tượng tuỳ nghi sửa đổi theo ý muốn của mình”, ĐB Vân cho hay.

Theo vị ĐB trên, phải xử nghiêm kẻ chủ mưu, đồng phạm trong các vụ “nâng đỡ không trong sáng”. 

“Hiện nay đổ lỗi cho tập thể nhưng thực ra là bàn tay đạo diễn của người đứng đầu”, ông nhấn mạnh.

Vị ĐB tỉnh Cà Mau cũng cho rằng các chức vụ do bầu cử mà ra phải có chương trình, kế hoạch hành động. 

“Nếu như anh trúng cử, anh phải đưa ra được dự kiến công việc cho cơ quan bầu ra anh thấy được giữa anh và người khác ai khả thi hơn để chọn. Và khi được bầu xong, chương trình đó được coi như bản cam kết để thực hiện theo lộ trình”, ĐB nói.

Đối với trường hợp cụ thể ở tỉnh Đắk Lắk, chỉ một nhân viên gội đầu dùng bằng của người khác thăng tiến qua nhiều vị trí, qua rất nhiều khâu, ĐB Lê Thanh Vân đặt câu hỏi: Vấn đề nằm ở quy trình hay do cán bộ bao che, tạo điều kiện nâng đỡ? 

“Chưa hẳn quy trình sai mà là sự lạm dụng của những người có thẩm quyền, khác gì đưa hàng giả vào chuỗi lưu thông, hàng giả ở đây là nhân sự giả, không đáp ứng yêu cầu của cán bộ”, ĐB nhận định.

Chỉ ra nguyên nhân, ĐB Lê Thanh Vân cho rằng do chúng ta quy định cán bộ định tính bằng bằng cấp nên để hợp thức hoá tiêu chuẩn định tính đó thì người ta sẽ đi mua bằng. 

“Trường hợp ở Đắk Lắk lấy bằng của chị là do quy định dựa vào định tính chứ không dựa vào định lượng. Nếu tổ chức thi tuyển minh bạch thì bằng đó có thể bằng thật nhưng học chưa chắc là thật. Quá trình học có thể mua điểm. Ở đây, có sự lạm dụng hợp thức hoá tiêu chuẩn bằng cấp nên lọt lưới từ khi có bằng đi mượn, cơ quan xác minh, thẩm tra của cơ quan tổ chức không làm đến nơi đến chốn. Nhưng đến người quyết định lại cũng tin vào cơ quan tham mưu của cán bộ. Đó là giả định thứ nhất”, ĐB nói.

Giả định thứ hai là người có chức quyền chỉ đạo các cơ quan dưới quyền bỏ qua chuyện man trá về bằng cấp và lợi dụng quy định về tiêu chuẩn bằng cấp, thừa nhận cái đó, bổ nhiệm cán bộ đối với nữ trưởng phòng.

Do đó, ĐB Vân kiến nghị, sau vụ việc này các cơ quan chức năng nên xem xét hành vi của từng người liên quan, xác định rõ xem bắt đầu từ đâu.

“Đương nhiên, nhân sự đó cố ý làm trái rồi nhưng ai tiếp tay cho họ, ai hợp thức hoá cho họ thì phải xem xét trách nhiệm của từng người”, ĐB nói.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.