Kế hoạch khiến tướng Iran bị hạ sát

Giữa tháng 10/2019, tướng Qassem Soleimani gặp các chỉ huy dân quân Iraq tại biệt thự bên bờ sông Tigris, đối diện sứ quán Mỹ ở Baghdad.

Trong cuộc họp, thiếu tướng Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), thúc giục Abu Mahdi al-Muhandis, phó chỉ huy Lực lượng Tổng động viên Iraq (PMU), đẩy mạnh tấn công vào mục tiêu Mỹ tại nước này bằng vũ khí mới do Iran cung cấp, hai chỉ huy dân quân và hai nguồn tin an ninh giấu tên nói với Reuters.

Là chỉ huy hàng đầu của PMU, lực lượng dân quân được chính phủ Iraq chấp thuận và tích hợp vào lực lượng vũ trang nước này, nhưng Muhandis được coi là đồng minh hàng đầu của Iran tại Iraq. Ông này là người thành lập Kataib Hezbollah, nhóm dân quân Hồi giáo dòng Shiite được Iran hậu thuẫn.

Tướng Qassem Soleimani tại Tehran tháng 10/2019. Ảnh: Reuters.

Tướng Qassem Soleimani tại Tehran tháng 10/2019. Ảnh:Reuters.

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh ngày càng nhiều người Iraq xuống đường phản đối ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Iran tại nước này. Hàng nghìn người biểu tình hôm 28/11 đã tràn vào lãnh sự quán Iran tại thành phố Najaf, phía nam Iraq, xé cờ Iran và đốt tòa nhà.

Theo các chính trị gia dòng Shiite ở Iraq và quan chức chính phủ thân cận với Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi, khi làn sóng chống Iran ở Iraq lên cao, tướng Soleimani lên kế hoạch tấn công lực lượng Mỹ tại nước này, nhằm kích động phản ứng quân sự của Washington, khiến dư luận Iraq chuyển sang giận dữ với Mỹ thay vì Iran.

Soleimani từng nói rằng ông nắm rõ Iraq như lòng bàn tay. Hai tuần trước cuộc họp tháng 10, Soleimani ra lệnh cho Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran chuyển các vũ khí tinh vi hơn, như tên lửa Katyusha và tên lửa vác vai có thể hạ trực thăng, tới Iraq thông qua hai cửa khẩu biên giới.

Tại biệt thự ở Baghdad, Soleimani đề nghị các chỉ huy dân quân Iraq thành lập một nhóm mới gồm các lực lượng bán quân sự ít được biết đến để có thể tiến hành tấn công bằng rocket vào người Mỹ ở căn cứ quân sự Iraq. 

Ông yêu cầu Kataib Hezbollah, lực lượng do Muhandis thành lập và được huấn luyện ở Iran, thực hiện kế hoạch mới. Soleimani lập luận rằng một nhóm vậy sẽ "khó bị người Mỹ phát hiện".

Cộng đồng tình báo Mỹ tin rằng Soleimani trong nhiều năm qua liên quan đến âm mưu tấn công người Mỹ ở nhiều quốc gia, bao gồm Iraq, Syria và Lebanon. Một quan chức Mỹ cấp cao cho biết Soleimani đã cung cấp vũ khí hiện đại cho Kataib Hezbollah.

Soleimani, 62 tuổi, là người đóng vai trò trọng yếu trong việc mở rộng ảnh hưởng quân sự của Iran tại Trung Đông, với tư cách là người điều hành các hoạt động bí mật bên ngoài Iran. Ông được coi là người quyền lực thứ hai ở Iran sau lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei.

Các đời tổng thống Mỹ trước đây như George W. Bush hay Barack Obama đều từ chối phê chuẩn kế hoạch hạ sát Soleimani, do lo ngại nguy cơ bùng nổ chiến tranh với Iraq. Tình báo và quân đội Mỹ trong nhiều năm qua đã tăng cường theo dõi mọi di biến động của Soleimani ở Trung Đông, nhưng mọi phương án không kích đều bị gạt sang một bên.

Tuy nhiên, Mỹ gần đây ngày càng lo ngại về ảnh hưởng của Iran đối với giới cầm quyền ở Iraq, vốn bị người biểu tình gây sức ép trong nhiều tháng qua với cáo buộc chính phủ tư lợi và phục vụ cho lợi ích của cường quốc nước ngoài, đặc biệt là Iran. 

Đòn tên lửa Mỹ giết tướng Iran. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ.

Đòn tên lửa Mỹ giết tướng Iran. 

Giống như Soleimani, Muhandis từ lâu đã là "cái gai" trong mắt Mỹ và bị Washington gọi là "kẻ khủng bố". Năm 2007, một tòa án ở Kuwait kết án tử hình vắng mặt ông này vì liên quan đến vụ đánh bom đại sứ quán Mỹ và Pháp năm 1983 tại Kuwait.

Soleimani chọn Kataib Hezbollah để thực hiện các cuộc tấn công vào lực lượng Mỹ trong khu vực vì cho rằng nhóm này có khả năng sử dụng máy bay không người lái để trinh sát mục tiêu cho rocket Katyusha. Trong số các vũ khí mà lực lượng của Soleimani cung cấp cho dân quân Iraq mùa thu năm ngoái có một máy bay không người lái có thể qua mặt các hệ thống radar. Kataib Hezbollah đã sử dụng máy bay không người lái để quay từ trên cao những địa điểm có quân Mỹ đồn trú ở Iraq.

Ngày 11/12, một quan chức quân sự cấp cao Mỹ cho biết các cuộc tấn công của những nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn vào căn cứ có quân Mỹ ở Iraq đang gia tăng và trở nên tinh vi hơn.

Cảnh báo được đưa ra hai ngày sau khi 4 quả rocket Katyusha tấn công một căn cứ gần sân bay Baghdad, làm bị thương 5 thành viên Lực lượng Chống Khủng bố của Iraq. Mặc dù không ai nhận trách nhiệm, Mỹ nói phân tích tình báo cho thấy các nhóm do Iran hậu thuẫn như Kataib Hezbollah và Asaib Ahl al-Haq đứng sau vụ này.

Ngày 27/12, hơn 30 quả rocket bắn vào căn cứ K-1 gần thành phố Kirkuk, giết một nhà thầu dân sự Mỹ, làm bị thương 4 quân nhân Mỹ và hai người Iraq. Washington cáo buộc Kataib Hezbollah thực hiện vụ tấn công nhưng nhóm bác bỏ. Hai ngày sau, Mỹ không kích nhóm này, giết 25 chiến binh và làm bị thương 55 người. Các cuộc tấn công khiến những người ủng hộ PMU biểu tình dữ dội tại sứ quán Mỹ ở Iraq trong hai ngày, Washington phải điều động thêm quân tới khu vực.

Soleimani dường như đã tính toán sai về phản ứng của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Kế hoạch tấn công của ông và vụ tập kích căn cứ K-1 khiến người Mỹ thiệt mạng ở Kirkuk đã vượt quá "lằn ranh đỏ" của Mỹ, châm ngòi cho cách đáp trả quyết liệt nhất .

Sau khi phát hiện những tính toán của Soleimani, các quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc trình lên ông chủ Nhà Trắng nhiều biện pháp đối phó, nhưng Trump đã chọn phương án cực đoan nhất, đó là tung đòn không kích vào đoàn xe chở tướng Iran.

Mệnh lệnh của Trump được thực thi vào rạng sáng ngày 3/1, khi Muhandis cùng đoàn hộ tống tới đón Soleimani vừa hạ cánh ở sân bay quốc tế Baghdad sau chuyến bay từ Syria. Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Robert O Brien nói với các phóng viên hôm 3/1 rằng Soleimani đến Damascus, Syria để "lên kế hoạch tấn công vào lực lượng bộ binh, lính không quân, thủy quân lục chiến, thủy thủ và các nhà ngoại giao Mỹ".

Hai quả tên lửa Hellfire được máy bay không người lái MQ-9 Reaper phóng ra, khiến Soleimani cùng Muhandis và nhóm tay súng hộ tống thiệt mạng tại chỗ. Thi thể không nguyên vẹn của Soleimani chỉ có thể được nhận dạng nhờ chiếc nhẫn ngọc ông này thường đeo.

Một ngày trước cuộc tấn công giết Soleimani, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cảnh báo Washington có thể phải có hành động phủ đầu để bảo vệ nhân sự Mỹ trong khu vực trước nguy cơ bị dân quân do Iran hậu thuẫn tấn công.

"Cuộc chơi đã thay đổi", ông nói.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt phát biểu tại các Hội nghị.

Đưa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư là trụ cột trong hợp tác ASEAN và các đối tác

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh cần phối hợp làm sâu sắc hơn nữa các lĩnh vực hợp tác hiện có, trong đó hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư cần là trụ cột và động lực đưa quan hệ phát triển thực chất, đẩy mạnh kết nối các nền kinh tế, tận dụng hiệu quả các Hiệp định FTA giữa ASEAN với các đối tác.

Đọc thêm

Việt Nam nêu đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57

Các đại biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực với các đặc trưng bất ổn, bất định, bất trắc và bất an, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đề xuất ASEAN cần có cách tiếp cận phù hợp tương ứng, bao gồm tầm nhìn chiến lược, đoàn kết vững vàng, vai trò trung tâm và hành động cụ thể nhằm ứng xử kịp thời, hiệu quả các thách thức đang nổi lên.

Tổng thống Joe Biden nêu lý do dừng tranh cử

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Kevin Dietsch / Getty Images.
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết việc từ bỏ chiến dịch tái tranh cử nhiệm kỳ thứ hai và ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris làm ứng cử viên đảng Dân chủ là cách tốt nhất để đoàn kết nước Mỹ.

Uỷ ban Di sản thế giới đồng thuận đề xuất của Việt Nam về phát triển Hoàng Thành Thăng Long

Đoàn Việt Nam chụp ảnh cùng Chủ tịch Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế ICOMOS Teresa Patricio và Tổng Giám đốc ICOMOS Marie-Laure Lavenir.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi, Ấn Độ, tại Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã gõ búa thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Tổng Thư ký ASEAN ngưỡng mộ cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Thư ký ASEAN ngưỡng mộ cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
(PLVN) - Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN gửi lời chia buồn sâu sắc tới Chính phủ, Nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư trước mất mát to lớn; bày tỏ ngưỡng mộ và trân trọng đối với cuộc đời, sự nghiệp, và những cống hiến to lớn của Tổng Bí thư đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, góp phần thúc đẩy hữu nghị, hợp tác ở khu vực và trên thế giới.

Hoàn tất chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57

Các đại biểu dự họp.
(PLVN) - Ngày 23/7, tại thủ đô Vientiane của Lào đã diễn ra cuộc họp của các Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN để rà soát và hoàn tất mọi mặt công tác chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 57 và các Hội nghị liên quan. Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, dẫn đầu đoàn Việt Nam dự họp.

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden từ bỏ nỗ lực tái tranh cử

Tổng thống Mỹ Biden.
(PLVN) - Ngày 21/7, Tổng thống Joe Biden đã bất ngờ tuyên bố rút lui khỏi chiến dịch tái tranh cử Tổng thống năm 2024, đồng thời ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris làm ứng cử viên của đảng Dân chủ ra đối đầu với ứng cử viên của đảng Cộng hòa là cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 11 tới.

Lễ tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam tại Pháp

Hình ảnh tại buổi lễ.
(PLVN) - Vừa qua, tại Trung tâm Văn hoá Việt Nam (Thủ đô Paris, Pháp), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức Lễ Tôn vinh tiếng Việt và khai trương Tủ sách tiếng Việt phục vụ cộng đồng người Việt tại Pháp.