Kẽ hở và mối nguy từ xe ghép, xe tiện chuyến

"Xe ghép" đón khách bất cứ nơi đâu, không chịu sự quản lý, ràng buộc của cơ quan chức năng.
"Xe ghép" đón khách bất cứ nơi đâu, không chịu sự quản lý, ràng buộc của cơ quan chức năng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hình ảnh xe ghép, xe tiện chuyến dừng đỗ, đón trả khách bất cứ đâu, bất chấp giờ cao điểm, gây cản trở lưu thông khiến người dân bức xúc nhiều năm qua. Những phương tiện này đang hoạt động tùy ý, "bắt" khách qua các trang mạng xã hội, không chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng.

VIDEO - Kẽ hở và mối nguy từ xe ghép, xe tiện chuyến

Xe ghép đang ngoài vòng quản lý?

Xe tiện chuyến, xe ghép là thường được biết đến là xe từ 8 chỗ ngồi (cho khách) trở xuống, đăng ký biển trắng, dưới chiêu bài không kinh doanh nhưng nhận đặt chỗ, thu tiền, đón khách trên các tuyến cố định liên tỉnh.

Với dịch vụ này, xe sẽ đón khách tận nơi, trả khách tận nhà bất kể đêm hôm hay sáng sớm, mà giá cả lại rất "vừa phải".

“Hành khách muốn đón ở đâu thì chỉ cần báo địa điểm, lái xe sẽ đến tận nơi để đón, thường thì sẽ vòng đón khách cho đủ số chỗ trên xe. Do xe ghép nên không có bán vé, nhưng nếu khách hàng cần có hóa đơn thì vẫn có cách để giải quyết....” - đây là câu trả lời của một lái xe ghép với phóng viên (trong vai hành khách).

Không thể phủ nhận sự tiện lợi và những ưu điểm từ loại hình dịch vụ chở khách bằng xe cá nhân này. Tuy nhiên, việc xe tiện chuyến, xe ghép mang biển trắng nhưng thực hiện các hoạt động vận tải bằng xe ô tô cũng mang đến những bất cập trong quản lý, khi nhiều người đang tham gia chuyên chở khách hằng ngày mà không thực hiện các thủ tục về kinh doanh vận tải theo quy định.

Người dân dễ dàng tìm được "xe ghép, xe tiện chuyến" trên các hội nhóm mạng xã hội facebook. Ảnh Sơn Hải.

Người dân dễ dàng tìm được "xe ghép, xe tiện chuyến" trên các hội nhóm mạng xã hội facebook. Ảnh Sơn Hải.

Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định: Tất cả xe đang hoạt động kinh doanh vận tải phải thực hiện đổi sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen.

Tuy nhiên, các xe đang chạy xe ghép hiện tại đều là xe cá nhân và không đổi sang biển số màu vàng, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các loại hình kinh doanh vận tải. Đơn cử như vào giờ cao điểm, một số tuyến đường sẽ cấm theo giờ đối với xe biển vàng (xe kinh doanh) nên xe ghép đeo biển trắng sẽ có lợi thế hơn nhiều so với xe biển số màu vàng.

Việc phát hiện để xử lý các trường hợp dùng xe ô tô biển trắng chở khách gặp khó khăn. Bởi lẽ, quá trình thực hiện nhiệm vụ, không phải lúc lực lượng chức năng cũng có thể dừng ô tô để kiểm tra mà chỉ dừng kiểm tra theo chuyên đề hoặc qua trực quan thấy có dấu hiệu vi phạm.

Theo quy định pháp luật, các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải nộp lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp…

"Xe ghép" đón khách bất cứ nơi đâu mà không chịu sự quản lý, ràng buộc của cơ quan chức năng. Ảnh Sơn Hải.

"Xe ghép" đón khách bất cứ nơi đâu mà không chịu sự quản lý, ràng buộc của cơ quan chức năng. Ảnh Sơn Hải.

Nhưng tại khoản 10 Điều 56, Luật Đường bộ số 35/2024/QH15 vừa được Quốc Hội thông qua, chỉ bắt buộc xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) phải có hợp đồng vận tải bằng văn bản, còn các trường hợp xe 8 chỗ trở xuống thì lại không được nhắc đến.

Như vậy, chủ xe ghép, xe tiện chuyến khi vận hành loại xe dưới 8 chỗ chỉ việc thu tiền mà không phải nộp bất cứ một loại thuế/phí nào với xe kinh doanh vận tải. Với một số lượng rất lớn xe ghép đang hoạt động như hiện nay, có thể thấy việc thất thoát thuế là một con số không hề nhỏ.

Quy định tại khoản 10, Điều 56, Luật Đường bộ số 35/2024/QH15 cũng chưa đưa loại hình xe tiện chuyến, xe ghép như đã đề cập vào Luật, khiến cho các đơn vị như Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông gặp khó khăn để xử lý.

Những rủi ro dành cho hành khách

Ngoài việc tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh, có nguy cơ khiến Nhà nước thất thu thuế thì việc bảo đảm an toàn, quyền lợi cho hành khách trên các xe ghép, xe tiện chuyến cũng khiến các chuyên gia lo ngại.

Đơn cử như giá vé niêm yết khi đi xe khách của các nhà xe cũng như giá cước của các hãng vận tải thông thường đều đã bao gồm "bảo hiểm cho hành khách". Điều này hoàn toàn không hề có khi sử dụng dịch vụ xe ghép, người chịu thiệt thòi chính là hành khách.

Ông Đỗ Văn Bằng - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội. Ảnh: Anh Tuấn.

Ông Đỗ Văn Bằng - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội. Ảnh: Anh Tuấn.

Ông Đỗ Văn Bằng - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội cho biết: “Thông thường khi hành khách sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp vận tải, thì toàn bộ người ngồi trên xe bao gồm lái xe và hành khách đều đã được mua bảo hiểm.

Tuy nhiên, với các phương tiện tham gia hoạt động vận tải sử dụng biển trắng, dưới hình thức mà chúng ta thường gọi là xe ghép, xe tiện chuyến, gần như việc mua bảo hiểm chỉ giới hạn dành cho người lái xe, còn việc bảo hiểm cho hành khách hầu như là không có, do chủ xe đều muốn tiết kiệm chi phí vận hành. Trong trường hợp này, khi có rủi ro xảy ra, người chịu thiệt chính là hành khách ngồi trên xe”, ông Đỗ Văn Bằng nhấn mạnh.

Luật sư Vi Văn Diện – Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh. Ảnh Anh Tuấn.

Luật sư Vi Văn Diện – Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh. Ảnh Anh Tuấn.

Theo Luật sư Vi Văn Diện – Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh: “Ở đây, Bảo hiểm tai nạn đối với hành khách có ý nghĩa quan trọng, giúp giảm thiểu gánh nặng về thiệt hại vật chất cho đơn vị vận chuyển và hành khách.

Theo đó chúng ta có thể thấy các bên bảo hiểm tai nạn hành khách là bên doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm tai nạn hành khách kí hợp đồng thỏa thuận với nhau về vấn đề bảo đảm cho hành khách trong những trường hợp có tai nạn xảy ra, hành khách và công ty vận chuyển hành khách có quyền được hưởng các quyền lợi khi có rủi ro xảy ra.

Còn nếu “lái xe ghép, xe tiện chuyến” không mua bảo hiểm cho hành khách, nếu xảy ra tai nạn về người thì người chịu thiệt hại ở đây trước tiên là hành khách, sau đó là lái xe ”,

Như vậy, có thể thấy loại hình xe ghép, xe tiện chuyến đang tham gia chuyên chở khách hằng ngày mà không thực hiện các thủ tục về kinh doanh vận tải theo quy định. Trong trường hợp xảy ra tai nạn không mong muốn, chắc chắn quyền lợi người ngồi trên xe sẽ không được đảm bảo.

Xe ghép là loại hình mới xuất hiện, mặc dù đang hoạt động nhộn nhịp, nhưng lại nằm ngoài sự quản lý của các quy đinh hiện hành.

Để chấn chỉnh tình trạng này, đòi hỏi các lực lượng chức năng phải thường xuyên kiểm tra; các địa phương cũng cần tăng cường tuyên truyền để các chủ phương tiện tự giác chấp hành. Có như vậy thì mới tạo ra môi trường kinh doanh dịch vụ vận tải lành mạnh.

Chủ xe ghép cần phải mua thêm bảo hiểm cho hành khách, tránh trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, bảo đảm quyền lợi cho người dân.

Tin cùng chuyên mục

Hàng không tăng hơn 3.000 chuyến bay phục vụ Tết

Hàng không tăng hơn 3.000 chuyến bay phục vụ Tết

(PLVN) - Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 13/1 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Đọc thêm

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.