Diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới

Italy phong tỏa gần 16 triệu dân để ngăn dịch Covid-19

(PLVN) - Thủ tướng Italy đã ký sắc lệnh phong tỏa vùng Lombardy và 14 tỉnh khác ở miền Bắc nước này với gần 16 triệu dân, nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan.

Thủ tướng Italy Giuseppe Conte rạng sáng ngày 8/3 theo giờ Italy đã ký sắc lệnh phong tỏa toàn bộ vùng Lombardy cùng 14 tỉnh khác ở miền Bắc Italy với dân số gần 16 triệu người nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 tại nước này.

Theo sắc lệnh vừa được Thủ tướng Italy, Giuseppe Conte ký ban hành, toàn bộ vùng Lombardy, vùng Veneto cùng một số tỉnh của các vùng Piedmonte và Emilio-Romagna với tổng số dân gần 16 triệu người sẽ bị áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại nghiêm ngặt từ ngày 8/3 cho đến ít nhất là ngày 3/4. Đây là các vùng tâm dịch tại Italy và là nơi có các đô thị lớn như Milan, thủ đô tài chính của Italy hay thành phố du lịch nổi tiếng Venise.

Đây là biện pháp mạnh nhất mà chính quyền Italy áp dụng kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại nước này cách đây 2 tuần và là biện pháp mà Trung Quốc đã áp dụng để phong tỏa toàn bộ tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán.

Hiện tại, theo các số liệu chính thức do Cơ quan phòng vệ dân sự Italy đưa ra, tính đến hết ngày 7/3, nước này đã có 233 ca tử vong và gần 6.000 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, biến nước này thành ổ dịch lớn thứ 3 trên thế giới và lớn nhất tại châu Âu. Trước đó, Italy chỉ phong tỏa tạm thời một khu vực dân cư có 50.000 dân.

Theo sắc lệnh phong tỏa, toàn bộ cư dân trong vùng này không được phép di chuyển ra khỏi khu vực bị phong tỏa, trừ những trường hợp vô cùng đặc biệt. Các hoạt động đi lại trong vùng cũng bị hạn chế đến mức tối đa, chỉ những người có các công việc bắt buộc và được chứng minh mới được di chuyển. Các công ty được khuyến nghị cho phép nhân viên nghỉ hoặc làm việc tại nhà. Toàn bộ các hoạt động thể thao bị huỷ bỏ, trừ những sự kiện thể thao chuyên nghiệp chuẩn bị cho Olympic 2020 nhưng phải thi đấu trong không gian không có khán giả.

Tuy nhiên, cư dân trong vùng phong tỏa vẫn được phép đi chợ hoặc đến các quán bar, nhà hàng với điều kiện tuân thủ chặt chẽ yêu cầu đứng cách xa nhau ít nhất 1m.

Cùng lúc với quyết định phong tỏa một phần lớn miền Bắc Italy, chính phủ Italy cũng ra lệnh đóng cửa toàn bộ các rạp hát, rạp chiếu phim và các bảo tàng trên toàn quốc để đối phó với dịch Covid-19.

Ngay sau khi sắc lệnh phong tỏa được công bố, trong đêm 7/3 và rạng sáng 8/3, hàng nghìn người đã đổ về các sân bay, ga tàu tại các thành phố lớn như Milan để tìm cách rời khỏi khu vực này. Nhiều người không mua được vé tàu cũng đã nhanh chóng rời đi trong đêm bằng ô tô, trước khi lệnh phong tỏa chính thức có hiệu lực từ 8h sáng 8/3, theo giờ địa phương./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.